meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tỷ phú Peter Thiel cùng cách đầu tư gây tranh cãi: Sẵn sàng chi tiền khủng đầu tư nếu startup chấp nhận bỏ học đại học

Thứ năm, 06/10/2022-09:10
Thiel Fellowship được biết đến là một chương trình gây tranh cãi khi ra điều kiện các startup muốn nhận được khoản đầu tư phải bỏ học đại học. Được biết, chương trình này được gây dựng vào năm 2010 bởi tỷ phú Peter Thiel - đồng sáng lập Paypal và là nhà đầu tư nổi tiếng của thung lũng Silicon. 

Được biết, từ kế hoạch đầu tư mạo hiểm của Peter Thiel đã có nhiều cái tên trở thành triệu phú và tỷ phú trẻ tuổi với những startup giá trị và ấn tượng. 

Gây tranh cãi với điều kiện đầu tư "lạ đời"

Theo thông tin từ The Times, khi “gã khổng lồ” công nghệ Adobe gật đầu đồng ý về một thỏa thuận với giá trị lên tới 20 tỷ USD cho Figma - một công ty khởi nghiệp thiết kế tại San Francisco - vào tháng 9 vừa qua, điều này đồng nghĩa với việc, nhà đồng sáng lập của Figma là Dylan Field sẽ là cái tên tiếp theo gia nhập danh sách tỷ phú sau khi bỏ học đại học.

Cũng giống như nhiều tỷ phú nổi tiếng khác như Steve Jobs và Bill Gates, Dylan Field cũng đã bỏ học từ sớm để có thể theo đuổi ước mơ của riêng mình. Tuy nhiên, khác với những cái tên danh tiếng ở trên, Dylan Field lại bị “dụ dỗ” bởi một thế lực mạnh mẽ hơn cả ý chí của mình, đó là sự hỗ trợ từ một tỷ phú khác.


Cũng giống như nhiều tỷ phú nổi tiếng khác như Steve Jobs và Bill Gates, Dylan Field cũng đã bỏ học từ sớm để có thể theo đuổi ước mơ của riêng mình
Cũng giống như nhiều tỷ phú nổi tiếng khác như Steve Jobs và Bill Gates, Dylan Field cũng đã bỏ học từ sớm để có thể theo đuổi ước mơ của riêng mình

Năm 2012, khi Dylan Field vẫn còn là sinh viên của Đại học Brown đã đăng ký tham gia chương trình Học bổng Thiel. Đây là một chương trình vô cùng kỳ lạ đã được nhà đầu tư công nghệ tỷ phú theo chủ nghĩa tự do Peter Thiel khởi động vào năm 2010. Đáng chú ý, mỗi năm nhà đầu tư này chỉ chọn 20-30 thanh thiếu niên, đặc biệt phải ở độ tuổi vị thành niên, khi nộp đơn phải mong muốn tìm hiểu những điều mới lạ thay vì dành thời gian ở trong lớp học. Vị tỷ phú này đã cung cấp cho họ khoản hỗ trợ với trị giá lên tới 100.000 USD trong vòng hai năm; điều kiện duy nhất mà họ phải thực hiện là bỏ học.

Thương vụ Figma gây chú ý bởi nó xảy ra vào đúng thời điểm khi mới chỉ vài tuần trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gây tranh cãi khi tiết lộ về kế hoạch xóa khoảng 500 tỷ USD nợ sinh viên và còn làm dấy lên cuộc tranh luận toàn cầu về giá trị của giáo dục đại học. Ở Mỹ, kể từ năm 1980 cho đến nay, chi phí giáo dục đại học đã tăng gần gấp 3 lần. Điều này khiến cho nhiều sinh viên để theo đuổi việc học đã phải chi trả những khoản vay lên tới 6 con số. Trước khi có gói viện trợ của Biden, khoản nợ của sinh viên đã lên tới 1.700 tỷ USD và là nguồn nợ hộ gia đình lớn nhất ngoài các khoản thế chấp. Đáng chú ý, nợ sinh viên ở Anh cũng đã tăng gấp đôi sau 5 năm, lên mức 182 tỷ USD.

Vì thế, không quá ngạc nhiên khi học phí đã trở thành một “mặt trận đầy đắng cay” trong cuộc chiến văn hóa. Vì thế, câu chuyện chàng trai bỏ đại học, hô biến khoản vốn của tỷ phú PayPal trở thành khối tài sản 2 tỷ USD đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Theo như tiết lộ của Keith Rabois - một nhà đầu tư công nghệ nổi tiếng và cũng là đồng nghiệp cũ của Thiel, trong hơn 10 năm qua đã có khoảng 250-300 người nhận được khoản hỗ trợ của Thiel và đã tạo ra nhiều giá trị hơn tất cả những học sinh tốt nghiệp NYU, Columbia, Penn, Brown và Cornell cộng lại.

Theo bà Danielle Strachman - đối tác điều hành của quỹ 1517 Fund vốn được đỡ đầu bởi tỷ phú Peter Thiel - chia sẻ, họ cảm thấy hài lòng khi nhiều người bắt đầu quan tâm đến mô hình giáo dục ngoài trường đại học. Trước đây, Danielle cũng đã cùng CEO Michael Gibson giúp đỡ việc khởi động Thiel Fellowship vào năm 2010.


Thiel Fellowship được biết đến là một chương trình gây tranh cãi khi ra điều kiện các startup muốn nhận được khoản đầu tư phải bỏ học đại học - được gây dựng vào năm 2010 bởi tỷ phú Peter Thiel
Thiel Fellowship được biết đến là một chương trình gây tranh cãi khi ra điều kiện các startup muốn nhận được khoản đầu tư phải bỏ học đại học - được gây dựng vào năm 2010 bởi tỷ phú Peter Thiel

Sau đó, quỹ này đã mất khá nhiều năm để có thể khẳng định được vai trò và những đóng góp của mình. Đến năm 2013, Larry Summers - cựu chủ tịch Harvard và Bộ trưởng Ngân khố Mỹ, đã lên tiếng bác bỏ, đồng thời coi chương trình này là “sai lầm lớn nhất của hoạt động từ thiện của thập kỷ vừa qua”. 

Ngày nay, một số doanh nhân trẻ cũng từng có cơ hội nhận khoản hỗ trợ - điển hình như Field - đã bắt đầu nhận ra công sức của mình đã đơm hoa kết trái. Điều đáng nói, thỏa thuận Figma đã lập kỷ lục, trở thành mức giá cao nhất từng được chi trả cho một công ty khởi nghiệp công nghệ tư nhân, vượt qua cả con số 19 tỷ USD mà trước đây Facebook từng trả cho WhatsApp.

Năm nào cũng thế, có tới hàng nghìn ứng viên tranh giành nhau suất “học bổng kỳ lạ” đến từ nhà sáng lập Paypal. Những ứng viên thích hợp sẽ có được ý tưởng kinh doanh nổi bật, đang nghiên cứu học thuật hoặc làm việc ở một tổ chức phi lợi nhuận hay công ty khởi nghiệp nào đó. Người quyết định cuối cùng chính là tỷ phú Peter Thiel.

Không riêng gì Field, một trường hợp điển hình khác là Vitalik Buterin - tỷ phú tiền ảo đứng sau đồng Ethereum với trị giá lên đến 155 tỷ USD cũng như công nghệ blockchain cũng đã được Peter Thiel lựa chọn. Mới năm ngoái, Vitalik đã quyên tặng 1 tỷ USD để viện trợ chống Covid-19 cho Ấn Độ.

Sau khi giành được một suất học bổng của Fellowship, Josh Browder - người sáng lập DoNotPay (một công ty khởi nghiệp chuyên về luật sư robot tại London) cũng đã quyết định bỏ học tại Đại học Stanford vào năm 2018. Được biết, Josh đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ đến từ những cố vấn và các nghiên cứu sinh khác của Thiel thông qua những khóa học, những buổi trò chuyện nhóm, gặp mặt hàng tháng để có thể thảo luận về những vấn đề hóc búa. 

Mới năm ngoái, DoNotPay đã được định giá ở mức 210 triệu USD sau khi huy động thành công tiền từ Andreessen Horowitz cũng như các công ty liên doanh khác. Thông qua công ty đầu tư của riêng mình, Browder đã đầu tư vào 23 công ty khác được thành lập bởi những nghiên cứu sinh của Thiel.

Từ kỳ thủ cờ vua trở thành tỷ phú công nghệ

Peter Andreas Thiel là tỷ phú doanh nhân người Mỹ gốc Đức và là một nhà đầu tư mạo hiểm. Năm 1998, ông trở thành nhà đồng sáng lập công ty công nghệ tài chính Paypal, sở hữu khối tài sản kếch xù và được mệnh danh là “ông trùm của Thung lũng Silicon”. Thành công này được Thiel tiếp tục tận dụng thông qua việc thành lập một số công ty đầu tư mạo hiểm khác và các công ty phân tích dữ liệu lớn. 


Năm 1998, ông trở thành nhà đồng sáng lập công ty công nghệ tài chính Paypal, sở hữu khối tài sản kếch xù và được mệnh danh là “ông trùm của Thung lũng Silicon”
Năm 1998, ông trở thành nhà đồng sáng lập công ty công nghệ tài chính Paypal, sở hữu khối tài sản kếch xù và được mệnh danh là “ông trùm của Thung lũng Silicon”

Thời điểm hiện tại, khối tài sản của Thiel ở mức hơn 112 nghìn tỷ đồng. Thời điểm còn ngồi trên ghế nhà trường, Thiel là một học sinh xuất sắc trong môn toán và từng giữ vị trí đầu tiên trong cuộc thi toán học California mở rộng. Năm 1989, ông tốt nghiệp ngành Triết học của Đại học Stanford, đến năm 1992 là bằng Tiến sĩ Luật tại Trường Luật Stanford. Khi đang học tại Stanford, Peter Thiel đã đồng sáng lập The Stanford Review vào năm 1987 và đảm nhiệm vai trò tổng biên tập.

Thiel còn được biết đến là một kiện tướng cờ vua. Từ năm 6 tuổi, Thiel đã bắt đầu chơi cờ, từng trở thành một trong những kỳ thủ dưới 21 tuổi sở hữu xếp hạng cao nhất tại Mỹ. Đồng thời, ông còn giữ danh hiệu Life Master - danh hiệu được Liên đoàn Cờ vua Mỹ (USCF) trao tặng. Người chơi phải có xếp hạng master trên 2200 cùng với ít nhất 300 ván cờ thuộc giải đấu được USCF xếp hạng mới có được danh hiệu này.

Sau này, chiến lược cờ vua cổ điển đã được Peter Thiel áp dụng vào kinh doanh, từng bước xây dựng nên khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng. Sau khi tốt nghiệp trường Luật Stanford, bắt đầu công việc đầu tiên của mình là thư ký cho Thẩm phán cấp cao James Larry Edmondson thuộc Tòa án phúc thẩm Mỹ. Sau đó, Peter Thiel chuyển sang làm luật sư chứng khoán cho một công ty luật đa quốc gia danh tiếng là Sullivan & Cromwell. Sau hơn 7 tháng làm việc, ông đã rời bỏ vị trí này vì cảm thấy công việc thiếu giá trị siêu việt. 

Năm 1993, Peter Thiel trở thành nhà giao dịch phái sinh trong những quyền chọn tiền tệ ở ngân hàng đầu tư toàn cầu Credit Suisse. Peter Thiel còn là người viết bài phát biểu cho William Bennett - cựu Bộ trưởng Giáo dục Mỹ. Năm 1996, ông chuyển tới California để tìm kiếm công việc ý nghĩa hơn.  

Khi đến Bay Area (California), Peter Thiel đã nhanh chóng nắm bắt được sự phát triển của Internet cùng với máy tính cá nhân. Ông huy động được 1 triệu USD (tương đương gần 23 tỷ đồng) để thành lập Thiel Capital Management, chính thức bắt tay vào sự nghiệp đầu tư mạo hiểm. Thời điểm đầu gian nan, ông đã mất 100.000 USD (gần 2,3 tỷ đồng) vì dự án không thành công của người bạn Luke Nosek. Sau đó, bạn của Nosek là Max Levchin đã giới thiệu Peter Thiel về ý tưởng công ty liên quan đến mật mã đã khiến vận may tìm đến, sau này ý tưởng này trở thành dự án đầu tiên của họ với tên gọi Confinity vào năm 1998.


Sau này, chiến lược cờ vua cổ điển đã được Peter Thiel áp dụng vào kinh doanh, từng bước xây dựng nên khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng
Sau này, chiến lược cờ vua cổ điển đã được Peter Thiel áp dụng vào kinh doanh, từng bước xây dựng nên khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng

Tiếp đến, Peter Thiel nhận ra họ có thể phát triển phần mềm để có thể thu hẹp khoảng cách với việc thanh toán trực tuyến. Dùng thẻ tín dụng, mở rộng mạng lưới máy rút tiền đã giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn để thanh toán. Tuy nhiên, không phải bất kỳ người bán nào cũng có một thiết bị cần thiết để có thể chấp nhận thẻ tín dụng. Vì thế, mong muốn của Peter Thiel là tạo ra loại ví kỹ thuật số tiện lợi và bảo mật cho người tiêu dùng thông qua việc mã hoá dữ liệu trên các thiết bị kỹ thuật số. 

Đến năm 1999, Confinity đã chính thức cho ra mắt Paypal. Khi đó, việc mua hàng online vẫn còn rất sơ khai. Người mua phải thanh toán bằng séc và muốn hoàn tất quá trình phải mất đến 10 ngày. Người mua còn tin tưởng một cách mù quáng đối với người bán về sản phẩm; người bán cũng tin tưởng người mua sẽ không rút lại séc sau khi nhận được hàng.

Khi ra đời, PayPal đã giải quyết vấn đề lớn này thông qua việc liên kết email và tiền, trở thành cái tên tiên phong cho ngành thanh toán kỹ thuật số. Paypal đã được hỗ trợ bằng thanh toán trên thị trường trực tuyến eBay và ngày càng thành công vang dội. Năm 2002, eBay mua đứt Paypal với giá 1,5 tỷ USD (tương đương hơn 34 nghìn tỷ đồng). Thương vụ này đã giúp Peter Thiel trở thành triệu phú. Năm 2015, eBay đã tách Paypal ra cho các cổ đông. Một lần nữa, Paypal trở thành công ty độc lập. Năm 2021, công ty này được xếp hạng 134 trên Fortune 500 về những tập đoàn lớn nhất của Mỹ tính theo doanh thu.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước