Vì sao phải đặt mục tiêu dài hạn? Làm cách nào để đạt được mục tiêu dài hạn
BÀI LIÊN QUAN
Phát triển bản thân là gì? Lợi ích của việc phát triển bản thân là gì?Cách lên kế hoạch phát triển bản thân từ A-ZLộ trình phát triển bản thân để bạn tốt hơn mỗi ngàyMục tiêu dài hạn là gì?
Mục tiêu dài hạn là định hướng và là động lực của mỗi người đặt ra để đạt được thành công mà họ mong muốn. Mục tiêu dài hạn sẽ được đặt ra từ 3 đến 5 năm hoặc dài hơn từ 5 đến 10 năm. Đây là những điều mà bản thân bạn mong muốn hoàn thành và sẽ tìm cách để đạt được những điều đó trong khoảng thời gian đã vạch ra từ trước.
Khi thiết lập được một mục tiêu dài hạn rõ ràng, hiệu quả thì chắc chắn việc bạn đạt được mong muốn sẽ nhanh hơn và cải thiện bản thân trong tương lai. Thành quả của việc đạt được mục tiêu rất lớn có thể để đạt được điều đó phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng khi đạt được rồi bạn sẽ cảm thấy rất vui sướng.
Một ví dụ về mục tiêu dài hạn mà chúng ta thường thấy nhất là đối với các bạn học sinh cấp 3 ngay khi vào lớp 10 sẽ đặt ra mục tiêu đỗ đại học dù việc đó phải 3 năm nữa mới xảy ra. Tuy nhiên để có thể đỗ đại học và hoàn thành mục tiêu đề ra thì bắt buộc các bạn học sinh phải cố gắng từ khi học lớp 10, cần xác định được những môn thế mạnh của mình để chọn khối thi phù hợp và đầu tư vào những điểm mạnh đó. Trong thời gian 3 năm học cấp 3 các bạn học sinh sẽ phải rất nỗ lực ôn tập và đến năm lớp 12 sẽ là cuộc đua nước rút để tập trung học ngày đêm ngoài những kiến thức được học trên lớp thì học sinh lớp 12 sẽ phải học thêm các kiến thức mở rộng hoặc đi học thêm để có kiến thức nâng cao. Để đạt được mục tiêu là đỗ đại học bắt buộc các học sinh phải nỗ lực học tập đồng thời vẫn không quên nhiệm vụ rèn luyện tốt đạo đức. Chắc chắn sự cố gắng của mọi học sinh sẽ đều được đền đáp bằng kết quả đỗ đại học mà các em đã từng đặt ra.
2. Vì sao cần thiết lập mục tiêu dài hạn?
Mục tiêu dài hạn là một dự tính dài hơi nên đôi khi sẽ khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi căng thẳng và muốn bỏ cuộc. Nhưng đã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi vì sao chúng ra cần có mục tiêu dài hạn và nếu không có mục tiêu dài hạn thì cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán, thất bại thế nào chưa?
Mục tiêu dài hạn đặt ra ước mơ để theo đuổi
Hiện nay, người trẻ rất hay gặp tình trạng mông lung, mơ hồ không biết tham vọng của mình là gì và không biết mục tiêu của bản thân ra sao. Khi đã cso mục tiêu để theo đuổi và có tham vọng đạt được thì đó cũng chính là ước mơ mà bạn đặt ra cho bản thân nhưng không phải ai cũng có đủ nỗ lực để hoàn thành điều đó, chúng ta thường nghĩ bản thân sẽ không thể làm được và bỏ cuộc giữa chừng chính vì vậy mà mọi ước mơ đều trở nên dang dở.
Mục tiêu dài hạn định hướng cho hiện tại của bạn
Khi đặt ra mục tiêu dài hạn có nghĩa là bạn sẽ phải nỗ lực phấn đấu ngay từ bây giờ, nên thay vì việc làm mọi việc một cách tùy hứng và không theo kế hoạch, thì bạn sẽ sắp xếp lại đời sống của mình thành một kế hoạch để hoàn thành được mục tiêu đã đặt ra. Những việc làm hiện tại sẽ trở thành tiềm năng thúc đẩy cho mục tiêu dài hạn của bạn trong tương lai.
Mục tiêu dài hạn giúp bạn đi đúng phương hướng
Mục tiêu dài hạn sẽ đặt ra một cái đích để phấn đấu và chỉ việc bám theo đó để đi cho đúng hướng thay vì chúng ta sẽ bị đi chệch hướng so với khi không có kế hoạch. Cũng giống như một sinh viên ngay từ khi vào lớp 10 đã phải xác định học giỏi môn gì và kém môn gì để có thể chọn khối thi phù hợp và chuyên ngành họ thích. Nấu như không xác định rõ ràng đầu tư việc học dàn trải không chú trọng vào bất cứ môn nào thì chắc chắn kết quả sẽ không thể cao như mong đợi.
Mục tiêu dài hạn chứng minh cho nỗ lực của bạn
Trên thực tế, khi đạt được mục tiêu dài hạn thì sẽ khẳng định được sự nỗ lực của bạn trong việc cuộc sống. Thông thường, kết quả của mục tiêu dài hạn sẽ là sự thành công xuất sắc khi bạn đạt được thành quả cao, điều đó sẽ chứng minh cho người xung quanh thấy những nỗ lực không ngừng nghỉ của bạn trong suốt một thời gian dài.
3. Cách thiết lập mục tiêu dài hạn hiệu quả
Dựa trên tình hình thực tế
Mục tiêu dài hạn thực ra là một quá trình phấn đấu dựa trên tình hình thực tế, nhưng nhiều người đã mãi mơ mà mà quên mất sự thực tế trong những mục tiêu mà họ đặt ra. Trước khi đặt ra mục tiêu dài hạn thì cần phải dựa trên tình hình thực tiễn cũng như năng lực của bản thân và nhiều điều kiện kèm theo khách quan để xem liệu rằng có thể đủ sức để đi theo mục tiêu dài hơi đó hay không. Hãy nhìn thẳng vào thực tế chứ không nên đặt ra những mục tiêu viển vông hoặc vượt quá nhiều so với sức của bạn.
Liệt kê chi tiết những việc phải làm
Nếu đã đặt ra mục tiêu thì đừng chỉ nêu ra một cách mơ hồ, mà phải vạch rõ những việc sẽ phải làm cũng như mục tiêu phải đạt được trong bao lâu. Nếu như chỉ liệt kê chung chung không rõ ràng thì dễ khiến bạn mông lung và có quá nhiều lựa chọn để đạt được mục tiêu cũng không thể hoàn thành. Cần phải chỉ ra thứ bạn thật sự thích là gì, bạn sẽ làm gì để đạt được điều đó và khoảng thời gian thực hiện là bao lâu và sau khi đạt được thì bạn sẽ làm gì tiếp theo.
Phải đo lường từng giai đoạn của mục tiêu dài hạn
Việc giám sát ở đây là phải xem mỗi giai đoạn của mục tiêu bạn đã đạt được bao nhiêu phần trăm và tốc độ thực hiện ra sao. Khi bạn đặt ra một “deadline” cho bản thân thì đương nhiên bạn sẽ có nhiều động lực để tập trung và trách nhiệm hoàn thành những mục tiêu đó kịp thời. Như vậy mới tránh được sự lười biếng, sao nhãng và không bỏ lỡ những thời điểm vàng.
Mục tiêu dài hạn phải kết hợp với mục tiêu ngắn hạn
Trên thực tế, mục tiêu dài hạn là thành quả của một loạt những mục tiêu ngắn hạn khác mà chúng ta thực hiện. Trong quá trình thực hiện mục tiêu ngắn hạn thì đừng quên kết hợp với hoạt động giải trí để giải tỏa bản thân và phát triển những gì chúng ta đã đạt được. Ví dụ mục tiêu dài hạn là học tiếng Anh thì chúng ta có thể ra ngoài giao tiếp với những người nước ngoài một số câu đơn giản vừa để nâng cao kiến thức vừa để nâng cao khả năng và giải trí tránh đầu óc căng thẳng, mệt mỏi.
Có phương án thay thế linh hoạt
Một mục tiêu dài hạn được đặt ra trong vài năm nên không ai có thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra. Cho nên mọi tính toán của bạn đều không thể y hệt như dự tính mà bạn cần phải có giải pháp thay thế linh động. Song, những giải pháp thay thế vẫn phải tương thích với đời sống của bạn và không nên đi chệch quỹ đạo quá nhiều khiến các công đoạn phía sau đều phải xoay chuyển theo.
4. Trả lời câu hỏi Mục tiêu dài hạn là như thế nào?
Mỗi khi đi phỏng vấn bạn sẽ thường xuyên nhận được câu hỏi “ Mục tiêu dài hạn của bạn là gì?”, nếu trả lời câu hỏi này một cách khéo léo thì sẽ gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng. Chỉ cần dựa vào câu trả lời của bạn nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể nhìn nhận bạn trên rất nhiều góc độ, tiêu chuẩn khác nhau. Tuy câu hỏi này không đòi hỏi trình độ nhưng lại tạo thiện cảm và ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Khôn khéo khi “bí” câu trả lời
Trong trường hợp chưa có mục tiêu dài hạn để trả lời thì hãy tìm cách biến tấu những câu vấn đáp khuôn mẫu theo cách có lợi nhất cho bản thân bạn. Hãy nhớ lại những thông tin về công ty với những câu trả lời trước đó để tìm ra mục tiêu chính của công ty và liên kết với cống hiến mà bạn muốn dành cho việc đó. Nếu như bạn đang ứng tuyển vào vị trí biên tập viên thì bạn hãy trả lời về những thế mạnh của mình liên quan đến việc đó cũng như thực tiễn mình đã vận dụng khả năng đó với những công việc trước đây ra sao.
Nhấn mạnh vào sự gắn bó lâu dài
Thông thường, nhà tuyển dụng đều có thiên hướng ưu tiên những ứng viên dự tính gắn bó với công ty trong một khoảng thời gian dài thay vì đứng núi này trông núi nọ. Song, nếu bạn trả lời một cách không thành thật, lan man không rõ ràng xác định được mục tiêu thời gian làm việc của mình thì chắc chắn bạn sẽ mất điểm ngay tại câu hỏi này. Đừng chỉ nói về khả năng gắn bó với công ty trong bao lâu mà hãy cho nhà tuyển dụng thấy khả năng của bạn có thể làm những gì trong thời gian làm việc ở vị trí này. Hoặc bạn cũng có thể đảm bảo về tương lai dự định khi nào kết hôn, khi nào có con... Một sự đảm bảo này của bạn cũng sẽ tạo niềm tin cho nhà tuyển dụng.
Thể hiện sự thực tế và thông minh của bạn
Một tiềm năng dài hạn gắn liền với thực tế và chỉ ra được những mục đích mong muốn đạt được tương thích với bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có tầm nhìn. Không nên nói về những điều “ảo tưởng” viển vông cũng đừng vội đặt ra những mục tiêu đòi thay đổi cả công ty, cũng không nên nói đến những điều mơ hồ mà không có cơ sở thực tiễn để bám vào thực hiện. Thực tiễn và tham vọng luôn đi cùng nhau nhưng tham vọng không thể vượt quá xa so với thực tiễn dẫn đến nhà tuyển dụng không tin tưởng bạn.
Đưa ra những mục tiêu ngắn hạn bổ trợ cho mục tiêu dài hạn
Thông thường các nhà tuyển dụng sẽ chỉ hỏi về tiềm năng chung chung nhưng đó là lúc bạn hoàn toàn có thể thể hiện điểm mạnh của mình trong việc lên kế hoạch với các mục tiêu dài hạn với sự hỗ trợ của mục tiêu ngắn hạn. Mọi tiềm năng được đặt ra đều là một bản kế hoạch hoàn hảo có thể thực hiện trong tương lai, nên đương nhiên bạn cần phải có những kế hoạch để sẵn sàng trả lời lại câu hỏi của nhà tuyển dụng.
Sinh viên mới ra trường nên trả lời như thế nào về câu hỏi mục tiêu dài hạn
Sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm nên muốn vượt qua vòng phỏng vấn khôn khéo cần phải thể hiện sự nỗ lực và nhiệt huyết để thay cho sự mới mẻ thiếu kinh nghiệm của mình. Nếu như bạn thể hiện được quyết tâm và có khả năng phát huy được năng lực thì chắc chắn bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng tin tưởng có thể đào tạo được. Ngoài ra, bạn cần phải thể hiện được sức trẻ và sự cống hiến mang đến những đổi mới cho doanh nghiệp thay vì những cái cũ lặp lại. Tuy nhiên, trong lần phỏng vấn này bạn không nên nêu quan điểm về công ty một cách tiêu cực như chỉ ra chỗ này chưa được, chỗ kia còn sai một cách phiến diện vì dù sao bạn cũng chỉ là sinh viên mới ra trường không có nhiều kinh nghiệm nên không thể nhận xét như vậy.
Mục tiêu dài hạn là điều cực kì cần thiết đối với mỗi người để thực hiện được mục tiêu dài hạn cần phải vạch ra những việc cần làm một cách rõ ràng, tránh để tình trạng rơi vào sự mông lung đứt quãng giữa đường không biết bản thân phải làm gì.