Vì sao bê tông cốt thép không bị nứt?
BÀI LIÊN QUAN
Bê tông là gì? Đặc điểm và các loại bê tông phổ biến trên thị trườngNhững Điều Bạn Cần Phải Biết Về Cấp Phối Bê Tông10+ cách chống thấm trần nhà bê tông hiệu quả 100%Vì sao bê tông cốt thép không bị nứt? Để bê tông cốt thép không bị nứt, trước hết cần nắm rõ những nguyên nhân khiến bê tông cốt thép có thể bị nứt để tránh được những sai phạm khi thi công cũng như nắm được biện pháp xử lý khi sàn bê tông cốt thép bị nứt.
Nguyên nhân chính khiến sàn bê tông bị nứt
- Sàn bê tông khô quá nhanh
Sàn bê tông khô quá nhanh do nước bốc hơi khỏi bề mặt bê tông, xảy ra hiện tượng co ngót. Hiện tượng này khiến mặt sàn trên của bê tông khô nhanh hơn so với phần đáy tạo ra sự biến dạng khác nhau ở hai mặt sàn. Chính vì thế, lực kéo tạo ra và hình thành vết nứt. Trong thời điểm thi công gặp điều kiện thời tiết bất lợi như độ ẩm thấp hay nắng gắt, dễ gặp tình trạng trên. Trong trường hợp này, đội ngũ thi công cần đưa ra biện pháp xử lý nhanh chóng để tránh ảnh hưởng chất lượng, thẩm mỹ công trình.
- Xảy ra sụt lún móng
Hiện tượng sụt lún móng, công trình dịch chuyển có thể khiến sàn bê tông bị nứt. Nguyên nhân chính có thể do công trình được xây dựng, thiết kế trên nền đất yếu, kết cấu móng không đủ điều kiện phù hợp với công trình. Tình trạng nứt có thể xảy ra khi công trình đã hoàn thiện từ 3 - 12 tháng. Đối với tình trạng nứt do sụt lún móng, cần giám sát, theo dõi vết nứt để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, chính xác.
- Vật liệu chất lượng kém
Trong quá trình xây dựng sử dụng vật liệu chất lượng kém cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sàn bê tông bị nứt. Vật liệu kém chất lượng dẫn đến tình trạng:
- Bê tông không có khả năng chịu lực
- Hỗn hợp bê tông trộn không đều dẫn đến giảm cường độ bê tông
- Đổ bê tông không đều khiến các chiều dày các lớp bê tông chênh lệch.
- Sự tác động bởi địa chấn
Tác động của địa chấn hoặc ảnh hưởng từ các công trình xung quanh trong thời gian dài ảnh hưởng đến sàn bê tông, gây rạn nứt.
- Tỷ lệ cốt thép sai lệch
Cốt thép giảm khả năng chịu lực do hàm lượng cốt thép trong bê tông không đủ chuẩn. Bên cạnh đó, hàm lượng cốt thép quá lớn khiến lãng phí nguyên vật liệu, ảnh hưởng đến nguồn ngân sách, ảnh hưởng khả năng chịu lực kéo của bê tông. Chính vì vậy, cần tính toán, đảm bảo hàm lượng cốt thép vừa đủ để tránh xảy ra sai sót ngoài ý muốn.
Bề rộng vết nứt cho phép
Vì sao bê tông cốt thép không bị nứt? Các vết nứt từ cốt thép có tiêu chuẩn như thế nào? Thông thường, tiêu chuẩn ACI ACI 224R và BS 8110 những bề rộng vết nứt tối đa đối với kiện bê tông cốt thép là mức 0.3mm. Trường hợp kiện bê tông cốt thép có vết nứt lớn hơn, cần nhanh chóng xử lý, khắc phục kịp thời.
Ngoài ra, nếu kiện bê tông cốt thép luôn được đảm bảo khô ráo, không chịu ảnh hưởng từ điều kiện khí hậu, không ảnh hưởng đến tiêu chuẩn an toàn, có thể chấp nhận bề rộng vết nứt lên tới 0.41mm, chỉ cần chú ý đến vấn đề thẩm mỹ công trình.
Cuối cùng, những kiện bê tông cốt thép trong điều kiện khí hậu, môi trường khắc nghiệt, liên tục chịu tác động từ hoá chất độc hại, nước và không khí xâm nhập liên tục... vết nứt trên 0.1mm cần được xử lý ngay lập tức.
Cách xử lý khi gặp tình trạng nứt sàn bê tông
Tuỳ theo nguyên nhân vết nứt mà đánh giá mức độ nguy hại. Trong trường hợp gặp rạn nứt do ảnh hưởng từ địa chấn, sụt lún móng hay chất lượng vật liệu kém... vết nứt sẽ ảnh hưởng vào kết cấu theo thời gian, ảnh hưởng đến tính liên kết giữa các vật liệu, giảm độ an toàn của công trình. Nếu không kịp thời xử lý, các vết nứt này sẽ khiến khả năng chịu tải của sàn bê tông bị ảnh hưởng, gây rung sàn hoặc võng sàn, chất lượng sàn xuống cấp nghiêm trọng. Chính vì thế, việc xử lý các vết nứt sàn bê tông là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Kiểm soát, xử lý nhanh chóng các vết nứt có thể tăng tuổi thọ của sàn bê tông, giảm chi phí trong quá trình cải tạo, xây mới. Sàn bê tông bị nứt khiến kết cấu nhanh chóng bị tấn công bởi các yếu tố nguy hại, khiến sàn bê tông nhanh bị nứt vỡ, mài mòn, giảm tuổi thọ.
Bước 1: Kiểm tra, đánh giá và thực hiện gia cố toàn bộ kết cấu của sàn bê tông, đặc biệt là vị trí các vết nứt. Cần theo dõi lại các vị trí vết nứt sau khi được trám, tránh tình trạng tự bong tróc.
Bước 2: Tiến hành trám để bịt khe hở, tránh để nước và không khí ngấm vào bên trong, huỷ hoại kết cấu bê tông. Ở bước này, ưu tiên sử dụng các loại keo trám như into, sika.
Bước 3: Thực hiện vệ sinh, làm sạch bề mặt sàn sau khi hoàn thiện việc xử lý và gia cố sàn bê tông.
Phòng tránh tình trạng nứt sàn bê tông
Để tránh xảy ra tình trạng rạn nứt sàn bê tông, các đơn vị thi công cần cẩn trọng trước, trong và sau khi thi công, bên cạnh đó lưu ý những điểm sau:
- Tuân thủ đúng quy trình thi công nền móng, quá trình đổ bê tông đầy đủ các bước
- Thực hiện bảo dưỡng đúng cách sau khi hoàn thành đổ bê tông
- Quan sát, đánh giá, theo dõi tình trạng thời tiết trong thời gian thi công công trình.
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp chống nứt, chống lún cho sàn bê tông trước khi xảy ra rủi ro.
- Đảm bảo đủ hàm lượng hạt mịn trong hỗn hợp bê tông, tăng tính kết dính, tránh hiện tượng phân tầng.
- Tăng độ dày lớp bê tông bảo vệ, hạn chế phòng tránh nứt do ổn định dẻo
- Đầm bê tông ở mức chuẩn, không thực hiện trên mức cần thiết phòng tránh rạn nứt bề mặt
- Tối ưu hoá tỉ lệ xi măng và nước đúng mức cho phép trong những hạng mục lớn, quan trọng.
Vì sao bê tông cốt thép không bị nứt? Sàn bê tông cốt thép không bị nứt vì đảm bảo đủ các tiêu chuẩn thi công, cũng như biện pháp phòng tránh nứt, chống lún trên đây. Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết, điều kiện môi trường xung quanh không gây những tác động mạnh mẽ cũng đảm bảo tuổi thọ của sàn bê tông cốt thép.