meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vì sao nhiều “ông lớn” BĐS bỗng nhiên “rẽ ngang” làm nhà ở xã hội?

Thứ sáu, 13/05/2022-08:05
Câu chuyện Vingroup bỗng nhiên tuyên bố phát triển nhà ở xã hội khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ. Bởi, phân khúc khách hàng mà lâu nay tập đoàn này hướng đến đều là những căn nhà ở thương mại giá cao.

Nhiều “cá mập” ngành địa ốc làm nhà ở xã hội

Thông tin Vinhomes của Tập đoàn Vingroup bắt tay vào phát triển nhà ở xã hội khiến dư luận dậy sóng. Bởi, với 500.000 căn nhà ở xã hội mà Vinhomes xây dựng trong thời gian tới chắc chắn sẽ giúp cho nhiều người thu nhập thấp thực hiện ước mơ của mình là có nhà ở.

Cụ thể, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2021, ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch HĐQT Vinhomes cho biết, chiến lược mới của Vinhomes trong thời gian tới là phát triển các dự án nhà ở xã hội mang thương hiệu Happy Home. Những dự án này sẽ phục vụ người thu nhập thấp trên cả nước. 


Phối cảnh nhà ở xã hội của tập đoàn Him Lam. 
Phối cảnh nhà ở xã hội của tập đoàn Him Lam. 

Trong 5 năm tới, Vinhomes sẽ xây dựng 500.000 căn nhà ở xã hội. Các dự án này được xây dựng trên tổng diện tích khoảng 60ha/dự án. Giá bán dự kiến từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ. Thời điểm trước mắt, Vinhomes sẽ xây dựng tại hai thành phố Hà Nội và TP.HCM. Còn kế hoạch lâu dài là các tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng… Cũng khá dễ hiểu khi doanh nghiệp này sẽ lựa chọn các khu vực ven đô để xây. Bởi, với mức giá như vậy thì họ cũng không thể nào triển khai dự án được trong các khu vực gần nội đô.

Đại diện Vinhomes, họ sẽ “tái định nghĩa” lại về nhà ở xã hội qua các dự án mình triển khai. Hiểu nôm na là, khi người dân bỏ ra số tiền ít nhất nhưng được hưởng nhiều tiện ích nhất, chất lượng chung cư cao nhất trong phân khúc. Điều này những người đã và đang mua nhà ở xã hội sẽ không bao giờ dám mơ đến.

 Quay trở lại với năm 2018, khi đó, Vinhomes cũng công bố thông tin về việc sẽ tham gia mảng xây dựng nhà ở xã hội. Thương hiệu này mang tên Happy Town. Lúc đó, Vinhomes đưa ra mức giá bán chỉ từ 200 triệu đồng/căn hộ. Diện tích tối thiểu mỗi căn hộ là 30m2. Vinhomes khi đó hướng đến 3 tỉnh mà có nhiều khu công nghiệp và người lao động từ các tỉnh khác đổ về lập nghiệp như Đồng Nai, Bắc Ninh, Bình Dương.

Khi đó, người dân khấp khởi vui mừng chờ đợi nhà xã hội của Vinhomes. Đặc biệt, thời điểm đó còn có nhiều sự đồn đoán về việc các khu vực Vinhomes sẽ xây dựng nhà ở xã hội. Vì thế, các khu đất cạnh đó cũng nhích giá lên để “đi tắt đón đầu”. Tuy nhiên, đến nay là tròn 4 năm, thông tin về kế hoạch cảu doanh nghiệp bất động sản này không ai biết tới nữa.

Nói về việc các “đại gia” địa ốc rẽ ngang chuyển sang làm nhà ở xã hội không hiếm. Cách đây không lâu, nhiều người cũng quan tâm đến dự án nhà ở xã hội mang tên Thượng Thanh của tập đoàn Him Lam. Theo đó, dự án này có tổng diện tích hơn 60.000 m2 tại quận Long Biên, Hà Nội. Diện tích mỗi căn hộ khoảng 37-77m2 giá chỉ từ 550 triệu đồng/căn. Tuy nhiên, người mua nhà chỉ cần đóng trước 260 triệu đồng, phần còn lại ngân hàng sẽ hỗ trợ.

Tập đoàn Him Lam còn có thêm dự án nhà ở xã hội Him Lam Phúc Lợi đặt tại quận Long Biên. Dự án này có quỹ đất lên đến hơn 80.000m2, gồm 12 tòa nhà cao 21 tầng. Him Lam Phúc Lợi cung cấp ra thị trường 3.000 căn hộ. Cả hai dự án nhà ở xã hội của Tập đoàn Him Lam đều được giới chuyên gia bất động sản đánh giá cao và người dân chờ đợi. Với giá căn hộ như vậy, có lẽ ước mơ sở hữu căn hộ đối với các công nhân, người thu nhập thấp sẽ thành hiện thực.

Vào đầu năm nay, Tập đoàn Hưng Thịnh, Đồng Tâm Group và Gỗ Trường Thành cũng công bố sáng kiến nhà ở vừa túi tiền cho người dân. Theo đó, các bên sẽ phát triển liên kết những đối tác để hình thành chuỗi cung ứng từ quỹ đất, quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản trị dự án… Các doanh nghiệp này hi vọng sẽ cùng các cơ quan nhà nước giải quyết bài toán an sinh xã hội của các địa phương. Qua đó, họ muốn hiện thực hóa giấc mơ mua nhà của hàng triệu lao động trên cả nước. Với cái “bắt tay” của 3 ông lớn ngành xây dựng, nhiều người đánh giá trong thời gian sắp tới sẽ xuất hiện những căn nhà giá rẻ nhưng chất lượng và tiện ích tầm trung.

Được biết, chương trình này sẽ được triển khai ở 4 tỉnh thành gồm TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai. Đây cũng là nơi tập trung nhiều công nhân, người lao động các tỉnh khác đổ về. Trong thời gian đầu, 3 doanh nghiệp sẽ xây dựng 100.000 căn nhà với giá bán tại TP.HCM là 25 triệu đồng/m2; tại các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai là dưới 20 triệu đồng/m2.

Nhiều “ông lớn” thể hiện trách nhiệm với cộng đồng

Mới đây, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA đã đưa ra thông tin đáng chú ý. Theo đó, trong năm 2020, các căn hộ bình dân chỉ chiếm 1% tổng nguồn cung ra thị trường. Điều đáng quan tâm hơn nữa, đến năm 2021 thì con só này là 0%. Nói thế để thấy rằng, tình trạng phát triển lệch kiểu coi trong nhà ở thương lại, “hắt hủi” nhà ở bình dân, nhà ở xã hội đang trở nên khá bức bối trong ngành BĐS Việt Nam.


Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA.

Theo ông Châu, hiện nay nhu cầu nhà ở xã hội của công nhân, người lao động là có thật. Nhưng vì giá quá cao và ít sự lựa chọn nên họ chưa thể với tới được. Ông Châu đề nghị Chính phủ có thêm những hỗ trợ đối với các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội. Bởi đây không chỉ giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc triển khai dự án mà còn tạo cơ hội cho người dân được sở hữu nhà ở.

Việc thị trường bất động sản phát triển lệch từng được Bộ Xây dựng báo cáo Quốc hội. Bởi nguồn cung bất động sản cao cấp, trung cấp dư thừa trong khi đó người thu nhập thấp có nhu cầu nhà ở thực thụ thì không với tới nổi mức giá. Thậm chí, họ còn không có sự lựa chọn nhà ở, bởi nhà ở xã hội, nhà ở bình dân rất hiếm.

Giải thích về điều này, chuyên gia BĐS Nguyễn Nhật Long cho rằng, khi được hỏi, nhiều doanh nghiệp bất động sản cho biết, sở dĩ nhà ở xã hội ít được quan tâm là vì tỷ suất lợi nhuận từ phân khúc này thấp. Theo đó, mức lợi nhuận của nhà ở xã hội, nhà ở bình dân chỉ là trên 10% đến dưới 15%. Con số này bằng 1/3 so với xây nhà thương mại.

Bên cạnh đó, điều khiến các doanh nghiệp không mặn mà vì thủ tục khi xây dựng, bán nhà ở xã hội rất phức tạp, trong khi sự hỗ trợ của nhà nước dành cho phân khúc này chưa thực sự hấp dẫn.

“Tôi cho rằng, tư duy của các doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn trong thời điểm này có sự thay đổi. Họ không chỉ đơn thuần hướng đến việc làm các dự án với mức lợi nhuận lớn nhất, bán chạy hàng nhất mà còn hướng đến cộng đồng xã hội. Đơn cử như Vingroup, Him Lam, Hưng Thịnh và nhiều doanh nghiệp khác nữa. Họ muốn phát triển thương hiệu của mình ở tất cả các phân khúc và tham gia vào việc an sinh xã hội. Cũng giống nhiều doanh nghiệp sản xuất khác. Thay vì dùng túi nilong, vỏ chai nhựa, họ dùng giấy và các loại vật dụng thay thế nhựa dùng 1 lần. Đây là điều thể hiện trách nhiệm của họ với cộng đồng”, chuyên gia Nhật Long nói.

Đỗ Nam Đô
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

18 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

18 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

18 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

18 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

18 giờ trước