meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vì sao Minh Phú, Sao Ta có lớn đến mấy cũng không thể tự chủ 100% về tôm nguyên liệu?

Thứ hai, 01/08/2022-22:08
CTCP Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú của "vua tôm" Lê Văn Quang được biết đến là doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam, sở hữu 2 vùng nuôi với diện tích khủng. Thế nhưng, tỷ lệ tự chủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến của công ty chỉ ở mức khoảng 10%.

Tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào luôn là mục tiêu hàng đầu mà nhiều doanh nghiệp chế biến theo đuổi. Đặc biệt với ngành tôm, dù công ty có lớn đến đâu, sở hữu vùng tôm khủng thế nào thì việc tự chủ nguyên liệu vẫn gần như không thể.

Chính vì thế, có thể khẳng định rằng, việc tự chủ nguồn nguyên liệu vẫn là bài toán khó với nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt, những "vua tôm" hàng đầu Việt Nam như Minh Phú, Sao Ta, tỷ lệ tự chủ nguồn tôm nguyên liệu cũng chỉ ở mức đầu ngón tay. Vậy, nguyên nhân là do đâu?

Tỷ lệ tôm sống quá thấp

Thực tế cho thấy, thời điểm hiện tại tỷ lệ tôm sống vẫn còn khá thấp, Trong đó, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao thì tỷ lệ tối đa cũng chỉ ở mức 60%. Với mô hình nuôi tôm rừng, tỷ lệ này thậm chí ở mức vô cùng thấp, từ 0,5 - 1%.

CTCP Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú của "vua tôm" Lê Văn Quang được biết đến là doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam, sở hữu 2 vùng nuôi với diện tích khủng. Thế nhưng, tỷ lệ tự chủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến của công ty chỉ ở mức khoảng 10%.


Đặc biệt với ngành tôm, dù công ty có lớn đến đâu, sở hữu vùng tôm khủng thế nào thì việc tự chủ nguyên liệu vẫn gần như không thể. Ảnh minh họa
Đặc biệt với ngành tôm, dù công ty có lớn đến đâu, sở hữu vùng tôm khủng thế nào thì việc tự chủ nguyên liệu vẫn gần như không thể. Ảnh minh họa

Trong cuộc họp cổ đông cuối tháng 6 vừa qua, CEO Lê Văn Quang chia sẻ: ““Minh Phú có lớn đến mấy cũng không thể nào tự chủ hoàn toàn 100% tôm nguyên liệu. Ngay cả khi công ty có sở hữu 10.000 ha tôm siêu thâm canh thì tối đa cũng chỉ tự chủ được 15% nguyên liệu vì các nhà máy chế biến liên tục được mở rộng”.

Được biết, hai vùng nuôi của Minh Phú là Minh Phú Lộc An và Minh Phú Kiên Giang có tổng diện tích lên tới 1.200ha. Hai vùng này có sản lượng tối đa có thể đạt 30.000 tấn. Năm 2022, dự kiến sản lượng tôm nuôi của Minh Phú rơi vào khoảng 15.000 tấn do tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến khá phức tạp. Trong khi đó, kế hoạch sản lượng tôm chế biến của công ty là 64.600 tấn, so với thực hiện năm trước đã tăng 7,6%. 

Thời điểm hiện tại, công suất chế biến của Minh Phú là 80.000 tấn/năm. Sau khi dự án xây các nhà máy mới được hoàn thành, công suất chế biến tôm của Minh Phú có thể tăng gần gấp đôi. Năm 2021 vừa qua, “vua tôm miền Tây” đã khởi công chuỗi nhà máy chế biến thủy sản tại Khu công nghiệp Khánh An. Đáng chú ý, dự án này có 2 nhà máy chế biến là Minh Phú và Minh Phát, tổng công suất lên tới gần 40.000 tấn/năm. Minh Phú còn mở rộng xưởng tẩm bột cho nhà máy Minh Phú Hậu Giang, dự kiến tăng công suất lên thêm 15.000 tấn/năm.

Sau khi tiến hành mở rộng, Minh Phú có tổng công suất chế biến là 135.000 tấn/năm. Con số này cao hơn rất nhiều lần so với sản lượng tôm nguyên liệu tự chủ là khoảng 15.000 tấn như đã nói ở trên. 

Chung tình trạng với Minh Phú chính là Sao Ta. Mới đây, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta - công ty chế biến xuất khẩu tôm lớn thứ 3 Việt Nam từng chia sẻ trên báo chí rằng, mức độ tự chủ nguyên liệu của Sao Ta thời điểm hiện tại là 20%. Ông cho biết, việc doanh nghiệp chế biến tôm có thể tự chủ 100% nguyên liệu là điều không thể. Theo ông Lực, ngành tôm ở Việt Nam vẫn còn tự phát và nhỏ lẻ. Do đó, việc mua tôm nguyên liệu bên ngoài là điều không cách nào bỏ được. 


Tháng 6 vừa qua, Sao Ta công bố kế hoạch “bơm” thêm 200 tỷ đồng để mua lại cũng như tăng vốn cho Công ty TNHH Vĩnh Thuận, mở rộng thêm 203 ha vùng nuôi tôm, lên 520 ha
Tháng 6 vừa qua, Sao Ta công bố kế hoạch “bơm” thêm 200 tỷ đồng để mua lại cũng như tăng vốn cho Công ty TNHH Vĩnh Thuận, mở rộng thêm 203 ha vùng nuôi tôm, lên 520 ha

Mới tháng 6 vừa qua, Sao Ta công bố kế hoạch “bơm” thêm 200 tỷ đồng để mua lại cũng như tăng vốn cho Công ty TNHH Vĩnh Thuận. Sau động thái này, vùng nuôi tôm của doanh nghiệp cũng sẽ được mở rộng thêm 203 ha, lên mức 520 ha.

Giống như Minh Phú, sau khi mở rộng vùng nuôi, Sao Ta cũng tăng chỉ tiêu sản lượng tôm chế biến. Chính vì thế, doanh nghiệp cũng chỉ có thể tự chủ nguồn nguyên liệu ở mức 30 đến 40%. Dự kiến, nhà máy chế biến tôm mới của Sao Ta sẽ đi vào hoạt động vào quý III/2022. Công suất thiết kế của nhà máy này là khoảng 15.000 tấn/năm. Chính vì thế, Sao Ta đặt kế hoạch sản lượng tôm chế biến năm nay tăng 8,7% so với thực hiện năm trước, đạt 25.000 tấn. 

Mỗi doanh nghiệp lại có cách giải toán khác nhau

Dù chung một bài toán nhưng cách giải của mỗi doanh nghiệp lại khác nhau. Trước đó, “vua tôm” Lê Văn Quang từng đặt vấn đề rằng: “Quản lý nuôi tôm không hề đơn giản. Người dân nuôi tôm tốt hơn Minh Phú nhiều. Thay vào đó, chúng tôi giúp họ nuôi tôm thành công với chi phí thấp và Minh Phú có thể mua tôm với giá rẻ. Minh Phú chế biến, xuất khẩu là tốt nhất. Vậy tại sao không tập trung vào thế mạnh của mình mà lại đi làm những việc không phải sở trường?”

Có thể thấy, phương thức giải quyết vấn đề của Minh Phú là tập trung vào thế mạnh chế biến của mình thay vì cố gắng chủ động nguồn nguyên liệu. Minh Phú lựa chọn cách đầu tư cho người nông dân liên kết để có thể nuôi tôm với giá thành rẻ hơn, vì thế doanh nghiệp cũng có thể mua tôm với giá rẻ. 

Theo ông Quang, một trong những bài toán mà Minh Phú cho đến nay vẫn chưa giải quyết được triệt để, đó là việc quản lý nhân sự. Nếu người dân nuôi tôm mặc kệ tài sản của mình, tôm xảy ra sự cố thì Minh Phú phải chịu. Còn nếu người nông dân cẩn thận, chăm chút thì công ty cũng từ đó mà được hưởng lợi nhiều hơn. 


Phương thức giải quyết vấn đề của Minh Phú là tập trung vào thế mạnh chế biến của mình thay vì cố gắng chủ động nguồn nguyên liệu
Phương thức giải quyết vấn đề của Minh Phú là tập trung vào thế mạnh chế biến của mình thay vì cố gắng chủ động nguồn nguyên liệu

Mới đây, Minh Phú đã tài trợ cho tỉnh Ninh Thuận thực hiện quy hoạch sản xuất tôm giống chất lượng cao. Đồng thời, công ty cũng tài trợ cho nhiêu tỉnh thành khác như Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu về việc quy hoạch cả chuỗi giá trị tôm.

Còn với Sao Ta, công ty đã áp dụng công nghệ Probiotic (quy trình nuôi tôm bằng vi sinh) để nâng tỷ lệ sống trên tôm, giúp tôm có thể mạnh mẽ vượt qua các thời kỳ dịch bệnh. 

Trong bối cảnh dịch bệnh trên tôm đang quay trở lại, Chủ tịch Sao Ta vẫn vô cùng tự tin về quy trình nuôi Probiotic của mình. Ông cho biết: “Ngay trong năm 2022, khá nhiều trang trại nuôi ở nhiều tỉnh đang vất vả vì dịch bệnh trên tôm nuôi, thậm chí có trang trại phải đóng cửa. Khu nuôi Sao Ta tôm cũng bị dịch bệnh. Tuy nhiên, do công tác an toàn sinh học ở đây được thực thi khá triệt để nên dịch bệnh tác hại trong phạm vi kiểm soát được. Sao Ta tự tin quy trình nuôi của mình có nhiều ưu điểm và nhất là kiểm soát rủi ro khá tốt nên không ngại khó khăn. Càng khó khăn thì nuôi tôm càng có tỷ suất lợi nhuận tốt hơn!”.

Tuy nhiên, ông Lực thừa nhận quy trình này cũng đối mặt với rủi ro vị sao chép: “Quy trình nuôi tôm có thể bị sao chép cơ bản nếu có nền tảng tương đồng và người đi sao chép phải biết xử lý linh hoạt vì bài toán nuôi tôm có nhiều biến số”.

Hiện tại, tình trạng thiếu nguyên liệu vẫn là bài toán khó khăn nhất mà Minh Phú, Sao Ta đang phải đối mặt. Dịch bệnh tiềm ẩn, người dân còn đang đắn đo về việc thả nuôi tôm vụ 2 khiến cho nguồn tôm nguyên liệu trong nước giảm mạnh. Các chuyên gia cho rằng, lạm phát cũng là vấn đề khiến nhu cầu giảm, giá cả tiêu thụ cũng khó có thể cải thiện.  
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

10 giờ trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

10 giờ trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

10 giờ trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

10 giờ trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

3 ngày trước