Trình độ văn hóa trên bìa hồ sơ là gì? Khai thông tin này như thế nào
BÀI LIÊN QUAN
Tìm hiểu trình độ B1 tương đương IELTS bao nhiêu?Trình độ chuyên môn là gì? Làm thế nào để trình bày lên CV hiệu quả nhấtTrình độ văn hóa là gì? Phân biệt trình độ văn hóa và trình độ chuyên mônTrình độ văn hóa là gì?
Nếu nộp CV đi xin việc chắc chắn bạn sẽ tò mò về văn hóa trên bìa hồ sơ là gì. Trước hết trình độ văn hóa được hiểu là trình độ học vấn riêng của mỗi người thông qua việc đào tạo từ các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc gia. Thông thường, người lao động sẽ bắt gặp thông tin này trong các hồ sơ xin việc hoặc giấy kê khai sơ yếu lý lịch.
Trình độ văn hóa trên bìa hồ sơ của người lao động có thể là trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp, trường dạy nghề hoặc trình độ lớp 12/12, lớp 7/12…tùy theo trình độ thực tế của người làm hồ sơ. Bên cạnh đó, người lao động có thể ghi trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn là tên trường đã theo học như Đại học Kinh tế, Đại học Bách Khoa, Đại học sư phạm…
Vai trò của kê khai thông tin trình độ văn hóa trong hồ sơ, sơ yếu lý lịch
Trình độ văn hóa là một mục thông tin không thể thiếu ở trong các tờ kê khai sơ yếu lý lịch và bìa hồ sơ xin việc. Mục này thể hiện các mức độ đánh giá văn hóa chính xác mà người lao động kê khai trong sơ yếu lý lịch. Các đơn vị doanh nghiệp sẽ dựa vào thông tin này để đánh giá năng lực của ứng viên, để xem có đủ điều kiện nhận thức và kiến thức để tiếp nhận công việc hay không.
Đây là lý do nhiều công ty mô tả công việc yêu cầu người lao động phải tốt nghiệp trình độ Đại học, Cao đẳng hoặc tốt nghiệp THPT để phân loại ứng viên. Việc yêu cầu ứng viên phải khai báo trình độ văn hóa/ trình độ học vấn trong Sơ yếu lý lịch, bìa hồ sơ xin việc hay các loại giấy tờ khai báo thông tin cá nhân để giúp người tuyển dụng, người xem/đọc thông tin bước đầu có thể nắm được trình độ giáo dục của cá nhân liên quan. Điều này sẽ làm căn cứ để đưa ra quyết định như tuyển dụng, xác định hệ số bậc lương, xem xét cấp học bổng, hỗ trợ đào tạo, nâng cao bậc học...
Việc điền thông tin trình độ văn hóa không phải là điều quá khó khăn, tuy nhiên đối với một người đặc biệt là sinh viên mới ra trường thì để viết chuẩn không phải là điều đơn giản.
Theo đó, văn hóa trên bìa hồ sơ sẽ là điền trình độ cao nhất mà người lao động đạt được trong cấp học phổ cập giáo dục. Ví dụ như người lao động đã hoàn thành xong chương trình THPT, đã tốt nghiệp lớp 12 thì để thông tin là trình độ 12/12. Người lao động cần phải xem thật kỹ trước khi điền bởi sẽ cần phải bổ sung bằng cấp photo để chứng minh trình độ văn hóa. Người lao động có thể bổ sung thêm chuyên ngành mình đã học ở trường Đại học, Cao đẳng để thể hiện rõ chuyên môn của mình. Tuy nhiên không nên nhầm lẫn điều này với trình độ văn hóa.
Hướng dẫn ghi trình độ văn hóa chi tiết nhất
Trong khi chờ đợi có những sự điều chỉnh, thay đổi cần thiết trong việc viết sơ yếu lý lịch, thì người dân vẫn phải thực hiện việc kê khai trình độ văn hóa theo quy định chung. Việc kê khai trình độ văn hóa như sau: Ghi thông tin đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc vào hệ đào tạo phổ thông nào.
Ví dụ: Lớp 12/12 (đối với người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm); (theo Quyết định 06/2007/QĐ-BNV, Công văn 2474/BNV-CCVC ngày 27/8/2007). Nếu chỉ học hết lớp 7 thì ghi thông tin là trình độ 7/12.
(Bắt đầu từ thời điểm năm 1981, hệ thống giáo dục đã được chuyển đổi từ hệ 10 năm sang hệ 12 năm - Quyết định 135/CP).
Bên cạnh đó, ở phần ghi về trình độ học vấn chuyên môn, người lao động hãy rõ ghi trình độ chuyên môn cao nhất được học tập, đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm tiến hành kê khai như: Cử nhân Đại học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Giáo sư, Phó giáo sư, Kỹ sư, Cử nhân Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp…
Sự khác biệt giữa trình độ học vấn và trình độ văn hóa
Nếu như trình độ văn hóa là để thể hiện thông tin học vấn được giới hạn bởi cấp THPT, cụ thể là tốt nghiệp từ lớp 12 trở xuống, thì trình độ học vấn lại cho các nhà tuyển dụng nắm được thông tin ứng viên đã đạt đến cấp độ học vấn nào cao nhất.
Ví dụ: Trình độ Sơ cấp, Trùng Cấp, Cao đẳng, Đại học hay Thạc sĩ, Tiến sĩ,...
Thông qua những nội dung nói trên, các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cơ bản được mức độ phù hợp của những ứng viên đối với vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển dụng. Cụ thể, nếu tiêu chí tuyển dụng mà doanh nghiệp đặt ra là ứng viên phải tốt nghiệp đại học mà hồ sơ của ứng viên chỉ ghi là hệ Cao đẳng hay Trung cấp, hoặc tốt nghiệp THPT vậy thì sẽ không thể vượt qua được vòng sát hạch hồ sơ.
Nếu bạn băn khoăn ghi trường thông tin văn hóa trên bìa hồ sơ là gì thì lời khuyên là nên ghi trình độ cao nhất bản thân đạt được. Điều này sẽ giúp hồ sơ của bạn nổi bật hơn và giúp các nhà tuyển dụng dễ dàng phân loại, sắp xếp hồ sơ.
Không quá khó khăn để phân biệt rõ ràng đâu là trình độ học vấn và đâu là trình độ văn hóa. Chỉ cần người lao động bớt chút thời gian tìm hiểu thông tin và điền mục trình độ văn hóa một cách đầy đủ, chi tiết thì sẽ có được một bộ hồ sơ hoàn hảo nhất.
Hiện nay, vẫn còn có không ít ứng viên mắc sai lầm khi điền thông tin hồ sơ xin việc, nhất là mục trình độ văn hóa. Điều này sẽ khiến các nhà tuyển dụng có ấn tượng xấu với hồ sơ của bạn, nguy cơ bị đánh trượt là rất cao.
Sai lầm thường gặp khi điền thông tin trình độ văn hóa khi xin việc
Đa số người lao động thường nhầm lẫn giữa hai mục trình độ văn hóa và trình độ học vấn. Vì thế mà ứng viên rất dễ ghi thông tin lộn xộn, không chính xác dẫn đến tình trạng chất lượng hồ sơ xin việc không cao.
Mặc khác, có nhiều trường hợp ứng viên vừa viết sai về thông tin trình độ vừa sai thêm cả về hình thức trình bày, sai chính tả dẫn đến việc hồ sơ bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp. Hồ sơ bị loại một cách rất đáng tiếc.