meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Trung Quốc đưa ra nhiều biện pháp hồi sinh thị trường bất động sản nhưng giá nhà vẫn không có dấu hiệu khởi sắc

Thứ hai, 20/06/2022-10:06
Sau một năm siết tín dụng bất động sản, chính phủ Trung Quốc đã và đang tìm cách thúc đẩy ngành địa ốc. Tuy nhiên, giá nhà tại nước này vẫn tiếp tục giảm, chứng kiến tháng thứ 9 giảm liên tiếp. 

Theo Bloomberg đưa tin trong tháng 5 vừa qua, giá nhà tại Trung Quốc đã ghi nhận tháng thứ 9 giảm liên tiếp. Điều đó cho thấy nhu cầu của người dân vẫn thấp mặc dù đã có sự hỗ trợ từ chính quyền Trung Quốc.

Theo số liệu được Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố vào hôm 16 tháng này, giá nhà mới tại 70 tỉnh/thành phố của Trung Quốc trong tháng 5 năm nay đã giảm đi 0,17% so với tháng 4, trong khi đó mức giảm của tháng 4 là 0,3%.

Các số liệu thống kê cho thấy, trong bối ảnh triển vọng kinh tế xấu đi thì lĩnh vực bất động sản cũng không có dấu hiệu khởi sắc, vẫn tiếp tục suy yếu. Cùng với đó là cuộc khủng hoảng việc làm ngày càng nghiêm trọng, nguyên nhân này cũng góp phần ảnh hưởng tới giá nhà tại nước này.


Mức tăng, giảm của giá nhà mới tại 70 thành phố ở Trung Quốc. Nguồn: Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc
Mức tăng, giảm của giá nhà mới tại 70 thành phố ở Trung Quốc. Nguồn: Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc

Ngành công nghiệp bất động sản Trung Quốc tiếp tục suy yếu

Năm nay, hầu hết người dân Trung Quốc đã bắt đầu chuyển sang giữ tiền mặt thay vì đầu tư vào bất động sản hay chứng khoán. Động thái này cho thấy người dân Trung Quốc đang chuẩn cho một giai đoạn khó khăn sắp tới ngay cả khi nước này đã gỡ bỏ lệnh phong tỏa ở một số thành phố.

Kể từ tháng 3 năm nay, nhiều thành phố lớn của Trung Quốc đã bị áp đặt các lệnh phong tỏa trong đó có Thượng Hải để có thể kiểm soát làn sóng Covid-19. Hiện tại, một số khu vực của nước này đã được nới lỏng những biện pháp chống dịch. Tuy nhiên, việc Bắc Kinh quyết tâm theo đuổi chiến lực Zero-Covid với kỳ vọng đưa số ca nhiễm mới về 0, vẫn tiếp tục đè nặng lên triển vọng tăng trưởng của kinh tế nước này.

Cùng với với đó là tác động của những quy định mới nhắm vào các ngành công nghiệp từ công nghệ, bất động sản đến giáo dục của Trung Quốc. Ngoài ra, triển vọng kinh tế và việc làm suy yếu đã khiến cho người dân Trung Quốc giảm dần đầu tư và chi tiêu.


Bất động sản từng chiếm phần lớn trong tài sản của người dân Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Bất động sản từng chiếm phần lớn trong tài sản của người dân Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Suốt nhiều thập kỷ qua, bất động sản chiếm 60% tài sản của người dân Trung Quốc. Với các hộ gia đình Trung Quốc, bỏ tiền vào bất động sản chính là cách làm giàu và đảm bảo tài chính chắc chắn chấn. Từ những năm 2000, giá nhà đã tăng liên tục dẫn đến việc đầu cơ vào bất động sản.

Bất động sản đã từng có những đóng góp lớn vào quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc. Ngành công nghiệp bất động sản và những lĩnh vực liên quan chiếm 30% GDP của Trung Quốc, cùng với đó là quá trình sản sinh ra những tỷ phú bất động sản như ông Vương Kiện Lâm - Chủ tịch Tập đoàn bất động sản Vạn Đạt.


Tỷ phú Vương Kiện Lâm - Chủ tịch Tập đoàn Bất động sản Vạn Đạt. Ảnh: Bloomberg.
Tỷ phú Vương Kiện Lâm - Chủ tịch Tập đoàn Bất động sản Vạn Đạt. Ảnh: Bloomberg.

Các nhà phát triển bất động sản mở rộng mạnh mẽ nhờ chiến lược vay nợ ồ ạt. Trong quá trình đó, họ cũng đã huy động vốn từ những nguồn tiền khổng lồ đến từ nước ngoài. 

Các nhà đầu tư toàn cầu ồ ạt mua vào những trái phiếu có lãi suất cao của ngành bất động sản Trung Quốc. Nợ nần chồng chất đã khiến cho hệ thống tài chính gặp những rủi ro lớn. 

Đến năm 2016, Bắc Kinh đã bắt đầu để mắt đến ngành công nghiệp này. Khi đó, chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra tuyên bố "Nhà để ở, không phải đầu cơ". Nhưng phải đến năm 2020 thì cơn bão quy định của chính phủ mới bắt đầu càn quét lĩnh vực này.

Những quy định mới của chính phủ nước này đã giáng một đòn mạnh vào ngành công nghiệp địa ốc và đẩy nhà phát triển bất động sản lớn thứ 2 Trung Quốc - China Evergrande rơi vào cảnh vỡ nợ. Không những thế, cuộc khủng hoảng tiền mặt còn khiến cho các doanh nghiệp bất động sản nước này không thể hoàn thành các dự án nhà ở và bàn giao đúng hạn cho khách hàng.

Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến niềm tin của người mua nhà. Năm ngoái, khách hàng của China Evergrande đã tập trung trước trụ sở của tập đoàn này để đòi lại khoản tiền đã trả trước.

Khó giải cứu ngành công nghiệp bất động sản

Sang năm 2022, giới chức Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn sự suy thoái của lĩnh vực bất động sản đang đè nặng lên nền kinh tế nước này. Nhiều biện pháp hỗ trợ đã được đưa ra bao gồm kêu gọi các ngân hàng cho vay nhiều hơn, giảm lãi suất vay thế chấp và nới lỏng một số quy định về việc sở hữu nhà đất của người dân.

"Chưa biết liệu các biện pháp nới lỏng này có phát huy tác dụng hay không. Cho đến thời điểm hiện tại, doanh số của phần lớn các tập đoàn địa ốc vẫn chưa phục hồi hoàn toàn", đây là nhận xét của ông Yan Kewei, người đứng đầu các nhà nghiên cứu của China Real Estate Information Corp.

Bên cạnh đó, các nhà kinh tế tại Nomura Holdings nhận định, tình trạng bất ổn, triển vọng kinh tế ngày càng xấu, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng cùng với sự sụt giảm của thu nhập đã góp phần tạo lên sức ép cho thị trường nhà ở.

Chính vì thế, các biện pháp của chính phủ Trung Quốc không có nhiều tác dụng trong việc ngăn chặn tình trạng sụt giảm của thị trường nhà ở, khi mà thị trường này đã gặp nhiều khó khăn vì những biện pháp chống dịch gắt gao.

Ôn Châu - thành phố với dân số gần 10 triệu người nằm ở phía đông Trung Quốc, đã ghi nhận giá nhà lao dốc trong 4 tháng liên tiếp. Gần đây, trên tài khoản Wechat chính thức của thành phố này đã tuyến bố cho phép những người mua nhà lần đầu ở đây chỉnh phải trả lãi vay thế chấp trong 3 năm đầu tiên mua nhà. 

Trong khi đó, có một số dấu hiệu chỉ ra rằng thị trường nhà ở Trung Quốc đang chuẩn bị phục hồi. Theo số liệu chính thức, doanh số bán nhà trong tháng 4 đã tăng 26%, đánh dấu mức tăng hàng tháng lần đầu tiên kể từ tháng 12 năm ngoái.

Tuy nhiên, việc chính phủ Trung Quốc nới lỏng một số biện pháp chống dịch được coi là quá muộn để giải cứu một số tập đoàn địa ốc lớn của nước này thoát khỏi cảnh vỡ nợ. Giá nhà cũ đã giảm 0.39% so với một tháng trước đó, đây là mức giảm lớn nhất để từ tháng 2/2015.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

2 ngày trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

2 ngày trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

2 ngày trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

3 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

3 ngày trước