meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Từ bỏ việc lương nghìn USD ở Pháp, chàng kỹ sư về Bình Phước xây dựng nông trang trồng bơ, mỗi năm bỏ túi hơn 5 tỷ đồng

Thứ năm, 17/02/2022-11:02
Tiếp nối giấc mơ còn dang dở của người cha, Đặng Dương Minh Hoàng đã từ bỏ công việc kỹ sư với mức lương nghìn USD để về Bình Phước trồng bơ thu về khoản lãi hàng tỷ đồng/năm.

Bỏ công việc "nhiều người mơ" để về quê tiếp nối giấc mơ còn dang dở của cha

Tại xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước thì Nông trang Thiên Nông của anh Hoàng có tổng diện tích là 50ha trong đó có 12ha trồng bơ. Nông trang này được nằm bao quanh giữa vùng đất đỏ bazan màu mỡ với rừng cao su và hồ tiêu xanh bát ngát. 

Nhìn tổng thể, nông trang này được quy hoạch khá bài bản với đường giao thông, điện năng mặt trời cùng camera theo dõi. Đặc biệt hơn chính là hệ thống cảm biến kết hợp với hệ thống tưới nhỏ giọt, châm phân tự động được lắp đặt dưới mỗi gốc bơ. 

Anh Hoàng kể rằng ngày trước, anh được nhận học bổng du học Pháp với ngành tự động hóa, rồi sau đó đã trở thành kỹ sư và làm việc tại quốc gia này. Sau khi về nước, anh Hoàng vẫn tiếp tục làm công việc quản lý hệ thống tại một công ty liên doanh trong ngành dầu khí với mức lương đến cả nghìn USD. 

Từ khởi động như mơ nên việc chuyển đổi sang làm nông nghiệp chính là một bước ngoặt rất lớn đối với anh Hoàng. Được biết, trước đây gia đình anh cũng từng trồng cao su và hồ tiêu nhưng cũng khá bấp bênh vì nông sản rớt giá như bao người dân ở trong vùng. 


Anh Đặng Dương Minh Hoàng (thứ 2, từ phải sang) tại trang trại ở xã Phú Văn (huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước)
Anh Đặng Dương Minh Hoàng (thứ 2, từ phải sang) tại trang trại ở xã Phú Văn (huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước)

Sau khi tìm hiểu, anh Hoàng nhận thấy bơ Mã Dưỡng là giống cây có tiềm năng kinh tế nên cha của anh Hoàng quyết định chuyển đổi một phần diện tích để trồng thử. Nhưng đang trong quá trình cải tạo đất thì cha của anh đột ngột qua đời. Công việc lúc này chỉ là một mớ ngổn ngang. Anh Hoàng đã không đành lòng nhìn tâm huyết của cha đổ sông đổ bể, vào năm 2016 anh đã quay về tiếp quản nông trang để viết tiếp câu chuyện đặc sản Bơ Mã Dưỡng ông Hoàng. 

 

Vì là dân tay ngang nên quá trình làm nông nghiệp của anh Hoàng gặp không ít khó khăn. Để có thể tiết giảm công sức lao động và nâng cao được hiệu quả công việc thì chính kinh nghiệm quản lý tự động hóa đã giúp ích cho anh đáng kể. Việc quản lý nông nghiệp thông qua các tiện ích được cài đặt trên điện thoại thông minh đã giúp cho anh Hoàng giám sát, điều khiển cũng như chăm sóc cây trồng hoàn toàn tự động. 

Cụ thể, thông qua ứng dụng internet kết nối với vạn vật thì tất cả những dữ liệu về độ ẩm của đất, lượng nước tưới và quá trình sinh trưởng của cây trồng đều được thu thập qua cảm biến. Những dữ liệu này sẽ được gửi đến điện thoại để các thuận toán phân tích. Từ đó người dùng sẽ đưa ra các quyết định chăm sóc và thu hoạch một cách phù hợp nhất. 

Và nếu như đã được cài đặt trước thì hệ thống quản lý tự động sẽ có thể đưa ra quyết định thay chủ nhân trong các tình huống khẩn cấp như cây trồng bị thiếu nước,... Lúc đó hệ thống sẽ tự động kích hoạt tưới tiêu. Khi đã có càng nhiều người sử dụng, cùng thu nhập thông tin đất nước thì các thuật toán sẽ càng hiểu rõ về điều kiện tự nhiên ở trong vùng này. Anh Hoàng kể rằng: "Từ đó việc đưa ra các công thức chăm sóc cây trồng càng thêm tối ưu". 


Thu hoạch bơ tại nông trang Thiên Nông
Thu hoạch bơ tại nông trang Thiên Nông

Việc áp dụng công nghệ cao đã giúp trồng bơ thu về tiền tỷ

Theo lời anh Hoàng thì chi phí để đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cảm biến, hệ thống châm phân cho tới hệ thống tưới nước tự động trên mỗi ha sẽ hết gần 80 triệu đồng. Tuy nhiên, hệ thống này sẽ tính toán chính xác được lượng nước cũng như phân bón cần được bổ sung cho cây. Lúc này, người trồng sẽ có thể tiết kiệm được 80% nước, 40% phân thuốc và hàng trăm công nhân lao động so với mô hình nuôi trồng truyền thống. 

Như thế, nước và phân bón sẽ được đưa đến tận gốc bơ giúp hạn chế được việc bốc lơi làm mất đạm. Từ đó, năng suất cây trồng cũng có thể tăng từ 20 đến 25%. 

Do năng suất tăng nên lượng thuốc bảo vệ thực vật sẽ được hạn chế tới mức tối đa để tạo ra được sản phẩm sạch lại vừa giữ được cân bằng hệ sinh thái cho vườn cây. Anh Hoàng phân tích: "Cho nên, chi phí đầu tư ban đầu cao nhưng người trồng có thể tự quyết định được giá trị sản phẩm mình làm ra bằng công nghệ số". 

Bên cạnh đó, sản phẩm trái bơ của anh Hoàng cũng được ứng dụng công nghệ Blockchain nhằm truy xuất được nguồn gốc. Vì thế, trên các sàn giao dịch điện tử khách hàng chỉ cần quét mã truy xuất là có thể biết được thông tin về nhà vườn, quy trình canh tác đến ngày thu hoạch và đặt hàng. 


Du khách thích thú tham quan và thưởng thức đặc sản bơ Mã Dưỡng tại nông trang Thiên Nông
Du khách thích thú tham quan và thưởng thức đặc sản bơ Mã Dưỡng tại nông trang Thiên Nông

Đây cũng chính là bước đi mà thương hiệu Bơ Mã Dưỡng ông Hoàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng, mở rộng thị trường không qua thương lái. Và với năng suất bình quân 100 tấn/năm, giá bán từ 70.000 - 90.000 đồng/kg thì mỗi năm vườn bơ Mã Dương đem lại cho anh Hoàng nguồn thu nhập hơn 5 tỷ đồng sau khi đã khấu trừ đi các khoản chi phí. 

Hơn nữa, Nông trang Thiên Nông không chỉ bán bơ Mã Dưỡng cho thị trường nội địa mà còn xuất khẩu sang Campuchia, Đài Loan, Lào, Nhật Bản, Trung Quốc. Anh Hoàng cho biết thị trường tại Châu  Âu có tiềm năng rất lớn và đó sẽ là thị trường đích đến tiếp theo của Nông trang. 

Anh Hoàng bộc bạch: "Nông trang đang định hướng mở rộng thêm cùng trồng bơ liên kết với nông dân. Đồng thời, tôi cũng sẽ đầu tư sản xuất tinh dầu bơ nhằm đa dạng được sản phẩm từ cây bơ". 

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  - bà Lê Thị Ánh Tuyết cho biết: "Việc áp dụng công nghệ vào sản xuất, thâm nhập thị trường có tính toán là hướng đi đúng đắn giúp cho Nông trang Thiên Nông chủ động tiêu thụ nông sản. Và việc ứng dụng internet vạn vật vào trồng trọt chính là chìa khóa để Hoàng tạo được bước tiến trong quản lý nông nghiệp và truyền cảm hứng khởi nghiệp đến nhiều thanh niên địa phương".

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước, việc chuyển đổi trong nông nghiệp ở địa phương còn khá mới mẻ. Ngành nông nghiệp đang nỗ lực để khắc phục được những vướng mắc còn tồn tại từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân bắt tay vào làm nông nghiệp số. 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

8 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

8 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

8 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

8 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

8 giờ trước