meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vị "đại gia" sưu tầm hơn 400 bức tranh trong 28 năm nhờ vay tiền và trả góp: Gia tài chục triệu USD nhưng vẫn vay ngân hàng để mua nhà

Thứ hai, 30/05/2022-13:05
Đa số mọi người đều cho rằng, sưu tầm nghệ thuật là đặc quyền của giới nhà giàu. Bởi những tác phẩm chất lượng sẽ tăng giá theo thời gian, người bình thường khó có thể với tới. Tuy nhiên, sự thật lại không hẳn như vậy.

Theo Trí thức trẻ, vừa qua trong phiên đấu giá do Christie’s tổ chức vào ngày 9/5, bức "Shot Sage Blue Marilyn" của danh họa Andy Warhol đã được bán với mức giá kỷ lục 195 triệu USD chỉ trong 4 phút. Được biết, cuối tháng trước, kiệt tác nghệ thuật đương đại Oddly Cozy" của bậc thầy Yoshimoto Nara cũng đã đạt mức giá "không tưởng" là 14,2 triệu USD.

Hầu hết mọi người đều cho rằng, sưu tầm nghệ thuật là đặc quyền của giới nhà giàu. Bởi lẽ, những tác phẩm chất lượng sẽ tăng giá theo thời gian, người bình thường khó có thể với tới. Nhưng sự thật lại không hẳn như vậy.

Đối với giới mộ điệu, Miyazu Daisuke là gương mặt không còn xa lạ gì. Ông bắt đầu con đường sưu tầm tranh từ năm 31 tuổi. Đến nay, Daisuke đã sở hữu tổng cộng hơn 400 tác phẩm đương đại với giá trị tài sản tăng gấp hàng trăm lần so với thời điểm ban đầu. Trong đó, nhiều bức tranh còn được các bảo tàng nghệ thuật hàng đầu thế giới mượn để trưng bày.


Nhà sưu tầm Miyazu Daisuke
Nhà sưu tầm Miyazu Daisuke

Ai cũng tưởng rằng nhà sưu tầm tranh này phải tầm cỡ tài phiệt, nhưng thực ra ông cũng chỉ là một nhân viên văn phòng bình thường với mức lương 200.000 JPY/tháng (khoảng 34 triệu VNĐ). Để có thể sở hữu trong tay bộ sưu tập bạc triệu với mức giá hời như vậy, ông đã phải vứt bỏ khuôn mẫu chung trong giới sưu tầm nghệ thuật.

Từ kẻ làm công ăn lương đến "đại gia" sở hữu gia tài hàng chục triệu USD

Theo tìm hiểu, Miyazu Daisuke sinh năm 1963, trong một gia đình bình thường ở Tokyo (Nhật bản). Từ khi còn nhỏ, Daisuke đã thích vẽ và mơ ước trở thành một họa sĩ.

Nhà sưu tầm tranh này chưa từng học qua bất kỳ trường lớp đào tạo nghệ thuật nào, những kiến thức ông có được đều do bà nội - một người đam mê nghệ thuật Á Đông tận tình chỉ dẫn. Trong khi bạn bè đi chơi công viên, đi tới rạp chiếu phim, Daisuke lại đến các buổi triển lãm nghệ thuật.

Khi đang học cấp 3, Daisuke bắt đầu bén duyên với nghệ thuật đương đại thông qua một buổi triển lãm các tác phẩm của Andy Warhol. Chàng trai trẻ khi ấy bị bức "Little Electric Chair" thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên, nhưng lại không thể cảm nhận được bức "Marilyn Monroe" danh tiếng.

Dù vậy, đam mê sưu tầm thực sự hiện hữu khi Daisuke tiếp xúc với các tác phẩm của Kusama Yayoi. Ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy tác phẩm của bà, ông đã vô cùng kinh ngạc và khao khát sở hữu chúng bằng được. Tuy nhiên, do hạn chế về tài chính cũng như việc sưu tầm tranh còn khá xa lạ, Daisuke đành bỏ ngỏ đam mê này.

Mãi đến khi đi làm và có nguồn thu nhập ổn định, ông mới quay lại với thú vui sưu tầm tranh. Khác với bạn bè đồng nghiệm tậu hàng hiệu hay đồng hồ, Daisuke chỉ muốn sở hữu những tác phẩm của Kusama Yayoi.

Đến năm 1994, Daisuke tìm được phòng tranh của Kusama Yayoi. Mặc dù, nữ họa sĩ khi ấy còn chưa nổi tiếng, nhưng tranh của bà có giá không hề rẻ. Một bức bình thường cũng đã có giá khoảng 500.000 JPY (khoảng 91 triệu VNĐ), tương đương với vài tháng lương của ông. Thế nhưng may mắn thay, phòng tranh cho phép ông trả góp.


Kusama Yayoi nổi tiếng với BST tranh "Endless Web"
Kusama Yayoi nổi tiếng với BST tranh "Endless Web"

Nói về con đường trở thành một nhà sưu tầm nghệ thuật chuyên nghiệp của Miyazu Daisuke không hề dễ dàng. Ông chỉ dám mua những bức tranh có giá dưới 1.000 USD. Tuy nhiên, khi gặp những tác phẩm thực sự giá trị, ông sẽ không ngần ngại chi tiền để sở hữu. 

Năm 1966, khi đến thăm Phòng trưng bày Daejeon (Hàn Quốc), ông đã bị hớp hồn bởi bức tranh sơn dầu "Endless Web" của Kusama Yayoi. mặc dù bức tranh này có mức giá lên tới 5 triệu JPY (915 triệu VNĐ), ông vẫn quyết tâm mua bằng được.

Đến nay, giá trị của "Endless Web" đã vượt hơn 100 triệu JPY (18,2 tỷ VNĐ). Tháng 9/2021, bức tranh đã được Bảo tàng Nghệ thuật Mori ở Tokyo mượn để trưng bày.

Bên cạnh đó, một tác phẩm khác là "Pumpkin" cũng được nhà sưu tầm này mua với mức giá 1 triệu JPY (182 triệu VNĐ). Bức tranh sau này đã được định giá tới 500 triệu JPY (91,4 tỷ VNĐ). Đồng nghĩa giá trị của từng tác phẩm này đã tăng lên hàng trăm lần.


Kiệt tác nghệ thuật đương đại "Oddly Cozy" của bậc thầy Yoshimoto Nara
Kiệt tác nghệ thuật đương đại "Oddly Cozy" của bậc thầy Yoshimoto Nara

Là một người hâm mộ trung thành, Daisuke đã sở hữu cho mình hàng chục tác phẩm của Kusama được vẽ trong giai đoạn 1950-1970. Dù mỗi bức tranh trong bộ sưu tập được trả với mức giá không dưới chục triệu JPY, ông vẫn quyết không bán.

Ngoài sưu tầm tranh,Miyazu Daisuke còn sở hữu vô số tác phẩm đương đại dưới nhiều hình thức khác nhau như video, nghệ thuật sắp đặt, đồ vật,... Ông không chỉ quan tâm tới những nghệ sĩ trong nước mà còn chú ý đến thế hệ nghệ sĩ trẻ tại châu Á và toàn thế giới.

Người nghèo có lối đi riêng: Mua tranh bằng cách vay tiền và trả góp

Trong suốt quá trình sưu tầm những tác phẩm nghệ thuật, Miyazu Daisuke luôn nỗ lực kiếm sống để có tiền mua tranh. Ông trải qua rất nhiều vị trí khác nhau như từng là nhân viên quảng cáo, rồi làm cho bộ phận nhân sự của SoftBank, sau đó trở thành giám đốc sản phẩm cho các công ty công nghệ truyền thông. Ngoài ra, ông còn nhận lời làm cố vấn nghệ thuật, nhà văn, giám tuyển,...

Ngoài chi phí cho sinh hoạt thiết yếu, phần lớn thu nhập của Daisuke đều dành cho việc sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật. Dù sở hữu gia tài trị giá hàng triệu USD nhưng cuộc sống của ông vẫn khá khó khăn. Bởi ông chưa từng bán tác phẩm nào trong bộ sưu tập của mình. Lý do vì: "Tôi không muốn bán đi ký ức của mình", ông giải thích.


 
 

Vì không có nhiều tiền nên Daisuke gặp rất nhiều gian nan trong quá trình sưu tầm. Điển hình, để sở hữu bức "Endless Web", ông đã phải rút tiền tiết kiệm, bán cổ phiếu, thậm chí xin được trả góp tranh. Ngoài ra, ông còn làm thêm cả ca đêm, nhưng vẫn không đủ tiền mua tranh.

Hết cách, Daisuke đành phải vay thêm tiền từ gia đình. Bố mẹ ông khi đó đã chỉ trích ông là "phá gia chi tử", tiêu tiền hoang phí. Sau này, sợ con trai phải đi vay nặng lãi, gia đình mới đồng ý góp tiền cho ông mua tranh.

Miyazu Daisuke từng tuyên bố: "Đừng nói chuyện tiền bạc với nghệ sĩ. Hãy làm bạn với họ!". Nói là làm, ông thậm chí đã cho rất nhiều nghệ sĩ ở nhờ nhà của mình.

Chẳng hạn, Shimabukuro Michihiro - nghệ sĩ mới nổi hiện rất đắt show trên thế giới - từng rất nghèo khi mới gặp Daisuke. Họa sĩ này nghèo tới mức không có tiền để mua vé xe hay thuê nhà trọ ở Tokyo. Vì thế, Daisuke đã cho ông ở nhờ, thậm chí còn đài thọ tiền vé xe. Để cảm ơn vì đã giúp mình trong giai đoạn khó khăn, nam nghệ sĩ đã tặng Daisuke một tác phẩm của mình.


 
 

Miyazu Daisuke luôn kiên định với một nguyên tắc là: chỉ tập trung vào những nghệ sĩ trẻ cùng thế hệ với mình. Lý do rất đơn giản: những tác phẩm của thế hệ nghệ sĩ đi trước đã được thời gian kiểm chứng, có giá rất cao nên người nghèo không có cơ hội động vào.

Với con mắt tinh đời, Daisuke nhận ra tiềm năng của những nghệ sĩ trẻ từ khi họ còn chưa nổi danh, Đến khi tài năng của họ bộc lộ, số tranh mà nhà sưu tầm này sở hữu đã tăng lên gấp hàng trăm lần.

Mặt khác, Miyazu Daisuke cũng quan niệm rằng việc kết bạn với các nghệ sĩ còn quan trọng hơn việc sưu tầm những tác phẩm của họ. Để có thể trò chuyện với các nghệ sĩ nước ngoài, ông đã rất chăm chỉ học tiếng Anh mỗi ngày.

Khi sưu tầm nghệ thuật, Miyazu Daisuke tin rằng điều quan trọng nhất là phải tin vào bản thân. Nếu một tác phẩm không khiến mình hứng thú, đừng cố mua nó. Vì không đủ tiềm lực tài chính, những nhà sưu tầm nghèo như ông sẽ phải lấy kiến thức của mình để bù vào, do đó cần liên tục mở rộng mắt thẩm mỹ và học vấn.

Là một nhà sưu tầm không đặt mục tiêu kiếm tiền, Miyazu Daisuke đã thực sự mang nghệ thuật vào cuộc sống. 

Sau khi đăng ký gói cho vay dài hạn 35 năm với lãi suất thấp ở ngân hàng, Miyazu Daisuke đã mua một ngôi nhà ở Ichikawa, cách Tokyo khoảng 2 tiếng lái xe. Nhờ vậy, ông có thêm không gian để trưng bày bộ sưu tập của mình cũng như gia đình có không gian sống thoải mái hơn.


Ngôi nhà của Miyazu Daisuke
Ngôi nhà của Miyazu Daisuke

Những nghệ sĩ mà Daisuke kết bạn đã đến tận nhà trang trí giúp ông. ăn hộ được thiết kế bởi nghệ sĩ người Pháp Dominique Gonzalez-Foerster. Sân trong do Shimabukuro Michihiro lên ý tưởng. Đèn lồng trên trần hành lang được nghệ sĩ Trung Quốc sắp đặt. Trên cánh cửa trượt của căn phòng Nhật là bức tranh do chính Nara Yoshimoto hoàn thành suốt 13 năm.


 
 

 
 

Căn nhà nơi Miyazu sống không chỉ là nơi trưng bày tác phẩm nghệ thuật mà bản thân nó cũng chính là một tác phẩm. Trong tương lai, ông dự định sẽ mở cửa nơi này cho khách thăm quan đến chiêm ngưỡng.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 ngày trước