meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

VDSC dự báo Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất điều hành trong quý III

Thứ hai, 29/05/2023-11:05
Nhóm phân tích Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, sẽ có thêm một đợt giảm lãi suất 0,5 - 1 điểm %, đưa lãi suất điều hành về mức gần với mức trước đợt tăng mạnh hồi tháng 10/2022. 

3 lần liên tiếp giảm lãi suất điều hành 

Theo Doanh nhân Việt Nam, ngày 23/5/2023, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 951/QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014. Theo đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giữ nguyên ở mức 0,5%/năm. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,0%/năm. Lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ mức 6,0%/năm xuống 5,5%/năm. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.

Quyết định số 951 có hiệu lực từ ngày 25/5/2023. 

Đây là lần thứ 3 liên tiếp Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất điều hành kể từ đầu năm tới nay. Trước đó, từ giữa tháng 3 và đầu tháng 4, cơ quan này có 2 lần điều chỉnh lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ nền kinh tế. 


Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã có 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành.
Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã có 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành.

Nhận định về động thái giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng là do tăng trưởng kinh tế vẫn còn rất yếu. Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 1,8% so với cùng kỳ, xuất khẩu giảm 13,0%, bán lẻ hàng hóa và dịch vụ (loại trừ yếu tố giá) tăng 8,3%. Chỉ tính riêng tháng 4/2023, sản xuất công nghiệp chỉ tăng 0,3% so với cùng kỳ, xuất khẩu giảm 16,2%, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 11,5% (thấp hơn mức tăng của tháng 3, riêng bán lẻ hàng hóa chỉ tăng 9,7%). PMI tháng 4/2023 giảm chỉ còn 46,7 điểm cho thấy rủi ro suy giảm sản xuất và xuất khẩu tiếp tục diễn ra. 

VDSC cũng nhận thấy một số điểm thuận lợi cho quyết định giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước là tình hình lạm phát trong nước tiếp tục có xu hướng giảm, tỷ giá tương đối ổn định và chu kỳ tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có dấu hiệu kết thúc.

VDSC đánh giá, tác động tích cực của đợt giảm lãi suất điều hành lần này là do mặt bằng lãi suất huy động với kỳ hạn 3 tháng của các ngân hàng quốc doanh và tư nhân hiện đang cao hơn trần lãi suất nên lãi suất huy động có thể giảm thêm 0,2 – 0,5 điểm %.

Bên cạnh đó, động lực tăng trưởng tín dụng vẫn còn thấp, rủi ro nợ xấu đang gia tăng nên cơ chế truyền dẫn chính sách giảm lãi suất điều hành là không mạnh và mất thời gian mới có thể nhìn thấy kết quả.


Có nhiều tín hiệu cho thấy Ngân hàng Nhà nước còn dư địa tiếp tục giảm lãi suất điều hành trong quý III/2023.
Có nhiều tín hiệu cho thấy Ngân hàng Nhà nước còn dư địa tiếp tục giảm lãi suất điều hành trong quý III/2023.

Qua 3 đợt điều chỉnh giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, các lãi suất điều hành cơ bản đã giảm trung bình khoảng 1 điểm % so với hồi đầu năm nay. Ở góc độ điều hành chính sách tiền tệ thận trọng thì dư địa để giảm thêm lãi suất điều hành là hạn hẹp nếu nhìn trong tương quan với lãi suất USD - VND. 

Nếu đặt trong tương quan chính sách tiền tệ là “cứu cánh” đối với tình hình kinh tế trong nước, VDSC nhận định còn nhiều khả năng sẽ có thêm một đợt giảm lãi suất 0,5 - 1 điểm % trong quý III/2023, như vậy lãi suất điều hành sẽ giảm về mức trước đợt tăng mạnh vào tháng 10 năm ngoái. 

"Điều này đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước phải mạnh dạn đi thêm một bước nữa, dùng công cụ lãi suất điều hành để tạo áp lực giúp mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế giảm thêm. Nếu điều này diễn ra, chúng tôi kỳ vọng bước đi này sẽ mang tính quyết định hơn, có tính đánh đổi cao hơn và có thể tạo tác động lan tỏa tốt hơn so với các đợt giảm đầu năm nay", nhóm phân tích nêu quan điểm.


Động thái giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
Động thái giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

Có nhiều dư địa giảm lãi suất điều hành

Theo báo cáo phân tích mới phát hành của Công ty Chứng khoán Kim Eng Việt Nam, các chuyên gia của đơn vị này kỳ vọng trong 3 tháng tới sẽ có thêm một đợt hạ lãi suất điều hành, giảm thêm 0,5 - 1 điểm % cho lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu và trần lãi suất tiền gửi từ 1 đến 6 tháng. 

Các chuyên gia cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ thấp hơn đáng kể so với mục tiêu 6,5% mà Chính phủ đề ra trong năm nay. Dự báo tăng trưởng hơn 5,5% của nhóm phân tích này cũng có rủi ro nghiêng về chiều hướng giảm. 

“Với sự cấp thiết phải hỗ trợ tăng trưởng, chúng tôi hy vọng việc hạ lãi suất sẽ được thực hiện tiếp trong ba tháng tới", Kim Eng Việt Nam cho biết.

Một trong những rủi ro chính đối với dự báo trên là áp lực tỷ giá tăng trở lại, làm hạn chế khả năng hạ lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Sự chênh lệch lãi suất với Mỹ đang dần được thu hẹp do Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành khoảng 1 điểm % từ đầu năm đến nay, trong khi đó Fed tăng 0,75 điểm %. Mặc dù vậy, thị trường kỳ vọng lớn vào việc Fed sẽ tạm dừng tăng lãi suất từ tháng 6 và chỉ nới lỏng chính sách tiền tệ từ tháng 11. 

Nhận xét về dư địa để giảm thêm lãi suất điều hành trong thời gian tới, ông Trần Ngọc Báu, CEO của Wigroup cho rằng, mặt bằng lãi suất điều hành ở mức 3,5 - 5,5% như hiện nay thì vẫn còn dư địa để giảm lãi suất. Nếu tình hình kinh tế không quá căng thẳng thì Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có thể đưa lãi suất chính sách về mức 0,5 - 1% để hỗ trợ nền kinh tế. 


Các chuyên gia đưa ra dự báo Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có thể điều chỉnh giảm lãi suất điều hành thêm 0,5 - 1%. 
Các chuyên gia đưa ra dự báo Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có thể điều chỉnh giảm lãi suất điều hành thêm 0,5 - 1%. 

Tuy nhiên nếu xét về mặt hiệu quả tổng thể thì lại khác, để cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, ổn định lạm phát và kiểm soát tốt tỷ giá thì dư địa thực thế của Việt Nam thời điểm này không còn nhiều. Nếu nói lãi suất là "giá" của tiền thì có thể hình dung cung tiền giống như "thanh khoản" vậy. Việc quá tập trung vào “giảm giá” trong khi “thanh khoản đóng băng” thì có thể hiệu quả mang lại không cao, gây lãng phí nguồn lực.

Có thế thấy, với bối cảnh cung tiền yếu như hiện tại, việc cố gắng chạy theo giảm lãi suất điều hành nhanh chóng so với xu hướng toàn cầu trong khi tỷ giá hiện tại vẫn còn nhiều ẩn số và có thể phát sinh những rủi ro đảo ngược dòng vốn, gây ra hệ lụy kép với kinh tế Việt Nam. Nếu thời điểm này, tỷ giá căng thẳng và Ngân hàng Nhà nước lại phải bán USD ra nền kinh tế thì lượng cung tiền còn bị bóp nghẹt hơn nữa, khi đó việc mở rộng cung tiền sẽ càng trở lên thách thức.

Ông Báu cho rằng cần phải làm đồng bộ cả hai mặt trận là giá và thanh khoản. Để làm được vậy thì cần giảm tiếp lãi suất chính sách thêm 1 - 1,5% trong vòng 6 - 9 tháng tới, xét về thanh khoản, lạm phát và tỷ giá thì dư địa vẫn còn. Mặt khác cung cấp thêm thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thông qua việc mua USD, giải ngân đầu tư công hoặc một công cụ điều hành khác nếu cần. Song song với đó là thực hiện giãn/nới các quy định an toàn vốn. Đây là những phương án tối ưu nhất để giải quyết bài toán đẩy nhanh giảm lãi suất cho vay và lấy lại đà tăng cung tiền trong nền kinh tế.

Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thị trường đang kỳ vọng lãi suất điều hành đến năm 2025 sẽ giảm về mức 4%, tức về mức trước đại dịch Covid-19. Về chính sách tài khóa - tiền tệ trong giai đoạn 2023 - 2024, TS Cấn Văn Lực cho rằng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, cái thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, hành chính. 

Theo đó, chính sách tiền tệ cần đa mục tiêu hơn, cần có thêm trọng tâm ổn định tiền tệ - tài chính. Chuyển trạng thái từ “chặt chẽ, thận trọng” sang “nới lỏng thận trọng, hỗ trợ tăng trưởng”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 ngày trước