Tranh chấp tài sản thừa kế và những quy định liên quan
Các tranh chấp liên quan đến tài sản thừa kế vẫn thường xuyên xảy ra trong cuộc sống của chúng ta, đa phần là vấn đề liên quan đến người được quyền hưởng tài sản và những tranh chấp đất đai. Vậy pháp luật quy định các tranh chấp tài sản thừa kế sẽ được giải quyết như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Tổng quan về tranh chấp tài sản thừa kế
Thế nào là tranh chấp tài sản thừa kế?
Tài sản thừa kế là những tài sản được người chết để lại cho người còn sống thụ hưởng, thường là con cái, ba mẹ, anh chị em cùng những người thân khác. Tài sản thừa kế gồm có:
- Tài sản riêng thuộc sở hữu của người chết.
- Tài sản của người chết thuộc khối tài sản chung với những người khác.
- Hiện vật, tiền và những giấy tờ có thể quy đổi thành tiền, quyền sở hữu tài sản của người chết.
Tranh chấp tài sản thừa kế là những tranh chấp xảy ra giữa những người được thừa hưởng tài sản, những người có quyền lợi và phải thực hiện nghĩa vụ đối với tài sản thừa kế, thường xảy ra bởi những tranh chấp trong quá trình phân chia tài sản.
Tranh chấp tài sản thừa kế bao gồm những hoạt động gì?
Tranh chấp tài sản thừa kế được biết đến là bao gồm 5 hoạt động chính sau đây:
- Yêu cầu phân chia tài sản thừa kế.
- Thanh toán những khoản phải chi từ tài sản được thừa kế.
- Thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến tài sản được người chết để lại.
- Xác nhận quyền thừa kế tài sản của bản thân.
- Bác bỏ quyền thừa kế của một hoặc nhiều người khác.
Quy định của pháp luật về người được hưởng tài sản thừa kế
Người được quyền thừa kế tài sản
Pháp luật quy định người thừa kế tài sản bao gồm những cá nhân sau đây:
- Hàng người thừa kế thứ nhất: Là những người ưu tiên được hưởng tài sản người chết để lại, bao gồm vợ hoặc chồng của người chết, cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi, con đẻ và con nuôi.
- Hàng thừa kế thứ hai: ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em có quan hệ huyết thống với người chết, cháu ruột (trong trường hợp người chết là ông bà nội hoặc ông bà ngoại).
- Hàng thừa kế thứ ba: Bao gồm cụ nội và cụ ngoại, cô, dì, chú, bác và cậu ruột của người chết, cháu ruột của người chết (trong trường hợp người chết là cô, dì, chú, bác, cậu ruột), chắt ruột của người chết (trong trường hợp người chết là cụ nội và cụ ngoại).
Quy định cụ thể về việc thừa kế tài sản
Sau khi xác định những hàng thừa kế tài sản, pháp luật đặt ra những quy định cụ thể và chặt chẽ liên quan đến quyền thừa hưởng tài sản của những người thừa kế:
- Những người cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần tài sản ngang bằng nhau về giá trị cũng như quyền tài sản của người chết.
- Những người thừa kế thuộc hàng sau sẽ được hưởng tài sản thừa kế khi những người thuộc hàng trước đã chết, từ chối thừa kế tài sản, bị tước đi quyền thừa kế tài sản vì nhiều nguyên nhân hoặc không còn quyền được thừa hưởng tài sản của người đã chết.
Trường hợp người được hưởng di sản không theo di chúc
Có rất nhiều tranh chấp tài sản thừa kế cũng như những mâu thuẫn xảy ra khi phân chia tài sản, liên quan đến người vẫn được hưởng di sản dù không có trong di chúc. Đối với việc thừa hưởng tài sản không theo nội dung được lập ra trong di chúc, pháp luật quy định những đối tượng sau đây được quyền hưởng hai phần ba suất thừa kế dù không có mặt trong di chúc hoặc được phân chia không đủ phần:
- Con của người chết nhưng chưa thành niên, cha mẹ và vợ hoặc chồng hợp pháp của người đã chết.
- Những người con thành niên nhưng lại mất đi năng lực lao động, không thể tự nuôi bản thân và không có năng lực hành vi dân sự.
Trong trường hợp những người này từ chối thừa kế tài sản hoặc không được quyền hưởng tài sản, quy định trên cũng sẽ không được áp dụng.
Giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế là đất đai
Đất đai chính là phần tài sản được tranh chấp nhiều nhất đối với phần di sản thừa kế. Pháp luật có những quy định rất rõ ràng về việc thừa hưởng đất đai của người đã mất. Đối với những mảnh đất không xảy ra tranh chấp, không bị kê biên và còn trong thời hạn sử dụng thì người thừa kế hoàn toàn có quyền sử dụng.
Mặt khác, người thừa kế cần phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất mà người chết để lại. Tuy nhiên, trong trường hợp khi người để lại di sản còn sống, mảnh đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sau này, những người thừa kế hoàn toàn có thể hoàn tất các thủ tục đối với mảnh đất này.
Nói một cách dễ hiểu, đối với mảnh đất thuộc quyền sử dụng của người chết không được cấp giấy tờ về mặt pháp lý thì những người thân thừa kế (ba mẹ, con cháu hoặc anh chị em) có quyền xin Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, bên cạnh đó là những giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở và công trình gắn liền với đất thừa kế.
Có thể bạn quan tâm:
Tranh chấp tài sản thừa kế là vấn đề diễn ra rất thường xuyên trong cuộc sống. Pháp luật đã có những quy định vô cùng chặt chẽ liên quan đến vấn đề này để bảo vệ lợi ích cho đương sự các bên. Hãy tìm hiểu thật cẩn thận các điều luật để tránh những xung đột xảy ra nhé.