meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vì sao trong mùa cao điểm du lịch, BĐS khách sạn bị rao bán ồ ạt?

Thứ năm, 09/03/2023-08:03
Việc đại gia Đường “bia” rao bán khách sạn dát vàng với giá 250 triệu USD khiến không ít người xôn xao. Đặc biệt là trong lúc tốc độ hồi phục về ngành du lịch của Việt Nam đang được đánh giá khá tốt. Tuy nhiên, trên thị trường thời gian qua, rất nhiều khách hạng từ hạng siêu sang, hạng sang đến bình dân bị rao bán ồ ạt.

Ồ ạt rao bán

Thương vụ ông Nguyễn Hữu Đường, hay còn gọi là đại gia Đường “bia” rao bán khách sạn dát vàng Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake đang khiến cho người dân xôn xao. Được biết, đại gia Đường “bia” là Chủ tịch Công ty TNHH Hòa Bình, sở hữu rất nhiều dự án nhà ở trên địa bàn TP.Hà Nội.

Theo đó, khách sạn dát vàng Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake bao gồm 342 phòng nghỉ, 08 phòng họp tiêu chuẩn, bể bơi vô cực dát vàng, phòng Fitness với trang thiết bị hiện đại và 3 nhà hàng, quầy bar phong cách từ Âu đến Á. Khách sạn này nằm trên đất vàng Giảng Võ, được khai trường và tháng 7/2020 với vốn đầu tư hơn 100 triệu USD, 120.000m2 mặt ngoài của khách sạn được phủ vàng. Bên trong, phòng tắm cũng được phủ vàng 24K. Từ lúc hoàn thành đến nay, khách sạn này được coi như là biểu tượng cho sự xa hoa của TP.Hà Nội.


Khách sạn dát vàng của đại gia Đường "bia" được rao bán với giá 250 triệu USD.
Khách sạn dát vàng của đại gia Đường "bia" được rao bán với giá 250 triệu USD.

Tuy nhiên, mới đây, khá bất ngờ khi đại gia Đường “bia” lại rao bán khách sạn siêu sang này. Giá khởi điểm được đưa ra là 250 triệu USD tương đương với hơn 5.800 tỷ đồng. Được biết, hiện nay đã có một số nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đang thể hiện sự quan tâm đến khách sạn này.

Lý giải về việc phải rao bán khách sạn, ông Đường cho biết, đây là khách sạn số 1 thế giới, chưa nước nào làm được. Để làm được khách sạn này, ông và các chuyên gia phải thực hiện trong 10 năm. Tuy nhiên, hiện nay công ty đang gặp khó khăn về dòng tiền nên phải bán tài sản để giải quyết thanh khoản. Bên cạnh đó, từ tháng 12/2022 đến nay, hơn 1.000 người trong công ty không có lương.  Nguyên nhân của việc gặp khó khăn trong nguồn tiền được ông Đường giải thích là do các dự án nhà ở xã hội của công ty chưa được chính quyền cấp phép xây dựng.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, việc các khách sạn từ hạng siêu sang, hạng sang đến bình dân bị rao bán không phải hiếm. Theo các nhân viên sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội và TP.HCM, thời gian qua ghi nhận lượng thông tin rao bán các sản phẩm bất động sản phân khúc khách sạn tăng đột biến so với trước đây.

Anh Nguyễn Nhật Minh, một nhân viên sàn bất động sản tại quận 1, TP.HCM chia sẻ: “Chưa khi nào lượng thông tin rao bán về khách sạn lại nhiều như thời gian này. Rất nhiều khách sạn nằm ở các tuyến phố trước đây được coi là “thiên đường” của khách Tây bị rao bán như Lý Tự Trọng, Lê Thánh Tôn, Bùi Thị Xuân, Thái Văn Lung, Đề Thám… Trước đây, để tìm được mặt bằng mở khách sạn tại những tuyến phố này khó ngang lên trời”.

Theo anh Nhật Minh, có khách sạn 4 sao được rao bán có giá 900 tỷ đồng nằm ngay mặt đường Trần Khoa Huân, diện tích sàn là trên 350m2, tổng sàn là hơn 3.000m2 gồm 15 tầng. Đây là những khách sạn trước thời điểm Covid-19 luôn kín phòng.

Theo tìm hiểu của phóng viên, tại một số quận nội thành Hà Nội, nhiều khách sạn treo bảng rao bán, cửa đóng then cài. Thậm chí, có những khách sạn nằm ở vị trí “vàng”, trước đây luôn nhộn nhịp thì nay biến thành văn phòng cho thuê. “Chúng tôi đã làm đủ mọi cách để duy trì hoạt động của khách sạn như sửa sang lại phòng ốc, tăng dịch vụ, hạ giá cho thuê. Tuy nhiên, lượng khách đến đây rất ít, đặc biệt là khách quốc tế. Cực chẳng đã mới phải bán khách sạn để chuyển sang đầu tư cái khác”, anh Huân, chủ một khách sạn nằm trên quận Hoàn Kiếm than thở.

Một khảo sát cảu Savills cho thấy, năm 2022, công suất phòng khách sạn tại TP.HCM đạt 45%, tăng 20 điểm phần trăm so với 2021, nhưng thấp hơn 23 điểm phần trăm so với năm 2019. Tuy nhiên, do đã quá tổn thất từ ảnh hưởng của dịch bệnh, với công suất 45% không đủ để các chủ khách sạn phục hồi.

Vì sao khách sạn bị rao bán trong mùa cao điểm du lịch?

Trong năm 2023, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón và phục vụ 8 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 102 triệu lượt khách du lịch nội địa. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố ngày 29/1, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1/2023 đạt hơn 870.000 lượt người. Nếu so sánh với các con số năm 2018 và 2019 thì con số trên vẫn khá khiêm tốn. Bởi theo thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 1/2019 ước đạt trên 1.500.00 lượt. Trong khi đó, con số này tháng 1 năm 2018 là trên 1.400.000 triệu lượt.

Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Công Thành, Giám đốc dự án Công ty bất động sản AlphaReal cho biết, các nhà đầu tư đang rất hoang mang khi thấy có quá nhiều bất động sản khách sạn bị rao bán trên thị trường. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý chung của thị trường cũng như nhà đầu tư. Thực tế cho thấy, có rất nhiều khách sạn được rao bán nhưng rất ít người mua. Các nhà đầu tư đang quan sát thị trường và định hình thông tin vì sao khách sạn lại bị rao bán nhiều đến vậy.


Bà Dương Thùy Dung, chuyên gia bất động sản CBRE Việt Nam.
Bà Dương Thùy Dung, chuyên gia bất động sản CBRE Việt Nam.

Bà Dương Thùy Dung, chuyên gia bất động sản CBRE Việt Nam cho rằng, khi phân khúc bất động sản khách sạn bị đóng cửa 2 năm do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến cho các nhà đầu tư gặp khó. Bởi Covid-19 khiến doanh thu của các khách sạn không có, trong khi đó trang thiết bị xuống cấp. Và giờ đây, để hút khách, họ phải mất thêm cho phí cải tạo, sửa chữa nên không đủ khả năng duy trì nữa. Điều quan trọng nữa là khách du lịch vẫn chưa thể quay trở lại ngay với các khách sạn trong thời điểm này. Thực tế cho thấy, các khách sạn cũng đợi năm 2022, 2023 sẽ phục hồi nhưng thực tế cho thấy, lượng khách quay lại không nhiều, không đáp ứng được kỳ vọng của họ.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Nhật Đăng cho rằng, việc các khách sạn bị rao bán ồ ạt có rất nhiều nguyên nhân. Đầu tiên phải kể đến đó là các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn gặp khó khăn sau thời điểm xã hội giãn cách vì Covid-19. Sự tổn thất trong nhiều năm liên tiếp khiến họ không thể vực dậy được nên phải rao bán khách sạn kiếm nguồn tiền. Thứ hai, năm 2023 dự đoán sẽ là một năm kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với đà suy thoái, lạm phát. Vì thế, họ nhận ra rằng lượng khách quốc tế đến Việt Nam sẽ không cao và sẽ rất khó có lãi. Thực tế cho thấy, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1 năm 2023 chỉ bằng hơn ½ so với các năm 2018, 2019.

“Covid-19 vẫn còn là một mối đe dọa. Nếu xảy ra bùng phát dịch với biến chủng mới thì chắc chắn trong thị trường bất động sản, phân khúc khách sạn sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Vì thế, nhiều người chọn cách bán khách sạn để tìm hướng đầu tư khác”, chuyên gia Nhật Đăng phân tích.

Cát Tho
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam: Các tiệm vàng có thể đang chuyển sang hoạt động ngầm

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

Mua bán thông tin tài khoản ngân hàng coi chừng vướng vòng lao lý

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

Dùng nhiều tài khoản ngân hàng nhằm “né thuế”, người bán hàng online đối mặt với phạt nặng

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

10 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

10 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

10 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

10 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

10 giờ trước