Trường bổ túc là gì? So sánh học bổ túc và học chính quy
BÀI LIÊN QUAN
Ngành Giáo dục Thể chất là gì? Tổng quan về ngành GDTCGiải thích “Giáo dục Phổ thông là gì?” và những điều cần hiểu về Giáo dục Phổ thôngĐại học chính quy là gì? Cách nhận biết giữa hệ chính quy và không chính quyKhái niệm trường bổ túc là gì?
Trường bổ túc là không gian học tập văn hóa dành cho các học sinh theo học chế độ bổ túc. Học tập tại các trường bổ túc là lựa chọn phù hợp đối với những học sinh không có đủ điều kiện theo học các môi trường chính quy, dân lập.
Tương tự như môi trường học chính quy, học sinh tại các trường bổ túc vẫn được tham gia học tập đầy đủ các môn học như Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa, Sinh. Lịch học tại trường bổ túc được bố trí, sắp xếp sao cho phù hợp với nhu cầu, thời gian biểu của người học. Các lớp học bổ túc thường được tổ chức vào buổi tối trong tuần. Bên cạnh đó, thời lượng các buổi học bổ túc cũng ngắn hơn so với các buổi học chính quy.
Các đối tượng áp dụng hình thức học bổ túc
So với học chính quy, chương trình học bổ túc có nhiều điểm tương đương, tuy nhiên khối lượng kiến thức được giảm nhẹ do chỉ giữ lại những môn như Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa, Sinh.
Hình thức tuyển sinh các đối tượng tham gia học bổ túc khá đơn giản, không cần xét tuyển gắt gao. Việc đăng ký học bổ túc được khuyến khích, các học viên chỉ cần nộp hồ sơ để xét tuyển theo yêu cầu từ trường. Các đối tượng học bổ túc khá đa dạng từ các học sinh chưa hoàn thành chương trình học trung học cơ sở, trung học phổ thông cho tới những đối tượng có nhu cầu hoàn thành bằng tốt nghiệp trung học.
Ưu điểm vượt trội khi tham gia học bổ túc
Nắm rõ những ưu điểm khi tham gia học bổ túc sẽ giúp phụ huynh, học sinh có cái nhìn đúng đắn đối với hình thức học này.
Giảm thiểu những môn học phụ không cần thiết
Học bổ túc tạo điều kiện cho người học tập trung vào các môn học trọng tâm như Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa... Các môn học như tiếng Anh, giáo dục công dân sẽ được kèm thêm trong trường hợp học sinh có nhu cầu học tập. Trong thực tế, hầu hết các môn phụ đều được miễn giảm chi phí học tập.
Mỗi tuần các học sinh chỉ cần tham gia từ 18 tới 20 tiết học để đảm bảo tiến độ chương trình. Như vậy, học sinh có thể tăng thêm thời gian nghỉ ngơi, ôn luyện kiến thức hoặc dành thời gian cho các công việc khác.
Chi phí học tập thấp
Học phí của chương trình học bổ túc so với chính quy thường khá thấp. Mỗi học sinh chỉ cần khoảng 120.000đ cho một khóa học bổ túc mỗi tháng. Như vậy, chi phí học tập tối đa hằng nằm chỉ rơi vào khoảng 1 triệu đồng. Bên cạnh đó, học sinh sẽ được hưởng nhiều ưu đãi, quyền lợi học tập mà không cần đóng thêm khoản phụ phí nào. Việc này giúp người học tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức rất nhiều.
Các cơ sở đăng ký học bổ túc
Hiện nay, việc học bổ túc phổ biến tại hầu hết các quận, tỉnh thành phố. Người học có thể dễ dàng đăng ký tham gia học tập mà không cần phải di chuyển khó khăn như trước kia. Các trường bổ túc thường được biết đến dưới tên gọi "Trung tâm giáo dục thường xuyên". Trong trường hợp phụ huynh có nhu cầu cho con theo học trường bổ túc, chỉ cần liên hệ nhà trường hoặc các trung tâm tại địa phương để được hỗ trợ làm hồ sơ, thủ tục.
Giá trị của bằng tốt nghiệp trường bổ túc là gì
Theo các quy định hiện nay, tấm bằng bổ túc có giá trị tương đương với bằng đào tạo chính quy. Việc kết hợp kỳ thi đại học và tốt nghiệp trung học phổ thông ở cả hai loại bằng này như nhau. Chính vì thế, những học sinh chọn theo học chương trình bổ túc sẽ được hưởng các quyền lợi tương đương với người học hệ chính quy.
Ngoài ra, nhà nước và các cơ quan chức năng như Bộ giáo dục và Đào tạo luôn tạo điều kiện để học sinh sau khi theo học hệ bổ túc vẫn có thể tiếp cận với chương trình thi đại học bình thường. Trong trường hợp này, học sinh sau khi tốt nghiệp chương trình học nếu có đủ điều kiện về hồ sơ có thể tham gia ứng tuyển vào kỳ thi đại học.
Một số lưu ý trong kỳ thi đại học sau khi hoàn thành chương trình học bổ túc
- Đối với các học sinh sau khi hoàn thành chương trình học bổ túc có nhu cầu tham gia kỳ thi đại học, cần đảm bảo tuân thủ một số quy định như:
- Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hệ đào tạo bổ túc và hệ đào tạo chính quy có giá trị như nhau.
- Nội dung trên giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học không có sự phân biệt giữa hệ đào tạo chính quy, bổ túc hay hệ vừa học vừa làm.
- Tài liệu đào tạo tại hệ chính quy và bổ túc là giống nhau. Tuy nhiên, trong quá trình đào tạo giảng viên có thể giảm tải khối lượng bài vở dành cho học viên hệ bổ túc để đảm bảo phù hợp năng lực học.
- Các môn học đào tạo tại hệ bổ túc cần đảm bảo đủ 7 môn học chính: Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa, Sinh.
- Thời lượng đào tạo bắt buộc đối với học viên hệ bổ túc là 18 đến 20 tiết/tuần, 5 buổi học/tuần.
Tổng kết
Hy vọng những thông tin chi tiết, mới nhất trên đây về trường bổ túc là gì sẽ giúp quý bạn đọc có cái nhìn tổng quan, hiểu biết đầy đủ về khái niệm này và có những lựa chọn phù hợp trong quá trình học tập, hoàn thiện văn bằng tốt nghiệp.