meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Samsung mở trung tâm R&D lớn nhất Đông Nam Á tại Việt Nam: Dòng vốn FDI có xu hướng đổ vào các dự án sản xuất phức hợp hoặc R&D?

Thứ bảy, 24/12/2022-16:12
Theo TS. Burkhard Schrage, Chủ nhiệm bộ môn Quản trị và chương trình MBA tại Đại học RMIT Việt Nam, việc những dòng vốn FDI có xu hướng đổ vào những dự án sản xuất phức hợp hoặc nghiên cứu và phát triển (R&D) cho thấy, Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế trong chuỗi sản xuất giá trị gia tăng trên toàn cầu.

Trong buổi lễ khánh thành Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vào sáng 23/12, phía Samsung khẳng định, thông qua việc xây dựng trung tâm này, hãng đã nâng tầm Việt Nam “vượt qua vai trò cứ điểm sản xuất toàn cầu, trở thành cứ điểm chiến lược được ưu tiên hàng đầu về nghiên cứu cũng như phát triển quy mô lớn”. Động thái quan trọng này đã góp phần nâng cao năng lực công nghiệp cho Việt Nam trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0.

Cũng trong buổi lễ khánh thành, ông Roh Tae Moon - Tổng giám đốc tập đoàn Samsung Điện tử, khẳng định Samsung sẽ mở rộng lĩnh vực cũng như tăng cường lực lượng nghiên cứu của trung tâm, với mong muốn những sản phẩm và dịch vụ được phát triển tại Việt Nam sẽ đến với người tiêu dùng ở toàn cầu thay vì tập trung vào khu vực Đông Nam Á như thời điểm hiện tại. Cụ thể, vị lãnh đạo này cho biết: “Chúng tôi sẽ chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn của trung tâm thông qua việc tập trung nghiên cứu chuyên sâu những công nghệ cốt lõi của điện thoại di động,điển hình như lĩnh vực đa phương tiện và bảo mật”.


Trong buổi lễ khánh thành, ông Roh Tae Moon - Tổng giám đốc tập đoàn Samsung Điện tử, khẳng định Samsung sẽ mở rộng lĩnh vực cũng như tăng cường lực lượng nghiên cứu của trung tâm
Trong buổi lễ khánh thành, ông Roh Tae Moon - Tổng giám đốc tập đoàn Samsung Điện tử, khẳng định Samsung sẽ mở rộng lĩnh vực cũng như tăng cường lực lượng nghiên cứu của trung tâm

Đáng chú ý, trong một báo cáo mới đây về điểm sáng kinh tế Việt Nam trong năm 2022 của Đại học RMIT, TS. Burkhard Schrage -Chủ nhiệm bộ môn Quản trị và chương trình MBA, nhận định Việt Nam trong năm nay đã nổi lên là một nền kinh tế mạnh mẽ và kiên cường hơn, đồng thời trở thành một điểm sáng trong bức tranh kinh tế thế giới vốn đầy rẫy thách thức.

Bài viết này cũng đánh giá rằng, Việt Nam cũng chỉ tăng trưởng ấn tượng trong đại dịch Covid-19 mà còn lấn lướt những nước khác trong khu vực năm 2022. Trong 9 tháng đầu năm nay, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 8,8%; thậm chí tốc độ tăng trưởng còn tăng tốc trong suốt cả năm, đặc biệt trong quý 3 là 13,7%. Nhờ kết quả này, Việt Nam đã củng cố được vị thế hàng đầu tại châu Á trong 12 tháng qua.  

Dễ dàng thấy được, phần lớn tăng trưởng kinh tế đến từ chi tiêu của hộ gia đình và Chính phủ tăng lên. Trong đó, chi tiêu hộ gia đình tăng cao là dấu hiệu cho thấy niềm tin của người tiêu dùng đã tăng cao. Đáng chú ý, các nhà hoạch định chính sách cũng đưa ra biện pháp kích thích kinh tế phù hợp, được lấy cảm hứng từ học thuyết Keynes, tức là gia tăng chi tiêu công để đẩy mạnh việc cung cấp việc làm cũng như đảm bảo thu nhập trước nguy cơ suy thoái kinh tế.

Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế trong chuỗi sản xuất giá trị gia tăng trên toàn cầu

Đối với tình hình thu hút đầu tư, Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 11 tháng đầu năm nay Việt Nam đã thu hút được tổng cộng 25,1 tỷ USD vốn FDI, so với năm trước đã giảm 5%. Tuy nhiên, theo như nhận định của TS. Burkhard Schrage, dù con số tổng giảm nhưng tỷ lệ FDI đầu tư cho hoạt động công nghệ cao và có giá trị gia tăng lại tăng lên. Vì thế, vị chuyên gia này cho rằng loại hình sản xuất này sẽ trở thành động lực chính giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế và xã hội trong những thập kỷ tới. 


Trong 9 tháng đầu năm nay, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 8,8%; thậm chí tốc độ tăng trưởng còn tăng tốc trong suốt cả năm, đặc biệt trong quý 3 là 13,7%
Trong 9 tháng đầu năm nay, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 8,8%; thậm chí tốc độ tăng trưởng còn tăng tốc trong suốt cả năm, đặc biệt trong quý 3 là 13,7%

Không chỉ thu hút lượng vốn ngoại đầu tư vào những ngành sản xuất thâm dụng lao động và đơn giản, Việt Nam trong năm qua còn đón nhận hàng loạt các cam kết mạnh mẽ đến từ các nhà cung cấp của Samsung và Apple. Đây là dấu hiệu cho thấy, các đối tác ngày càng tin tưởng vào khả năng tay nghề của lao động, việc tuân thủ những tiêu chuẩn sản xuất trên toàn cầu cũng như thực hiện quản trị tốt của Việt Nam.

Ví dụ như, Foxconn – nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) lớn nhất và lâu đời nhất của “gã khổng lồ công nghệ” Apple - mới đây thông báo “rót” thêm 300 triệu USD vào một nhà máy mới tại Bắc Giang, dự kiến sẽ chuyên về lắp ráp những sản phẩm MacBook. Thực tế, việc sản xuất những chiếc máy tính xách tay đòi hỏi phải có một chuỗi cung ứng phức tạp hơn, công nhân sản xuất cũng cần được đào tạo bài bản và chuyên môn hơn, máy móc cần độ chính xác hơn so với việc sản xuất tai nghe của Apple. 

Không riêng gì Foxconn, mới đây là động thái khánh thành và đưa vào hoạt động Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại Hà Nội của Samsung Việt Nam. Được biết, đây là trung tâm lớn nhất của Samsung tại khu vực Đông Nam Á với quy mô đầu tư lên đến 220 triệu USD. Ông Roh Tae Moon cho biết, Trung tâm nghiên cứu và phát triển Samsung được kỳ vọng sẽ trở thành cái nôi trong việc nuôi dưỡng nhân tài công nghệ thông tin ưu tú nhất Việt Nam; đồng thời là nơi sản sinh ra những công nghệ hàng đầu thế giới.

Liên quan đến vấn đề này, TS. Burkhard Schrage nhận định, việc những dòng vốn FDI có xu hướng đổ vào những dự án sản xuất phức hợp hoặc nghiên cứu và phát triển (R&D) cho thấy, Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế trong chuỗi sản xuất giá trị gia tăng trên toàn cầu. Cụ thể, ông cho rằng: “Những khoản đầu tư lớn gần đây đến từ phía các nhà cung cấp của Apple, Samsung hay Lotte và cả nhà sản xuất đồ chơi Lego của Đan Mạch; đây là những tín hiệu đáng khích lệ cho tương lai của Việt Nam. Chắc chắn, những nhà đầu tư này sẽ mang đến tiền bạc và tạo việc làm cho Việt Nam. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu học thuật cũng chỉ ra, các hoạt động đầu tư này sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực đối với toàn bộ nền kinh tế”.


Việc dòng vốn FDI có xu hướng đổ vào những dự án sản xuất phức hợp hoặc nghiên cứu và phát triển (R&D) cho thấy, Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế trong chuỗi sản xuất giá trị gia tăng trên toàn cầu
Việc dòng vốn FDI có xu hướng đổ vào những dự án sản xuất phức hợp hoặc nghiên cứu và phát triển (R&D) cho thấy, Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế trong chuỗi sản xuất giá trị gia tăng trên toàn cầu

Có thể lấy ví dụ rằng, lực lượng lao động cũng như quản lý nhân sự tại những doanh nghiệp này sẽ được đào tạo theo những thông lệ tốt nhất trên toàn cầu. Theo kết quả một số nghiên cứu cho thấy, những doanh nghiệp nước ngoài thường thúc đẩy những doanh nghiệp trong nước ngày càng năng suất hơn nhờ hiệu quả và áp lực cạnh tranh tăng cao.  

Theo TS. Burkhard Schrage, Việt Nam trong thời gian tới có thể hưởng lợi nhờ việc học hỏi từ những trường hợp ấn tượng về tăng cường tính minh bạch, đồng thời đẩy mạnh chất lượng quản trị công ty và “trách nhiệm công dân” của doanh nghiệp (trách nhiệm với xã hội, văn hóa, môi trường xung quanh) và các phương pháp sản xuất ít gây ảnh hưởng đến môi trường hơn.

Được biết, Samsung bắt đầu tham gia thị trường Việt Nam thông qua việc thành lập nhà máy sản xuất điện thoại thông minh tại Bắc Ninh năm 2008, sau đó là nhà máy thứ hai tại Thái Nguyên cùng với khu tổ hợp sản xuất gia dụng tại TP. HCM. Tính đến cuối năm 2021, tổng vốn đầu tư lũy kế của Samsung tại thị trường Việt Nam là 18,2 tỷ USD, dự đoán đến cuối năm nay sẽ vượt 20 tỷ USD.


Tính đến thời điểm hiện tại, có đến 50% tổng sản lượng điện thoại thông minh toàn cầu của gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc được sản xuất tại các nhà máy tại Việt Nam
Tính đến thời điểm hiện tại, có đến 50% tổng sản lượng điện thoại thông minh toàn cầu của gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc được sản xuất tại các nhà máy tại Việt Nam

Tính đến thời điểm hiện tại, có đến 50% tổng sản lượng điện thoại thông minh toàn cầu của gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc được sản xuất tại các nhà máy tại Việt Nam. Hãng cũng đang tiến hành phát triển cũng như kiểm định phần mềm (S/W) trong thiết bị di động và network tại Việt Nam.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Diễn biến mới nhất tại dự án Khu đô thị quy mô 154ha, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng của Ecopark tại Hà Tĩnh

Hà Nội thêm một cầu vượt sông Hồng chuẩn bị khởi công

"Ông lớn" Hà Lan và Ấn Độ chạy đua đầu tư vào dự án cảng biển lớn nhất miền Trung

Hải Phòng chuẩn bị cho sự "ra đời" của khu kinh tế ven biển rộng 20.000ha

Tin mới cập nhật

Bất ngờ khi nhìn vào bảng lợi nhuận quý II của doanh nghiệp bất động sản

2 giờ trước

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

2 giờ trước

Hạ tầng phát triển thu hút giao dịch bất động sản

4 giờ trước

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

14 giờ trước

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

14 giờ trước