meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

TS Nguyễn Quốc Việt: DN bất động sản phải chấp nhận “va đập” và rủi ro thị trường

Chủ nhật, 20/11/2022-07:11
TS Nguyễn Quốc Việt cho rằng doanh nghiệp phải chấp nhận "va đập" và rủi ro của thị trường, nhưng các rủi ro "nhân tai" chi phí "nhân tạo" thì cần cải cách và tháo gỡ cho doanh nghiệp.

Ngành BĐS than khó về pháp lý và vốn, đề xuất hỗ trợ

Thanh khoản đứt gãy nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế, trong đó, các doanh nghiệp bất động sản với đặc trưng dùng vốn vay lớn, (công với những khó khăn về pháp lý) gặp nhiều khó khăn hơn cả.

Một vướng mắc lớn được các doanh nghiệp chỉ ra là “thủ tục hành chính rắc rối, phức tạp, thiếu đồng bộ, liên thông” làm kéo dài thời gian thực hiện các thủ tục hành chính đối với các dự án bất động sản, nhà ở thương mại và cả dự án nhà ở xã hội. Việc này làm mất cơ hội kinh doanh và tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp. Nguyên nhân do một số quy định pháp luật thiếu đồng bộ, thống nhất, nhưng cũng có nguyên nhân do tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ rủi ro pháp lý trong một số cán bộ công chức dẫn đến đùn đẩy hồ sơ lòng vòng, không dám quyết định.

Về khó khăn pháp lý, điều này thể hiện qua việc hàng trăm dự án bất động sản của khoảng 80 doanh nghiệp dừng triển khai. Đối với vướng mắc từ nguồn vốn, hết room tín dụng, khiến người mua nhà lẫn chủ đầu tư khó tiếp cận nguồn vốn, chưa kể kênh trái phiếu doanh nghiệp đang đình trệ, đặc biệt từ sau việc xử lý sai phạm của một số lãnh đạo doanh nghiệp lớn vừa qua… đã khiến thị trường bất động sản gần như đóng băng nhiều tháng nay và dự báo tiếp tục khó khăn thời gian tới.


Thị trường bất động sản trầm lắng nhiều tháng nay
Thị trường bất động sản trầm lắng nhiều tháng nay

Trước lo ngại ảnh hưởng của thị trường bất động sản lan sang thị trường tài chính và nền kinh tế, nhiều ý kiến đề xuất Nhà nước cần có những biện pháp nhanh chóng can thiệp để cứu thị trường bất động sản.

Trong đó, các doanh nghiệp đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét nới trần (room) tín dụng khoảng 1% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng 100 nghìn tỉ đồng để hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm.

Điều này nhằm mục đích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với các dự án đã có đầy đủ pháp lý, có tính khả thi của các doanh nghiệp có uy tín thương hiệu, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, nhất là các dự án nhà ở giá vừa túi tiền.

Ngoài ra, các doanh nghiệp đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét tháo gỡ khó khăn cho một số doanh nghiệp và dự án điển hình, trong đó có 64 dự án tại TP.HCM theo chủ trương “không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự” và thực hiện “thu hồi triệt để tài sản nhà nước bị thất thoát do tham nhũng, tiêu cực”, Điều này để các doanh nghiệp liên quan chịu trách nhiệm nộp nghĩa vụ tài chính vào ngân sách nhà nước để dự án được tiếp tục triển khai thực hiện…

Tuy nhiên, không ít ý kiến lại cho rằng cần tôn trọng quy luật thị trường, nếu Nhà nước có các chính sách hỗ trợ thì phải “rót” đúng vào nơi tạo được động lực tăng trưởng cho nền kinh tế thực.

Can thiệp Nhà nước phải tôn trọng thị trường

TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng thời gian này, giông tố nổi lên toàn cầu và ảnh hưởng tới Việt Nam. Chủ trươg chính sách của Chính phủ là ổn định vĩ mô, phục hồi tăng trưởng vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Trong vấn đề hỗ trợ thị trường bất động sản, ông Việt nêu quan điểm, doanh nghiệp cần nêu cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, can thiệp của Nhà nước phải theo thông lệ và cũng dựa trên cơ chế thị trường.

“Đã là doanh nhân, doanh nghiệp thì phải chấp nhận "va đập" và rủi ro của thị trường, nhưng các rủi ro "nhân tai" chi phí "nhân tạo" thì nên cải cách và tháo gỡ cho doanh nghiệp”, ông Việt nói.

Chuyên gia này khuyến cáo Việt Nam cần lưu ý các biến động trên thế giới nói chung và sự suy giảm kinh tế Trung Quốc sẽ ảnh hưởng khá trực tiếp đến Việt Nam. Đồng thời, các phản ứng chính sách nên chăng cần sớm được công bố và có lộ trình, tránh đột ngột, can thiệp quá nhanh và mạnh bằng các biện pháp hành chính gây sốc cho thị trường và niềm tin vào môi trường kinh doanh.

“Có như vậy mới bảo đảm sự phục hồi bền vững, vừa kiểm soát được các lĩnh vực tăng trưởng nóng, nhưng cũng không tạo ra các rủi ro đổ vỡ thị trường, tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu và đổ vỡ hệ thống tài chính”, ông Việt nhấn mạnh.


TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách
TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách

Theo TS Nguyễn Quốc Việt, nếu có các chính sách hỗ trợ thì phải “rót” đúng vào nơi tạo được động lực tăng trưởng cho nền kinh tế thực, nhất là sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực chế biến chế tạo phục vụ xuất khẩu hay ổn định cung-cầu hàng hóa trong nước; tạo công ăn việc làm thực sự hoặc tham gia có hiệu quả vào các dự án công phát triển hạ tầng kết nối.

“Trong bối cảnh bất ổn hiện nay, nhưng dư địa về tài khóa, tiền tệ không còn nhiều, các cơ quan quản lý hãy hành xử theo thị trường, dựa trên cơ chế thị trường”, ông Việt nói.

Chuyên gia này cũng bày tỏ rằng “doanh nghiệp cũng rất khó khăn, nhưng đối tượng chịu ảnh hưởng lớn trong thời điểm khó khăn này còn là người lao động. Chúng ta thấy đâu đó đã có những người lao động mất việc phải về quê. Nếu như lạm phát gia tăng, bất ổn kinh tế tiếp tục kéo dài thì những người lao động, người thu nhập thấp phải nhận được sự hỗ trợ. Vốn quý nhất của doanh nghiệp trong khủng hoảng vẫn là người lao động. Hỗ trợ an sinh xã hội cho người lao động là vấn đề cần phải chú ý trong thời điểm suy thoái diễn ra”.

Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Thành viên Văn phòng luật sư NHQuang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cũng nêu quan điểm, nếu nhìn sang các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, Chính phủ sẽ chủ yếu hỗ trợ thị trường theo ý nghĩa như một giải pháp xã hội để giữ ổn định việc làm, tức nhằm vào bảo đảm đời sống người dân thông qua giảm thuế hay sử dụng tiền mặt, qua đó hỗ trợ việc chi trả lương của các doanh nghiệp khi gặp khó khăn.

“Họ hoàn toàn không can thiệp vào các quy luật lên xuống của cung -cầu với phương châm hãy để cho thị trường phát huy tối đa cơ chế tự điều chỉnh và tự cân bằng”, ông Lập nói.

Hoài Phong
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm lô "đất vàng" 94 Lò Đúc

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

4 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

4 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

4 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

4 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

4 giờ trước