Tỷ lệ lấp đầy vượt trội: Bất động sản khu công nghiệp vẫn là “ngôi sao” của toàn thị trường
Tỷ lệ lấp đầy bất động sản công nghiệp năm 2022 lên tới 80%
Bất động sản công nghiệp được đáng giá là một điểm sáng trên thị trường địa ốc trong năm 2022 khi chứng kiến tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp trên toàn quốc có xu hướng tăng, đạt hơn 80%.
Bất động sản luôn là một lĩnh vực quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, nó gắn liền với nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế lớn như xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, tài chính, thị trường vốn, du lịch, ngân hàng… và có sức lan tỏa tới hơn 40 ngành nghề, lĩnh vực khác.
Do đó, để kịp thời đối phó với các tác động, ảnh hưởng từ chiến tranh, dịch bệnh, đứt gãy chuỗi cung ứng, giá nguyên vật liệu tăng cao… đảm bảo cho an sinh xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô thì Chính phủ Việt Nam đã luôn quan tâm sát sao tới sự phát triển của thị trường bất động sản, ban hành nhiều chính sách, giải pháp và nhiều chỉ đạo điều hành quyết liệt để giúp thị trường phát triển một cách ổn định, an toàn, lành mạnh. Qua đó trở thành động lực thúc đẩy cho sự phát triển của những lĩnh vực, ngành nghề kinh tế khác.
Bắc Giang quyết tâm trở thành trung tâm công nghiệp của vùng
Theo quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, công nghiệp được xác định là động lực chủ yếu cho tăng trưởng của tỉnh.Thị trường bất động sản công nghiệp phía Nam giảm nhiệt
Sau một thời gian dài sốt nóng, phân khúc bất động sản công nghiệp phía Nam bắt đầu giảm nhiệt khi giá thuê, sức cầu trên thị trường đều đang đi xuống.Bất động sản công nghiệp: Năm 2023 liệu có tiếp tục bùng nổ như 2022?
Bất động sản công nghiệp được coi là điểm sáng của năm 2022. Những con số ấn tượng đã có thấy sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của bất động sản công nghiệp so với những phân khúc khác. Thế nhưng, ở năm 2023 với nhiều biến động khó lường, liệu bất động sản công nghiệp có thể giữ được "ngôi vương"?Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành thời gian qua đã nỗ lực điều hành, chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn gỡ khó cho lĩnh vực bất động sản cùng một số lĩnh vực liên quan có tác động tương hỗ tới bất động sản như trái phiếu, tín dụng. Từ đó tạo ra các xung lực mới, tác động tích cực hơn cho thị trường địa ốc.
Theo Bộ Xây dựng, bất động sản công nghiệp được xem là điểm sáng của thị trường trong năm 2022 với tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp trên cả nước tăng hơn 80%. Trong đó, tỷ lệ lấp đầy bình quân tại các khu công nghiệp ở những tỉnh thành miền Nam ghi nhận mức cao nhất cả nước, đạt khoảng 85%.
Một số khu công nghiệp tại Hà Nội, TP. HCM, tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Đồng Nai, Bình Dương gần như đã được lấp đầy hoàn toàn. Tại Bình Dương, đây là địa phương có tỷ lệ lấp đầy cao nhất nước với 29 khu công nghiệp đang hoạt động đạt tỷ lệ lấp đầy trên 95%.
Giá thuê bất động sản công nghiệp trong năm 2022 tăng 10% so với cùng kỳ, trung bình từ 100 - 120 USD/m2/chu kỳ thuê. Tiếp tục xu hướng tăng giá, nhất là tại các khu công nghiệp phái Nam do nguồn cung hạn hẹp. Trong đó, giá thuê trung bình tại các khu công nghiệp ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc dao động từ 90 - 120 USD/m2/chu kỳ thuê.
Tại TP. HCM và các tỉnh phía Nam, giá thuế trung bình của các khu công nghiệp trong khoảng 100 - 300 USD/m2/chu kỳ thuê. Riêng tại TP. HCM có giá thuê từ khoảng 180 - 300 USD/m2/chu kỳ thuê, cao nhất cả nước.
Năm 2022, những dự án bất động sản mới được cấp phép vẫn giảm so với năm 2021 khiến nguồn cung bất động sản, đặc biệt là nhà ở dành cho đối tượng thu nhập thấp còn đang hạn chế. Đối với các dự án nhà ở thương mại, toàn quốc có 126 dự án với quy mô 55.732 căn hộ được cấp phép, bằng khoảng 52,7% so với năm 2021; Có 466 dự án với 228.029 căn hộ đang triển khai xây dựng, bằng 47,7% so với năm 2021; Có 91 dự án với 18.206 căn hộ đã hoàn thiện, bằng 55,2% so với năm 2021.
Trên cả nước có 9 dự án nhà ở xã hội được cấp phép mới, tổng có 5.526 căn hộ; 144 dự án với 6.196 căn hộ đã hoàn thiện; 27 dự án với 8.245 căn hộ đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Với dự án nhà ở dành cho công nhân, cả nước có 2 dự án được cấp phép mới với tổng 1.729 căn hộ; 1 dự án với 32 căn hộ đã hoàn thiện; 4 dự án với 2.328 căn hộ đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Trong năm qua, toàn quốc có 12 dự án du lịch, nghỉ dưỡng được cấp phép, bằng khoảng 23% so với năm 2021; Có 30 dự án đã được hoàn thiện.
Bộ Xây dựng cho biết, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản trong năm 2022 theo chiều hướng tăng. Nhưng đối với việc phát hành trái phiếu, trong thời gian qua chứng kiến một số tổ chức, cá nhân có sai phạm, đã bị xử lý liên quan tới hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, làm ảnh hưởng lớn tới thị trường và tâm lý của nhà đầu tư.
Vì vậy, các doanh nghiệp địa ốc khó khăn hơn trong việc phát hành trái phiếu tạo ra nguồn vốn triển khai thực hiện dự án và cân đối dòng tiền trong các hoạt động của doanh nghiệp.
Đáng chú ý, nguồn vốn FDI chảy vào lĩnh vực bất động sản trong năm 2022 đã tăng thêm 1,85 tỷ USD, tức hơn 70% so với năm 2021 và tiếp tục đứng ở vị trí thứ 2 trong các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2022 khi đạt tổng vốn đầu tư trên 4,45 tỷ USD, chiếm 16,1%. Lượng vốn này chủ yếu tập trung tại thị trường bất động sản công nghiệp cùng một số dự án bất động sản lớn.
Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh khó khăn của thị trường địa ốc, vốn đầu tư FDI rất đáng tin cậy đối với những doanh nghiệp bất động sản nội địa, giúp thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của thị trường trong dài hạn. Bộ Xây dựng đánh giá, thị trường địa ốc trong năm 2022 có sức hấp thụ tốt hơn năm 2021. Tới cuối năm 2022, tổng lượng giao dịch thành công nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư trong năm qua là 150.268 giao dịch.
“Ngôi sao sáng” của năm 2023
Tổng Giám đốc Công ty Việt An Hoà - Ông Trần Khánh Quang nhìn nhận, bất động sản khu công nghiệp có "sức khỏe" tốt nhất thị trường năm 2022. Bất chấp những biến động cùng hàng loạt khó khăn về dòng vốn, các khu công nghiệp vẫn đảm bảo về thanh khoản và tỷ lệ lấp đầy cao. Sang năm 2023, phân khúc này vẫn là ngôi sao sáng của thị trường địa ốc vì sở hữu nhiều động lực tăng trưởng.
Theo ông Quang, Việt Nam đang nắm giữ nhiều lợi thế trong việc đón đầu làn sóng FDI. Đặc biệt, giá thuê tại các khu công nghiệp Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và có nguồn lao động dồi dào.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện với những dự án như đường Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc Bắc - Nam,... đóng góp rất nhiều cho triển vọng tăng trưởng bất động sản khu công nghiệp.
Cùng quan điểm này, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam - Ông Nguyễn Chí Thanh đánh giá: "Bất động sản khu công nghiệp sẽ là phân khúc có nhiều động lực để giữ vững "ngôi vương" vào năm 2023. Đây cũng là phân khúc hấp dẫn nhiều nhà đầu tư tham gia, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, tới từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ".
Vị này cũng cho hay, có hai địa phương sẽ dẫn đầu về nguồn cung bất động sản công nghiệp cho thuê vào năm 2023 là Hải Phòng và Bắc Ninh. Nguyên nhân là, trong giai đoạn tới đây, hai địa phương này sẽ có thêm nguồn cung mới từ khu công nghiệp Tiến Thành (Hải Phòng) diện tích 410ha và Gia Bình 2 (Bắc Ninh) diện tích 250ha đi vào hoạt động. Như vậy, giá cho thuê có thể tăng thêm, giá thuê tại các khu công nghiệp phía Bắc trung bình tăng 1 - 2% trong năm.
Tại một phát biểu gần đây, chuyên gia kinh tế - TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh, việc phát triển bất động sản khu công nghiệp sẽ liên quan chặt chẽ tới đất ở, nhà ở xung quanh khu công nghiệp. Điều này để đáp ứng nhu cầu về nơi ở, dịch vụ phục vụ công nhân và các chuyên gia làm việc tại khu vực đó.
"Tôi đánh giá đây là một phân khúc đầy tiềm năng. Bởi tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp tại Việt Nam hiện khoảng 72%. Cả nước đang có gần 400 khu công nghiệp, nhưng lại thiếu nhiều chỗ ở đáp ứng đủ hệ sinh thái cho chuyên gia và công nhân" - Vị chuyên gia chia sẻ.