meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp Quảng Bình thấp so với quy hoạch 

Thứ bảy, 15/10/2022-22:10
Khó khăn trong giải phóng mặt bằng và thu hút đầu tư khiến các khu công nghiệp tại Quảng Bình đang có tỷ lệ lấp đầy so với quy hoạch. 

Loạt khu công nghiệp tại Quảng Bình 

Theo nhadautu.vn, Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Bình cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 6 khu công nghiệp, trong đó 3 khu công nghiệp đã được lấp đầy gồm Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới (TP Đồng Hới) được thành lập năm 2005, Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới (TP Đồng Hới) thành lập năm 2009, Khu công nghiệp Tây Bắc Quán Hàu (huyện Quảng Ninh) thành lập năm 2017. 

2 khu công nghiệp đã có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết được phê duyệt gồm khu công nghiệp Bang (huyện Lệ Thủy) được phê duyệt quy hoạch năm 2011 và đang lập quy hoạch mở rộng; Khu công nghiệp Cam Liên (huyện Lệ Thủy) được phê duyệt quy hoạch năm 2016. 

Khu công nghiệp Lý Trạch (huyện Bố Trạch) chưa được lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết. 

Tại Khu kinh tế Hòn La có 3 khu công nghiệp gồm khu công nghiệp cảng biển Hòn La được phê duyệt quy hoạch năm 2003, điều chỉnh mở rộng năm 2019; Khu công nghiệp Hòn La II được phê duyệt quy hoạch năm 2011; Khu công nghiệp cửa ngõ phía Tây được phê duyệt quy hoạch năm 2018. 



Khu kinh tế Hòn La sở hữu các lợi thế để xây dựng các nhà máy, cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ có sức lan tỏa ra cả khu vực.
Khu kinh tế Hòn La sở hữu các lợi thế để xây dựng các nhà máy, cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ có sức lan tỏa ra cả khu vực.

Hiện nay, Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới đã giải phóng mặt bằng được 66,32 ha; 36,1195 ha diện tích đất cho thuê; 4,616 ha chuyển nhượng cho thuê sản xuất kinh doanh. Khu công nghiệp này có tỷ lệ lấp đầy 98,9%. 

Tại Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới, đã giải phóng mặt bằng 82,89 ha/150 ha; 37,21 ha diện tích đất đã giao và cho thuê; 11,76 ha đất chuyển nhượng cho thuê sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ lấp đầy tại khu công nghiệp này đạt 44,48%. 

Tại Khu công nghiệp Tây Bắc Quán Hàu, diện tích đất đã giải phóng mặt bằng đạt 15,28 ha; 14,22 ha diện tích đất đã giao và cho thuê. Tỷ lệ lấp đầy tại khu công nghiệp này đạt 8%.

Tại Khu công nghiệp Cam Liên, diện tích đất đã giải phóng mặt bằng đạt 21,76 ha; 21,46 ha đất đã giao và cho thuê. Tỷ lệ lấp đầy tại khu công nghiệp này đạt 6,9%. 

Tại Khu công nghiệp Bang, diện tích đất giải phóng mặt bằng tại đây đạt 9,86 ha; 8,7 ha diện tích đất đã giao và cho thuê. Tỷ lệ lấp đầy đạt 8,81%. 


Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo tạo sức bật cho tỉnh Quảng Bình thành công trong xúc tiến các dự án đầu tư vào địa phương Bắc trung bộ này.
Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo tạo sức bật cho tỉnh Quảng Bình thành công trong xúc tiến các dự án đầu tư vào địa phương Bắc trung bộ này.

Tại Khu công nghiệp Cảng biển Hòn La, đã giải phóng mặt bằng được 109,26 ha; 50,54 ha diện tích đất đã giao và cho nhà đầu tư thuê; 9,47 ha đã chuyển nhượng cho nhà đầu tư thuê sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ lấp đầy tại đây đạt 47,41%. 

Tại Khu công nghiệp Hòn la II, tính đến nay đã giải phóng mặt bằng dược 19,31 ha; 13,88 ha diện tích đất đã giao và cho thuê. Tỷ lệ lấp đầy tại đây đạt 11,9%. 

Khu công nghiệp ngõ phía Tây Khu kinh tế Hòn La đã giải phóng mặt bằng 1 ha; 1 ha diện tích đất đã giao và cho thuê. Tỷ lệ lấp đầy đạt 1,37%. 

Nhiều vướng mắc khi giải phóng mặt bằng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, giao đất để thực hiện dự án tại các khu công nghiệp tại Quảng Bình vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trong đó vướng mắc nhất là về cơ chế chính sách. 

Ông Lâm cho rằng, trong các quy định liên quan của Luật Đất đai 2023, căn cứ để Nhà nước thu hồi đất phục vụ xây dựng phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế đó là phải có dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên thực tế một số địa phương do điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nên hiện vẫn chưa thu hút được các nhà đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và các khu chức năng trong khu kinh tế.

"Các hạng mục này chủ yếu được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nên không được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dẫn đến thiếu căn cứ để thu hồi đất phục vụ xây dựng phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế", ông Lâm chỉ rõ.


Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Bình sẽ xây dựng kế hoạch xúc tiến, thu hút đầu tư phù hợp với quy hoạch các khu công nghiệp.
Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Bình sẽ xây dựng kế hoạch xúc tiến, thu hút đầu tư phù hợp với quy hoạch các khu công nghiệp.

Phó Chủ tịch Đoàn Ngọc Lâm cho biết, trong thời gian tới, để tăng cường hiệu quả trong việc sử dụng đất tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, tỉnh Quảng Bình sẽ xây dựng kế hoạch xúc tiến, thu hút đầu tư với những đối tác, ngành nghề, dự án phù hợp với quy hoạch các khu công nghiệp.

"Bên cạnh việc xây dựng các tiêu chí đầu tư trong khu công nghiệp để lựa chọn ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp, tỉnh sẽ thực hiện nghiêm công tác giám sát đánh giá, chấm dứt hoạt động các dự án chậm tiến độ kéo dài hoặc không triển khai trong các khu công nghiệp dẫn đến lãng phí quỹ đất. Đồng thời, đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong đó xác định ưu tiên các đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc.. và các ngành nghề chính như công nghiệp cơ khí chế tạo, điện tử, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao… nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả lấp đầy tại các khu công nghiệp", ông Lâm thông tin.

Chú trọng phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế 

Tỉnh Quảng Bình có vị trí phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Lào, là cửa ngõ ra biển của vùng Đông Bắc Thái Lan và Nam Lào thông qua cửa khẩu Cha Lo và đi xuống cảng Hòn La. Đồng thời Quảng Bình còn là điểm cuối của tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây. Các tuyến giao thông đường sắt, đường Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh đều đi qua tỉnh Quảng Bình. Có thể thấy địa phương này sở hữu vị trí địa chiến lược quan trọng của khu vực Bắc trung Bộ của nước ta. 

“Trên địa bàn tỉnh cũng có 1 cảng biển nước sâu là Cảng Hòn La và 1 sân bay là sân bay Đồng Hới. Do vậy, vị trí địa lý và hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của Quảng Bình mang đến thuận lợi trong việc kết nối, giao thương đi lại với các địa phương lân cận cũng như khu vực kinh tế 2 đầu đất nước. Đây là một trong những lợi thế khác biệt của Quảng Bình so với các địa phương khác trong khu vực miền Trung”, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình Vũ Đại Thắng nhấn mạnh.


Tỉnh Quảng Bình sở hữu các yếu tố có lợi như vị trí đắc địa, diện tích và lực lượng lao động đông đảo, có trình độ phục vụ phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.
Tỉnh Quảng Bình sở hữu các yếu tố có lợi như vị trí đắc địa, diện tích và lực lượng lao động đông đảo, có trình độ phục vụ phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.

Tỉnh Quảng Bình có nguồn tài nguyên phong phú như các loạt cát, sét, titan, đá vôi, đặc biệt tỉnh có diện tích 8.000 km2 thuận lợi cho việc thu hút đầu tư các dự án khu công nghiệp cần diện tích đất có quy mô lớn. 

Một trong những yếu tố giúp Quảng Bình thu hút các dự án công nghiệp là sở hữu lực lượng người trong độ tuổi lao động lên tới 57,6% trong tổng 900.000 dân. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo lại đạt 70%. 

Ông Marco Breu, Tổng giám đốc Công ty TNHH McKinsey&Company Việt Nam nhận định: “Xét trên bình diện quốc tế, chúng tôi nhận thấy một số xu hướng tạo thuận lợi cho Quảng Bình, cụ thể là chi phí nhân công tăng tại Trung Quốc sẽ giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của các địa phương như Quảng Bình. Một số ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Quảng Bình đã được ưu tiên phát triển dựa trên lợi thế về giá điện thấp, chi phí kho vận rẻ, chi phí nhân công thấp và nguồn nguyên liệu đầu vào tại địa phương. Ngoài ra, việc tăng cường nguồn cung điện sạch, giá rẻ cũng sẽ hỗ trợ ngành công nghiệp trong tỉnh thêm cơ hội phát triển”. 

Ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, trong thời gian qua, hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp đã được tỉnh quan tâm đầu tư mạnh mẽ. Điều này tạo điều kiện thu hút đầu tư, khai thác tốt thế mạnh sẵn có của địa phương để phát triển công nghiệp. Công tác xúc tiến đầu tư được chú trọng, một số dự án đầu tư mới đã đi vào hoạt động, đang phát huy hiệu quả như các dự án may xuất khẩu, chế biến gỗ, sản xuất kính cường lực, thu hồi nhiệt thải phát điện, chế biến hải sản, các nhà máy gạch không nung... 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước