Trung Quốc khiến thị trường điện thoại thông minh toàn cầu lao dốc năm 2022 - Apple tìm lối đi mới
Theo Nhịp sống kinh tế, Trung Quốc sẽ kéo thị trường điện thoại thông minh toàn cầu giảm sút.
Trung Quốc khiến thị trường smartphone thu hẹp lại
Theo Bloomberg, do tác động kép của việc phong tỏa dịch Covid-19, cùng với lạm phát gia tăng làm tâm lý người tiêu dùng suy yếu, dẫn đến hệ quả thị trường điện thoại thông minh Trung Quốc dự kiến sẽ thu hẹp 38 triệu chiếc, chiếm khoảng 4/5 lượng giảm trên toàn cầu. Đây là mức sụt giảm lớn nhất trong năm nay. Khu vực Trung và Đông u cũng đang được dự báo sẽ thu hẹp nhanh chóng bởi căng thẳng địa chính trị leo thang.
Trong báo cáo của mình, giám đốc nghiên cứu của IDC Nabila Popal cho biết: "Do ảnh hưởng bởi những cuộc phong tỏa kéo dài tại thị trường lớn nhất thế giới khiến cho nhu cầu người tiêu dùng và nguồn cung toàn cầu có nhiều tác động xấu khi mà chuỗi cung ứng bị gián đoạn và phải đối mặt với nhiều thách thức".
Dù gặp một số trở ngại bởi tình hình phong tỏa kéo dài tại Trung Quốc từ khi đại dịch covid 19 bùng phát, nhưng theo đánh giá chung, khi các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc lại đang rơi vào tình trạng sụt giảm thì Apple dường như là nhà cung cấp ít bị ảnh hưởng nhất do kiểm soát tốt hơn chuỗi cung ứng của mình. Ngoài ra, nguyên nhân cũng bởi phần lớn khách hàng của công ty ở phân khúc có thu nhập cao, ít bị ảnh hưởng bởi vấn đề kinh tế vĩ mô như lạm phát.
Theo Bloomberg, “Táo khuyết” có kế hoạch cố gắng giữ bình ổn sản lượng iPhone tiêu thụ trong năm nay, mặc dù trước đó được kỳ vọng sẽ tăng sản lượng khi tập trung vào việc nâng cấp dòng iPhone 14 sắp ra mắt.
Trong nửa cuối năm nay, theo dự báo toàn cầu của IDC, ngành công nghiệp điện thoại thông minh sẽ khả quan hơn, đảo ngược so với dự đoán trước đó đối với mức tăng trưởng 1,6%, trừ trường hợp xuất hiện bất kỳ sự thất bại bổ sung nào.
Theo dự báo của hãng nghiên cứu thị trường Mỹ, mức tăng trưởng sẽ phục hồi lên 5% vào năm sau. Các nhà nghiên cứu thị trường khác cho rằng ngoại trừ Trung Quốc và Nhật Bản thì khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Những khó khăn tại thị trường Trung Quốc
Ngày 6 tháng 6 vừa qua, Apple đã tổ chức sự kiện nhà phát triển thường niên tại California, Mỹ với nhiều tinh thần lạc quan. Song những “biến động” bất ổn lớn nhất của “Táo khuyết” lại đang ập đến ở nửa bán cầu bên kia. Do những hạn chế của việc phong tỏa Covid-19 gây ra đồng thời gặp nhiều khó khăn về chuỗi cung ứng tại Thượng Hải và khu vực lân cận, cỗ máy tăng trưởng khổng lồ của Apple cũng đang có sự biến động mạnh.
Tới thời điểm hiện tại, dưới thời CEO Tim Cook thì việc đẩy mạnh doanh số bán hàng tại Trung Quốc là một trong những ưu tiên số một cần thực hiện. Ông là công thần khi đã đi đầu tạo ra một thành địa bàn sản xuất quy mô lớn giúp tối ưu hóa phí sản xuất. Tuy nhiên, nhược điểm của Apple bộc lộ vào tháng trước, khi các vụ đụng độ xảy ra tại nhà máy của đối tác cung ứng tại Thượng Hải. Do thời gian bị cách ly khỏi xã hội quá lâu nên sức khỏe tinh thần của lao động đã bị sụt giảm nghiêm trọng.
Ngoài giờ làm việc, đa số công nhân chỉ biết quanh quẩn một số hoạt động như chơi trò chơi điện tử, nói chuyện với đồng nghiệp hay than vãn về áp lực công việc… Thậm chí nhiều người cố gắng trèo qua hàng rào nhà hoặc xông vào khu nhà ký túc xá của các đốc công vì đã quá chán khi sống trong cảnh ngộ này rồi.
Apple tìm hướng đi mới cho tương lai
Chính sách phong tỏa Covid-19 của Trung Quốc sẽ gây ra tổn thất khoảng 8 tỷ USD doanh thu của “Táo khuyết” trong quý này. Apple buộc phải đưa ra cảnh báo gián đoạn do thiếu hụt chip sản xuất.
Theo phóng viên Mark Gurman của Bloomberg, chính sách Zero Covid và phong tỏa các thành phố lơn đã ảnh hưởng đến các đơn hàng MacBook. Để có thể đặt mua được MacBook Pro 14 hoặc 16 inch thì người tiêu dùng Mỹ phải đợi khoảng 2 tháng. Do đó, không có gì bất ngờ nếu mẫu MacBook Air vừa ra mắt đầu tuần sẽ không kịp lên kệ vào tháng 7 theo kế hoạch.
Apple đang tìm cách để bớt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Ông Cook nhấn mạnh rằng chuỗi cung ứng của mình "thực sự toàn cầu" trong một cuộc điện đàm với nhà đầu tư gần đây. Từ tháng 1/2021, Nikkei đã đưa tin về việc Apple mở rộng các cơ sở sản xuất iPad ra những thị trường ngoài Trung Quốc, với điểm đến có thể là Việt Nam. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp vào năm ngoái khiến kế hoạch này phải tạm dừng lại.
Xây dựng các chuỗi cung ứng địa phương hóa không phải là nhiệm vụ ngày một ngày hai là xong. Foxconn đã mất hơn 3 thập kỷ để đạt tới quy mô to lớn như bây giờ, nhờ vào hệ thống mạng lưới các nhà sản xuất linh kiện đầy đủ. Vẫn chưa có nước nào hội tụ đủ linh kiện cần thiết để tái tạo cơ sở lắp ráp iPhone của Foxconn như Trung Quốc. Vào mùa cao điểm, Foxconn thậm chí còn tuyển dụng quy mô lớn với vài trăm ngàn công nhân.
Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn đang chật vật với những ảnh hưởng tiêu cực từ chính sách Zero Covid của chính phủ. Mục tiêu kinh tế đề ra năm nay có vẻ khó khăn hơn rất nhiều. So với các đối thủ Android thì một điểm tích cực đối với Apple là tình hình bán hàng vẫn còn tốt hơn mục tiêu sản xuất iPhone năm 2022 không chênh lệch nhiều năm 2021.
Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp tìm cách đa dạng hóa sản xuất và tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc như Apple. Theo đó, tương lại không xa Trung Quốc rất có thể sẽ đánh mất ngôi vị "công xưởng thế giới" và thị trường tăng trưởng hứa hẹn nhất. Tuy nhiên, để thay thế được điều này là một hành trình không bằng phẳng.