Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: "Ông trùm" Bất động sản hạng sang tại Việt Nam vươn tầm tỷ phú USD thế giới
BÀI LIÊN QUAN
Công ty BĐS "mua chung" mới lập của ông Phạm Nhật Vượng có giống REIT?Trước tỷ phú Phạm Nhật Vượng, những công ty nào tại Việt Nam đã đi theo mô hình mua chung BĐS?Tỷ phú Phạm Nhật Vượng nhận thù lao 0 đồngHiện tại, ông Phạm Nhật Vượng là người dẫn đầu trong danh sách tỷ phú tại Việt Nam. Không những thế, theo bảng tổng kết mới nhất của Forbes, ông lọt top giàu nhất thế giới với khối tài sản lên tới 8,3 tỷ USD.
Ông Phạm Nhật Vượng là ai?
Ông Phạm Nhật Vượng quê gốc tại Hà Tĩnh nhưng sinh ra tại Hà Nội. Ông sinh vào ngày 5/8/1968. Ông Vượng là con cả trong gia đình. Bố của ông là Phạm Nhật Quang - một quân nhân từng phục vụ trong lực lượng Không quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Vào năm 1985, ông Vượng tốt nghiệp trường Phổ thông Kim Liên - Đống Đa - Hà Nội. Sau đó, ông thi đỗ vào trường Đại Học Mỏ - Đại học địa chất Hà Nội. Ông đã nhận được học bổng du học ngành kinh tế địa chất ở Đại học Thăm dò địa chất Liên Bang Nga.
Đối với ông Vượng, chuyến du học được xem là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Tại đây, ông đã bắt đầu bước chân vào con đường kinh doanh và gặp người vợ tương lai của mình.
VMI - công ty 18.000 tỷ đồng vừa được tỷ phú Phạm Nhật Vượng góp vốn thành lập có gì đặc biệt?
Sau khi phát đi thông tin đối với việc góp vốn thành lập VMI, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã nhanh chóng đăng ký quyền sở hữu 243,46 triệu cổ phiếu sang công ty mới thông qua Trung tâm lưu ký chứng khoán. Được biết, giao dịch này sẽ được thực hiện từ ngày 12/10 đến ngày 10/11/2022.Nhà máy pin trị giá hơn 6.300 tỷ đồng của Vingroup được chấp thuận chủ trương đầu tư
Ban Quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh đã ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án nhà máy sản xuất Pin Lithium của Công ty cổ phần Giải pháp năng lượng VINES (thuộc Tập đoàn Vingroup).Sau VinGroup, Novaland cũng muốn xây dựng 200.000 căn nhà ở xã hội tại khu vực phía Nam
Trước những nhu cầu về nhà ở giá rẻ, nhà ở công nhân, hội nghị "Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp" vừa được tổ chức sáng ngày 1/8 tại trụ sở Chính phủ, Tập đoàn Novaland đã cam kết sẵn sàng nhận nhiệm vụ đầu tư xây dựng 200.000 căn hộ nhà ở xã hội tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam.Các thành viên trong gia đình của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Vợ của ông Vượng tên là Phạm Thu Hương. Họ có với nhau 3 người con lần lượt là Phạm Nhật Minh Hoàng, Phạm Nhật Quân Anh, Phạm Nhật Minh Anh.
Em trai của ông Vượng tên là Phạm Nhật Vũ - Cưu chủ tịch của An Viên Group. Người này đã vướng vòng lao lý vì tội danh 'đưa hối lộ' trong thương vụ Mobifone mua lại AVG.
Em gái của ông Vượng là bà Phạm Lan Anh. Bà Lan Anh cũng là một trong những thành viên Hội đồng quản trị của Tập đoàn Vingroup. Bên cạnh đó, bà cũng kiêm chức vụ lãnh đạo chủ chốt của tổ Bảo hiểm tài sản cho Tập đoàn. Là người khá kín tiếng, bà Lan Anh ít khi xuất hiện trước truyền thông. Được biết, bà nắm trong tay tấm bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ kinh tế. Ngoài công việc tại Tập đoàn Vingroup, bà con là Tổng giám đốc của 3 công ty riêng. Các công ty này hoạt động chính trong lĩnh vực truyền thông viễn thông, đầu tư công nghệ, dịch vụ.
Quá trình khởi nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Từ người bán mì ăn liền ...
Tờ Bloomberg đưa tin: "Trở thành tỷ phú USD nhờ khởi nghiệp từ kinh doanh mì ăn liền tại Ukraine. Sau đó là đầu tư vào lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam. Ông Phạm Nhật Vượng đang ấp ủ ước mơ vươn tới những cơ hội mới trên thị trường quốc tế."
Trên thực tế, ông Vượng kinh doanh đầu tiên khi đang học năm 3 tại Đại học Thăm dò địa chất ở Liên bang Nga. Vì thiếu kinh nghiệm nên ông đã thay đổi rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông từng bán hàng, mở nhà hàng, buôn hàng từ Việt Nam,.. nhưng đều không bền.
Năm 1993, ông mới bắt đầu sản xuất nhãn hiệu mì ăn liền có tên Mivina. Tình hình kinh doanh tốt đã giúp ông trả hết khoản vay 100.000 USD với lãi suất 8%/tháng. Đến năm 1996, sản lượng mì ăn liền của ông tăng lên 1 triệu gói/năm. Năm 2004, thương hiệu Mivina đã chiếm tới 97% thị phần thực phẩm ăn liền tại Ukraine.
Nhân cơ hội này, ông đã tiếp tục mở rộng sản xuất thêm một số loại thức ăn nhanh khác. Năm 2010, ông Vượng đã có trong tay 2 nhà máy với doanh thu hàng trăm triệu USD/năm. Khi đó, số lượng công nhân viên của ông đã lên đến 2.000 người. Sau cùng, ông đã bán công ty cho Nestle S.A của Thụy Sĩ với giá 150 triệu USD. Việc bán đi công ty theo ông là để tập trung hoàn toàn vào việc phát triển thị trường Việt Nam.
... đến “ông trùm” lĩnh vực bất động sản cùng những cuộc chơi tỷ USD
Có được khoản lợi nhuận của việc kinh doanh sản phẩm ăn liền, ông Phạm Nhật Vượng nhanh chóng lên kế hoạch khác. Đó chính là đầu tư vào du lịch và bất động sản. Hiện tại, ông vừa là sáng lập viên, vừa là thành viên Hội đồng quản trị của Vinpearl Land và Công ty cổ phần Vincom.
Sau khi chuyển trụ sở từ Ukraine về Hà Nội vào năm 2009, Tập đoàn Technocom đã đổi tên thành Tập đoàn Đầu tư Việt Nam. Tên gọi này thường được biết đến với cái tên Vingroup. Tập đoàn đã không ngừng lớn mạnh và mở rộng hoạt động kinh doanh. Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực bất động sản, du lịch mà Vingroup còn đầu tư ở lĩnh vực y tế, giáo dục, công nghiệp,...
Theo đó, hàng loạt dự án về nhà ở, khu đô thị,.. mang thương hiệu Vingroup xuất hiện khắp nơi. Trong bộ sư tập dự án khủng của ông Phạm Nhật Vượng phải kể đến Trung tâm Thương mại lớn nhất Châu Á. Trung tâm này có diện tích là 230.000m2. Ngoài ra còn có thủy cung ngầm lớn nhất Việt Nam được đặt tại Time City. Tại Royal City có khu trượt băng trong nhà lớn nhất tại Việt Nam. Bên cạnh đó còn có cáp treo vượt biển dài nhất thế giới tại hệ thống Vinpearl Resort.
Chủ tịch Phạm Nhật Vượng viết nên ước mơ vươn tầm thế giới
Dấu ấn mà vị tỷ phú này để lại khi mở rộng kinh doanh sang công nghiệp ô tô chính là xây dựng hoàn thiện nhà máy ô tô VinFast. Dự án này được hoàn thiện trong 21 tháng với diện tích 500.000m2 tại Hải Phòng.
Theo đó, nhiều mẫu xe hơi của VinFast đã nhanh chóng được tung ra thị trường. Với thiết kế tinh tế, sang trọng mà các sản phẩm của VinFast đã nhận được hàng chục nghìn đơn đặt hàng.
Ông Phạm Nhật Vượng có dự định sẽ xây dựng nhà máy sản xuất ô tô tại Mỹ. Dự án này sẽ được thực hiện sau khi thành lập Viện nghiên cứu và Phát triển ô tô tại San Francisco. Theo tờ Bloomberg, vị chủ tịch này sẽ rót vốn 2 tỷ USD để thực hiện hóa “Giấc mơ Mỹ” mang tầm thế giới cho VinFast.
Khối tài sản “đáng mơ ước” của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Vào năm 2010, ông Phạm Nhật Vượng là cái tên được đánh giá giàu nhất trên thị trường chứng khoán. Đồng thời, ông còn là người giàu thứ nhì cả nước với số tài sản lên đến 15.800 tỷ đồng. Số tài sản này được tính sau khi Vinpearl tiến hành niêm yết 100 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE vào năm 2007.
Năm 2013, vị tỷ phú này lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách tỷ phú thế giới. Theo đó, tạp chí Forbes đã ghi danh tên ông Phạm Nhật Vượng với khối tài sản 1,5 tỷ USD. 6 năm sau, cái tên Phạm Nhật Vượng đã có mặt trong TOP 300 tỷ phú thế giới với tài sản 8,3 tỷ USD.
Tới thời điểm tháng 4/2020, ông đã vươn lên vị trí người giàu nhất Việt Nam. Bên cạnh đó ông còn là người giàu thứ 286 trên thế giới với khối tài sản 5,6 tỷ USD. Con số này chủ yếu được dựa trên những công khai quy đổi bằng cổ phiếu mà ông đang nắm giữ. Bên cạnh khối tài sản được thống kê này, còn có những tài sản khác của ông vẫn không hề được công khai.
3 lời khuyên “để thành công” của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Thời gian: Đối với ông, không có ai có quá nhiều thời gian trên đời này cả. Vì thế ta cần phải làm sao để sau này không phải hối hận. Chưa kể, công việc đối với ông là lẽ sống, là niềm vui và cả sự đam mê. Và đôi khi làm việc cũng là một cách giải trí.
Đầu tư vào ngành ô tô: Ông Phạm Nhật Vượng cho biết bản thân có mong muốn cháy bỏng là xây dựng thương hiệu Việt nam đẳng cấp và nổi tiếng trên thế giới. Nó sẽ giúp cho con cháu sau này có thể tự hào hơn về đất nước, dân tộc. Đồng thời đó cũng là nguồn cảm hứng để truyền đến cho các thế hệ trẻ. Tập đoàn Vingroup sau một thời gian dài phấn đấu đã gặt hái được những thành công nhất định. Hơn thế, Vingroup còn thể hiện được quyết tâm và mong muốn đóng góp toàn bộ trí lực để hoàn thiện sứ mệnh này.
Bài học quan trọng nhất: Đối với vị tỷ phú này, nếu làm việc tận tâm thì nhất định sẽ thành công.
TOP những câu nói hay của tỷ phú Phạm Nhật Vượng về lý tưởng sống
1. Lúc còn nhỏ, giấc mơ của tôi không hề lớn, tôi chỉ muốn giúp đỡ gia đình
Sinh ra trong một gia đình không được khá giả nên ông Vượng luôn có một khát khao là được giúp đỡ gia đình. Ông Phạm Nhật Vượng đã từng bước thực hiện các mục tiêu nhỏ. Sau đó là những mục tiêu lớn hơn mà không phải ai cũng có thể làm được. Có lẽ, chính bản thân ông là minh chứng cho câu nói “Bắt đầu nhỏ - suy nghĩ lớn”.
2. Tôi mơ ước sẽ biến những con phố của Hà Nội & Sài Gòn trở nên sầm uất như Singapore hay Hong Kong
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng cho biết nếu có thể thực hiện được điều trên kể cả mất tiền tỷ cũng thấy hạnh phúc. Mong muốn của ông chính là để lại thứ gì đó cho thế hệ sau. Còn tiền bạc thì cũng không thể mang theo khi đã chết rồi. Chính khát vọng này đã thôi thúc ông bán công ty ở Ukraine. Sau đó dành toàn bộ thời gian, công sức để tập trung kinh doanh ở Việt Nam.
3. Tấn công vẫn luôn tốt hơn là phòng thủ
Đối với ông Vượng, tấn công luôn được ông thể hiện trong kinh doanh. Chính vì thế, Vingroup luôn đề cao tính sáng tạo cũng như hiệu quả trong từng công việc.
4. Tận dụng thế mạnh của mình thành thứ mạnh nhất để cạnh tranh với cái mạnh của đối thủ
Đây là một trong những câu nói hay của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Câu nói này thể hiện tư duy chiến lược trong kinh doanh của ông. Đối với ông,hãy phát huy điểm mạnh của mình thay vì cứ đi theo thế mạnh của đối thủ.
5. Làm gì cũng phải có đam mê, nghiêm túc với công việc, học hỏi liên tục kể cả đó là đối thủ
Ông Vượng cho biết khi lấn sân sang lĩnh vực khác chỉ có một điều đó là “liều”. Thế nhưng, một khi ông đã quyết tâm làm thì phải có đam mê, nỗ lực, nghiêm túc với công việc.
Chính vì thế ông đã mày mò học hỏi, quan sát từ các đối thủ. Từ đó đưa ra phương án kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp.
6. Tôi chỉ tập trung vào việc của mình còn người khác muốn nói gì thì mặc họ
Ông Phạm Nhật Vượng cho biết bản thân sẽ bỏ ngoài tai những lời đồn đại bên ngoài. Theo đó, ông chỉ tập trung việc của mình. Chính thành công ngày hôm nay là lời đáp trả cho việc bỏ ngoài tai lời nói thiên hạ ngày xưa của ông.
7. Tiền là phương tiện để làm việc
Đây chính là nguyên tắc cơ bản của bất kỳ người làm kinh doanh nào. Không riêng gì ông Vượng mà các tỷ phú khác đều có suy nghĩ tương tự. Trong kinh doanh, tiền được ví như máu của doanh nghiệp bởi nó nuôi cả một hệ thống. Bên cạnh đó, tiền còn là cái nôi để thực hiện hóa mọi ý tưởng của con người.
8. Người ta bay suốt ngày thì mới mua, chứ tôi không đi đâu mấy, mua máy bay tính ra sẽ lỗ thì mua làm gì?
Không giống như các vị tỷ phú khác sắm máy bay riêng để phục vụ cho việc đi lại. Riêng tỷ phú Phạm Nhật Vượng lại bình dị khi di chuyển bằng máy bay công cộng. Là một tỷ phú nhưng mọi việc đều được ông Vượng cân nhắc. Dù đó là chi tiêu cá nhân đi chăng nữa.
9. Mục tiêu của tôi không có gì thay đổi về bản chất vẫn làm đẹp cho đời
Khi được hỏi “Vingroup sẽ làm gì khi mở rộng kinh doanh sang địa ốc” ông Vượng vẫn bình thản trả lời: “Mục tiêu của tôi không có gì ngoài việc vẫn làm đẹp cho đời”.
10. Tôi không quan tâm đến chuyện lọt top 500 người giàu nhất trên thế giới
Trong khi công chúng dành sự quan tâm đến sự phát triển thần tốc của ông thì trái lại, ông chẳng quan tâm đến danh hiệu này.
11. Lỡ làm người rồi không thể sống một đời phí hoài được
Dây được xem là phát ngôn tâm đắc nhất của ông Phạm Nhật Vượng. Tâm niệm này của ông khiến nhiều người liên tưởng đến câu nói nổi tiếng trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy”. Không cần nhiều phát ngôn sốc để đánh bóng tên tuổi, ông Phạm Nhật Vượng vẫn được biết đến với hình ảnh chăm chỉ làm việc để chinh phục những mục tiêu mới.
12. Tôi không có nhu cầu gì nhiều. Cơm ăn, áo mặc, nhà cửa, xe cộ… có rồi
Mặc dù là tỷ phú với khối tài sản khổng lồ nhưng bản thân ông lại không có nhiều nhu cầu. Những thứ thường ngày như cơm ăn, áo mặc, nhà cửa,... thì ông đã có rồi.