Vì sao "ông lớn" Samsung lại cắt giảm quy mô sản xuất tại Thái Nguyên?
BÀI LIÊN QUAN
Dẫn đầu về tiến trình 3 nm trên thế giới, Samsung vẫn bị TSMC “vượt mặt”Samsung Electronics có quý lãi kỷ lục nhờ chip nhớTổng giám đốc Choi Joo Ho: Người thuyền trưởng đưa Samsung Việt Nam vững bước trên chặng đường mớiTheo Reuters đưa tin, Samsung Electronics mới đây đã buộc phải cắt giảm quy mô sản xuất tại nhà máy điện thoại thông minh lớn ở Việt Nam trong bối cảnh nhiều nhà bán lẻ cùng với kho hàng đang phải vật lộn với lượng hàng tồn kho tăng cao nhưng nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng trên toàn cầu đang ngày càng sụt giảm.
Thời điểm hiện tại đang chứng kiến sự suy thoái của nhu cầu hàng điện tử, di động và smartphone, thị trường Mỹ đương nhiên cũng không phải là ngoại lệ. Cụ thể, khi hàng lớn nhất tại quốc gia này đã chạm ngưỡng bão hòa, đồng thời các nhà bán lẻ ở Mỹ như Best Buy và Target Corp đều lên tiếng cảnh báo về doanh số bán hàng đang dần chậm lại khi người tiêu dùng đang ngày càng tiết kiệm, chi tiêu dè sẻn sau đại dịch Covid-19.
Tại Việt Nam, xu thế này cũng thể hiện rõ nét ở tỉnh Thái Nguyên - một trong hai cơ sở sản xuất di động của Samsung tại Việt Nam. Nơi này từng được mệnh danh là “cứ địa toàn cầu”, nơi mà gã khổng lồ Hàn Quốc có thể đảm bảo sản xuất được một nửa sản lượng smartphone mỗi năm.
Cắt giảm quy mô sản xuất, giảm giờ làm
Được biết, Thái Nguyên chính là nơi “ông lớn” công nghệ Hàn Quốc đặt hai tổ hợp sản xuất lớn và đóng góp khoảng 50% nguồn cung điện thoại thông minh mang thương hiệu này trên toàn cầu. Theo chia sẻ của Samsung, tổ hợp nhà máy tại Thái Nguyên có công suất lên tới 100 chiếc điện thoại thông minh mỗi năm.
Chia sẻ với Reuters, chị Phạm Thị Thương (28 tuổi, công nhân nhà máy Samsung Thái Nguyên) cho biết: “Hiện tại, chúng tôi chỉ làm 3 ngày một tuần, trong khi đó nhiều dây chuyền khác cũng được điều chỉnh số ngày làm xuống từ 6 xuống còn 4 ngày. Và đương nhiên, chúng tôi cũng không cần phải làm việc ngoài giờ như trước nữa”.
Cô cũng cho biết thêm: “Hoạt động sản xuất trong năm ngoái vốn bận rộn hơn rất nhiều, kể cả trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát nghiêm trọng nhất. Tình hình hiện tại phải nói là khá ảm đạm”. Liên quan đến tình trạng này, cô được quản lý giải thích rằng, số lượng hàng tồn kho đang ngày càng tăng lên trong khi công ty lại không nhận được nhiều đơn hàng mới nào.
Theo dự báo của Công ty nghiên cứu Gartner, hiện nay doanh số điện thoại thông minh toàn cầu đang sụt giảm khoảng 6% do người tiêu dùng đã cắt giảm chi tiêu sau đại dịch và ảnh hưởng lạm phát; đồng thời doanh số tại thị trường Trung Quốc cũng đã giảm mạnh.
Reuters cho biết, hiện tại vẫn rất khó để xác định được rằng liệu “gã khổng lồ” Samsung có chuyển hoạt động sản xuất sang các cơ sở khác để có thể bù đắp cho sản lượng giảm từ nhà máy Việt Nam hay không. Thực tế, hiện nay gã khổng lồ Hàn Quốc và Ấn Độ.
“Thành phố Samsung”
Samsung là nhà đầu tư nước ngoài và cũng là công ty có giá trị xuất khẩu lớn nhất tại Việt Nam. “Ông lớn” này có tổng cộng 6 nhà máy ở khắp đất nước, trải dài từ các trung tâm công nghiệp phía Bắc như Bắc Ninh, Thái Nguyên cho tới miền Nam như TP.HCM - chuyên sản xuất các sản phẩm máy giặt và tủ lạnh.
Từ khoảng 10 năm trước, Samsung bắt đầu đầu tư vào Thái Nguyên và đã nhanh chóng góp phần biến nơi đây trở thành một trong những trung tâm sản xuất lớn nhất cả nước. Thời điểm hiện tại, một số thương hiệu của Trung Quốc như Xiaomi cũng đang sản xuất điện thoại tại Thái Nguyên.
Nhà máy Samsung Thái Nguyên thu hút được rất nhiều lao động trẻ nhờ phúc lợi hấp dẫn. Tuy nhiên, động thái cắt giảm giờ làm của Samsung thời điểm gần đây đã khiến cho nhiều lao động bước đầu cảm nhận được sự khó khăn đang đến gần. Chia sẻ với Reuters, chị Nguyễn Thị Tươi - một công nhân nhà máy cho biết: “Lương của tôi vào tháng trước đã bị giảm một nửa bởi tôi chỉ làm việc 4 ngày/tuần, thời gian còn lại cũng không làm gì cả”.
Trước tình trạng này, nhiều công nhân trước đó cũng đã nghĩ đến khả năng phải cắt giảm công việc, thế nhưng đến nay viễn cảnh này vẫn chưa xảy ra. Một công nhân nói: “Tôi không nghĩ sẽ có tình trạng cắt giảm việc làm mà chỉ là cắt giảm giờ làm để phù hợp với tình hình toàn cầu thời điểm hiện tại”. “Tôi hi vọng đợt cắt giảm này sẽ không kéo dài lâu và chúng tôi sẽ sớm trở lại với nhịp độ thường lệ”, người này cho biết thêm.
Mới tuần trước, gã khổng lồ Samsung đã công bố báo cáo tài chính của quý 2 năm nay. Theo đó, thu nhập ròng được ghi nhận là 10,95 nghìn tỷ won (tương đương với 8,3 tỷ USD), thấp hơn so với mức dự phóng 11,2 nghìn tỷ won trước đó. Đáng chú ý, doanh thu từ mảng bán dẫn đã tăng thấp hơn so với kỳ vọng, ở mức 24% và lên mốc 28,5 nghìn tỷ won. Trong khi đó, doanh thu ước tính là 36,7 nghìn tỷ won. Doanh thu mảng smartphone và mạng của công ty công nghệ Hàn Quốc cũng ghi nhận mức tăng trưởng 29% lên mức 29,3 nghìn tỷ won.
Theo dự đoán của Công ty nghiên cứu thị trường Gartner, trong năm nay doanh số điện thoại thông minh toàn cầu có thể giảm 7,1% do nhiều nguyên nhân, bao gồm: Lạm phát tăng, xung đột giữa Nga và Ukraine, các vấn đề đến từ chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng do lệnh hạn chế khắt khe vì dịch bệnh Covid-19 ở Trung Quốc.
Chia sẻ với Financial Times, nhà phân tích Needham cho biết: “Chúng tôi cho rằng, phải cần từ một cho đến 2 quỹ nữa để người tiêu dùng smartphone và PC có thể tiêu thụ hết lượng hàng tồn kho hiện tại trước khi bước vào giai đoạn tái xây dựng mới”.