meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Từ vụ đấu giá đất Thủ Thiêm: Cần thiết chế sàng lọc nhà đầu tư

Thứ năm, 19/05/2022-07:05
Việc 2 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm không nộp tiền dù đã quá hạn tiếp tục rung lên hồi chuông cảnh báo về việc thẩm tra năng lực tài chính của nhà đầu tư khi tham gia đấu giá.

2 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm liên tục thất hứa

Tiếp sau thông tin cưỡng chế tài khoản ngân hàng 12 ngày nhưng chưa thu được đồng nào do tài khoản không có tiền, Cục Thuế TP.HCM vừa tiết lộ lý do vì sao doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm liên tục thất hứa. 




4 lô đất khu đô thị Thủ Thiêm mang ra đấu giá, 2 doanh nghiệp trúng bỏ cọc, còn lại 2 doanh nghiệp vẫn còn chưa nộp.
4 lô đất khu đô thị Thủ Thiêm mang ra đấu giá, 2 doanh nghiệp trúng bỏ cọc, còn lại 2 doanh nghiệp vẫn còn chưa nộp.

Trong văn bản cung cấp thông tin cho Trung tâm Báo chí thành phố vừa ký hôm 18-5, ông Thái Minh Giao, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM, cho biết tại văn bản số 03 và 04 của Công ty cổ phần Dream Republic và Công ty cổ phần Sheen Mega gửi Cục Thuế TP.HCM, hai doanh nghiệp này cho biết đã gặp nhiều khó khăn phát sinh nằm ngoài dự đoán như phản ứng trái chiều của thị trường, các thông tin tiêu cực được "tung hứng", hay việc bỏ cọc của hai công ty trúng đấu giá thật sự gây nhiều khó khăn cho việc đàm phán của công ty với các nhà đầu tư. 

Ngoài ra hai công ty cũng cho rằng cùng với diễn biến khó lường của đại dịch COVID-19 và tình hình kinh tế chính trị đang diễn biến khá phức tạp ở Đông Âu, đã có nhiều nhà đầu tư quay lưng với dự án. Tất cả những điều này đã gây không ít khó khăn cho dòng vốn của dự án trong giai đoạn hiện tại. 

Cục phó Cục Thuế TP.HCM cũng cho biết Công ty Dream Republic và Công ty Sheen Mega từng đề xuất phương án "trả góp" tiền sử dụng đất thành 6 đợt, từ tháng 4 đến tháng 9-2022 nhưng không được sở ban ngành đồng ý.  

Vì vậy hai doanh nghiệp này xin nộp 100 tỉ đồng để thể hiện thiện chí trước 30-4 và cam kết sẽ hoàn thành thanh toán 100% khoản tiền đấu giá trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày thông báo nộp tiền sử dụng đất (trễ nhất vào ngày 6-7-2022) theo đúng quy định tại hợp đồng mua bán tài sản đấu giá đã ký với Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM. 

Đồng thời hai doanh nghiệp này cũng đề xuất Cục Thuế TP.HCM hỗ trợ tham vấn với UBND TP.HCM xem xét không áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành thuế đối với Công ty trong khoản thời gian 180 ngày nêu trên.

Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, hai doanh nghiệp này vẫn chưa nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo đúng cam kết tại hai văn bản nêu trên và cũng không có văn bản chính thức gửi Cục Thuế giải trình lý do vì sao chưa nộp tiền. 

Cục Thuế TP.HCM đang tiến hành cưỡng chế nợ thuế theo quy định tại Luật quản lý thuế đối với nợ quá hạn nhưng chưa thanh toán theo đúng quy định.

Quyết định cưỡng chế tài khoản ngân hàng vẫn đang có hiệu lực, đến hết 30 ngày kể từ khi ban hành quyết định cưỡng chế (tức ngày 6-6), nếu Chi cục Thuế TP Thủ Đức vẫn chưa thu được tiền thì nơi này sẽ báo cáo lên Cục Thuế TP.HCM để chuyển qua hình thức cưỡng chế khác là phong tỏa hóa đơn trong vòng 1 năm.

Nhưng thời hạn 180 ngày sẽ kết thúc vào ngày 6-7-2022, đến lúc đó Sở Tài nguyên và môi trường phải trình UBND TP.HCM quyết định hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất và khi đó hai doanh nghiệp này sẽ bị mất tiền đặt cọc.




Đến lúc cần có những quy định chặt chẽ hơn, đảm bảo chọn nhà đầu tư đủ năng lực tham gia đấu giá đất sau vụ

Thủ Thiêm.
Đến lúc cần có những quy định chặt chẽ hơn, đảm bảo chọn nhà đầu tư đủ năng lực tham gia đấu giá đất sau vụ Thủ Thiêm.

Khi có quyết định hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất, Cục Thuế TP.HCM sẽ ngừng cưỡng chế theo quy định.

Cơ quan thuế cũng đang tính tiền chậm nộp theo quy định 0,03%/ngày. Việc tính chậm nộp cho đợt đầu tiên đã áp dụng từ ngày 6-2 và từ ngày 7-4, doanh nghiệp bị tính thêm tiền chậm nộp đợt 2. Hiện số tiền chậm nộp hai doanh nghiệp này phải trả hơn 2,3 tỉ đồng/ngày.

Cần thẩm định kỹ năng lực nhà đầu tư

Sự không thành công của phi vụ đấu giá đất Thủ Thiêm đặt ra rất nhiều băn khoăn về việc làm sao Nhà nước thông qua công cụ đấu giá, có thể chọn đúng nhà đầu tư có đủ năng lực đế thực hiện dự án, tránh lãng phí nguồn lực đất đai.

Tham gia đấu giá đất là con đường ngắn nhất để nhà đầu tư tiếp cận nhanh quỹ đất công sạch và có pháp lý rõ ràng để nhanh chóng đưa vào thực hiện dự án. Do đó, theo các chuyên gia, trên con đường này, đừng để các quy định của Nhà nước trở thành "rào chắn" cản đường nhà đầu tư tham gia đấu giá. Mà thay vào đó, nên đưa ra các giải pháp theo hướng tìm ra những nhà đầu tư không "bỏ cọc" và có năng lực thực hiện dự án sau khi đấu giá thành công.




Tiến sĩ Dương Kim Thế Nguyên - Trưởng Khoa Luật, Trường Kinh tế - Luật và Quản lý Nhà nước UEH.
Tiến sĩ Dương Kim Thế Nguyên - Trưởng Khoa Luật, Trường Kinh tế - Luật và Quản lý Nhà nước UEH.

Tiến sĩ Dương Kim Thế Nguyên - Trưởng Khoa Luật, Trường Kinh tế - Luật và Quản lý Nhà nước UEH cho rằng, bên cạnh việc giảm các điều kiện ràng buộc để mở rộng các đối tượng, thì Nhà nước cần có bước kiểm tra năng lực triển khai dự án thực tế của các nhà đầu tư khi tham gia đấu giá đất.

"Vấn đề quan trọng hơn là mình sẽ kiểm tra về năng lực thực sự để họ có thể thực hiện sau cái vụ đấu giá chứ không phải hạn chế họ tham gia vào đấu giá. Cái thứ nữa, việc tham gia đấu giá suy cho cùng để mình xác định cái giá thôi", TS. Dương Kim Thế Nguyên cho biết.

Trong một chia sẻ mới đây, T.S Đoàn Thị Phương Diệp - Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM cũng nêu quan điểm rằng, việc không đủ năng lực tài chính để theo đến cùng dự án là một lý do quan trọng khiến các doanh nghiệp từ chối ký hợp đồng và bỏ cọc sau khi trúng thầu.

Thực tế, Luật Đầu tư có quy định nhà đầu tư phải chứng minh, cung cấp hồ sơ về năng lực tài chính thế nhưng những hồ sơ này không được nằm trong nội dung quy định về thẩm tra. "Tức là nộp như thế nhưng cơ quan nhà nước sẽ phải đi thẩm tra năng lực tài chính, thì trong quy định nội dung thẩm tra không đề cập chi tiết đến vấn đề này" - theo bà Diệp.

Để khắc phục tình trạng trả giá quá cao nhưng không thực hiện nghĩa vụ khi trúng đấu giá, gây bất ổn cho thị trường, theo bà Diệp phải xem xét khả năng đi đến cùng của các nhà đầu tư, cần thành lập cơ chế riêng cho các cuộc đấu giá đất đai, ứng dụng công nghệ thông tin cho các cuộc đấu giá, kiểm tra giám sát, nhất là với các cuộc đấu giá trực tuyến.

Theo pháp luật hiện hành, đấu giá đất được tổ chức theo quy định của Luật đất đai 2013 và Luật đấu giá tài sản năm 2016, áp dụng linh hoạt theo từng địa phương. Tuy nhiên, từ những bất cập đấu giá đất thời gian qua, Chính Phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, lập dự thảo Nghị định số 43 bổ sung quy định cụ thể việc đấu giá quyền sử dụng đất. Trong đó có các quy định về điều kiện của tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá. Dự thảo đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ giới chuyên gia và nhà đầu tư. 

Hiện dự thảo nghị định vẫn đang được đưa trên Cổng thông tin điện tử Chính Phủ để tiếp tục lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để có thể nâng cao tỉ lệ thành công của các cuộc đấu giá, ngăn ngừa tình trạng bỏ cọc như vừa rồi thì theo các chuyên gia, việc thẩm định năng lực tài chính và có những ràng buộc về nghĩa vụ tài chính một cách hợp lý, sẽ là giải pháp căn cơ.

NGUYÊN AN
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Sắp có bệnh viện quốc tế quy mô 450 giường tại huyện đông dân nhất TP. Hải Phòng

Ứng dụng tra cứu quy hoạch Meey Map lọt vào “mắt xanh” của các ngân hàng

Hà Nội: Phân lại luồng xe khách để ngăn dừng đỗ trên đường Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng

Hà Nội: Bổ sung hệ thống biển báo, phân luồng, điều tiết giao thông để giải quyết điểm nóng ùn tắc

Bán vàng trực tuyến sẽ chấm dứt tình trạng người dân xếp hàng mua?

Hà Nội có hơn 60.000 căn hộ chưa được cấp "sổ đỏ" do sai phạm của chủ đầu tư

Điều chỉnh giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà tại Hà Nội từ 22/6

Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC: Chuyên gia nói gì?

Tin mới cập nhật

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

11 giờ trước

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

11 giờ trước

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

11 giờ trước

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

11 giờ trước

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

11 giờ trước