Việt Nam không còn là cơ sở sản xuất giá rẻ cho các công ty toàn cầu
Ngày 23/12, Samsung Việt Nam chính thức làm lễ khánh thành Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển tại khu đô thị Tây Hồ Tây (Hà Nội). Trung tâm mới này của Samsung được đầu tư tới 220 triệu USD, với thiết kế 16 tầng nổi và 3 tầng hầm, tổng diện tích xây dựng lên tới 11.603m2, diện tích sàn 79.511m2.
Samsung Việt Nam cho biết Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) là tòa nhà cao tầng có quy mô lớn chuyên để phát triển công nghệ đầu tiên tại Việt Nam, được một doanh nghiệp FDI thành lập.
Tờ The Korean Herald của Hàn Quốc đã bình luận về hoạt động trên: “Việt Nam đã qua thời kỳ là cơ sở sản xuất giá rẻ cho những công ty toàn cầu”. The Korean Herald lập luận thêm, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc muốn khai thác tiềm năng từ nhóm lao động trẻ của Việt Nam.
Theo đó, Samsung tổ chức một kỳ tuyển dụng mới gọi là Global Samsung Aptitude Test với 3 lần trong năm nay, đây là đợt tuyển dụng hiếm thấy ở cả Việt Nam và nước ngoài.
Thấy gì từ việc Chủ tịch Samsung - ông Lee Jae-yong đến Việt Nam?
Có thể thấy, việc xây dựng trung tâm R&D cũng cho thấy doanh nghiệp Hàn Quốc coi trọng thị trường Việt Nam. Trong năm nay, Hàn Quốc đang là đối tác đầu tư lớn thứ ba với số vốn 4,1 tỷ USD sau thời gian 11 năm.Samsung mở trung tâm R&D lớn nhất Đông Nam Á tại Việt Nam: Dòng vốn FDI có xu hướng đổ vào các dự án sản xuất phức hợp hoặc R&D?
Theo TS. Burkhard Schrage, Chủ nhiệm bộ môn Quản trị và chương trình MBA tại Đại học RMIT Việt Nam, việc những dòng vốn FDI có xu hướng đổ vào những dự án sản xuất phức hợp hoặc nghiên cứu và phát triển (R&D) cho thấy, Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế trong chuỗi sản xuất giá trị gia tăng trên toàn cầu.Samsung - Chaebol hàng đầu Hàn Quốc đưa Việt Nam thành cứ điểm chiến lược được ưu tiên hàng đầu, thiết lập hệ sinh thái “cái gì cũng có” vô cùng đa dạng
Cho đến thời điểm hiện tại, Samsung vẫn luôn là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam. Sau 14 năm liên tục gia tăng đầu tư, tổng vốn đầu tư của Samsung tại mảnh đất hình chữ S đã tăng gấp 29 lần, từ 670 triệu USD trong năm 2008 lên 19 tỷ USD vào năm 2021. Dự kiến đến năm 2022, con số này sẽ vượt qua 20 tỷ USD.“Khoảng 99% trong số 2.000 nhân viên trung tâm là những tài năng công nghệ trong nước đã tốt nghiệp từ những trường đại học hàng đầu như Đại học Bách khoa TP HCM và Đại học Hà Nội” - Một quan chức cấp cao của Samsung Electronics Việt Nam chia sẻ với The Korea Herald. “Gần một nửa dân số Việt Nam hiện dưới 25 tuổi, đây là thị trường hấp dẫn để triển khai sức mạnh nhóm lao động trẻ” - Vị này nói.
Lực lượng lao động Việt Nam được đánh giá là xương sống của ngành sản xuất smartphone của Samsung. Theo The Korean Herald, Trung tâm R&D là thành tự lớn trong cam kết gắn bó hàng thập kỷ giữa Samsung và Việt Nam. Trung tâm này dự tính sẽ đóng vai trò chính trong việc phát triển phần mềm smartphone chạy Android và thực hiện công tác nghiên cứu công nghệ mạng 5G và 6G.
Thời điểm xây dựng Trung tâm R&D của Samsung rơi vào giai đoạn dịch bệnh Covid - 19 bùng phát tại Việt Nam. Nhưng tập đoàn vừa nghiêm túc tuân thủ các quy định phòng chống dịch của Việt Nam, vừa bảo đảm an toàn cho 1.300 lao động tham gia xây dựng mỗi ngày. Nhờ vậy, công trình cũng được hoàn thiện theo đúng kế hoạch và không phát sinh tai nạn lao động nào trong suốt quá trình.
Thời gian tới, Samsung sẽ thực hiện kế hoạch nâng tầm vị thế cho các nhà máy tại Việt Nam, không chỉ giữ vai trò là cứ điểm sản xuất toàn cầu mà là cứ điểm chiến lược về nghiên cứu và phát triển của Samsung trên toàn thế giới.
Tập đoàn để ra kế hoạch phát triển Trung tâm R&D tại Việt Nam sẽ trở thành trung tâm nghiên cứu và phát triển số một toàn cầu, nhờ việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ. Cùng với việc gia tăng hỗ trợ bồi dưỡng nhân lực ngành công nghệ thông tin của Việt Nam.
Bên cạnh đó, thông qua Trung tâm R&D, Samsung với mong muốn đóng góp tích cực vào sự phát triển của lĩnh vực phần cứng (H/W) và phần mềm (S/W) phù hợp lĩnh vực công nghệ thông tin tiên tiến cùng cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Vào năm 2008, Tập đoàn bắt đầu chuỗi sản xuất smartphone tại Việt Nam với nhà máy đặt tại Bắc Ninh. Tiếp đó đẩy mạnh đầu tư thông qua việc thành lập nhà máy sản xuất smartphone thứ 2 tại Thái Nguyên, khu tổ hợp sản xuất gia dụng tại TP. Hồ Chí Minh.
Tính tới cuối năm 2021, tổng vốn đầu tư lũy kế của Samsung tại Việt Nam đạt 18,2 tỷ USD, dự kiến cuối năm 2022 sẽ vượt mốc 20 tỷ USD.