Trái phiếu doanh nghiệp sẽ gặp những rủi ro nào từ vụ việc của Tân Hoàng Minh?
BÀI LIÊN QUAN
Chứng khoán Bảo Việt lên tiếng về lô trái phiếu bị hủy bỏ của nhóm công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng MinhĐơn vị mua 800 tỷ trái phiếu Ngôi Sao Việt chính là Tân Hoàng MinhNhững BĐS của nhóm công ty thuộc Tân Hoàng Minh vừa bị hủy bán trái phiếu "khủng" thế nào?Vào ngày 4/4, Ủy ban chứng khoán đã hủy 9 đợt phát hành trái phiếu để huy động hơn 10.000 tỷ đồng của Tân Hoàng Minh vì hành vi che dấu, công bố thông tin sai sự thật. Sự kiện này đã khiến cho không ít nhà đầu tư cảm thấy lo ngại về tính an toan của kênh đầu tư trái phiếu.
Không ít "sạn" còn tồn tại trong trái phiếu doanh nghiệp
Theo đó, các lô trái phiếu phát hành của 3 công ty thành viên thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh từ tháng 7/2021 đến thời điểm tháng 3 năm nay với tổng giá trị 10.030 tỷ đồng sẽ bị hủy. Theo Ủy ban chứng khoán Nhà nước, nguyên nhân là các đơn vị này công bố thông tin sai với sự thật, che giấu thông tin trong hoạt động trái phiếu riêng lẻ. Đây không phải là lần đầu tiên thị trường xuất hiện vụ việc vi phạm của các doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Gần đây nhất phải kể đến là VsetGroup đã huy động hơn 100 tỷ đồng từ việc phát hành trái phiếu nhưng không nộp hồ sơ đăng ký cho Ủy ban Chứng khoán nhà nước. Từ ngày 1/1/2020 đến ngày 27/10/2021, doanh nghiệp này đã mời chào trên phương tiện thông tin đại chúng để các nhà đầu tư tiếp cận mua trái phiếu. Chính hành vi này của VsetGroup đã vi phạm quy định tại Điều 13 Luật Chứng khoán năm 2016 và Điều 16 Luật Chứng khoán 2019.
Ủy ban chứng khoán Nhà nước cũng ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với VsetGroup 600 triệu đồng đồng thời quyết định buộc VsetGroup phải thu hồi chứng khoán đã chào bán, hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm khoản tiền lãi.
VsetGroup đã báo cáo ký hơn 670 hợp đồng mua bán trái phiếu từ ngày 1/1/2020 đến ngày 27/10/2021 với tổng giá trị tài sản hơn 200 tỷ đồng để tài trợ vốn lưu động nhằm mục đích phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng không cung cấp được hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc sử dụng số tiền thu được từ chào bán trái phiếu.
Chính điều này đã khiến cho dư luận đặt ra dấu hỏi về tính mập mờ, thiếu minh bạch của doanh nghiệp này đồng thời cũng phần nào cho thấy mức độ rủi ro đối với các nhà đầu tư đã lỡ mua và nắm giữ lượng trái phiếu của doanh nghiệp này phát hành.
Ngoài VsetGroup thì Apec Group vừa qua cũng bị phạt 600 triệu đồng bởi vì chào bán trái phiếu chui. Công ty Cổ phần chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) cũng bị phạt 250 triệu đồng với nguyên nhân bị phạt là do công ty này thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ nhưng chưa được cơ quan quản lý cấp phép.
Quay trở lại với trường hợp của Tân Hoàng Minh, vừa qua Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã phát hiện ra dấu hiệu sai phạm với việc phát hành và huy động vốn từ kênh trái phiếu của doanh nghiệp này. Cũng theo thông tin công bố về đợt phát hành trái phiếu trước đó của nhóm các công ty liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Công ty TNHH Bất động sản Ngôi Sao Việt trong tháng 7/2021 và tháng 9/2021 đã có hai làn phát hành trái phiếu với tổng số tiền là 2.700 tỷ đồng. Tiếp đến là Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Khách sạn Soleil có 3 đợt phát hành trái phiếu vào tháng 7.2021, tháng 8.2011 và tháng 11.2021 với tổng giá trị là 1.750 tỷ đồng. Cuối cùng là Công ty Cổ phần Cung điện Mùa đông - đây là chủ đầu tư dự án D’. El Dorado I đã có 3 đợt phát hành mới nhất được công bố hoàn tất vào ngày 21/2 vừa qua với giá trị 3.230 tỷ đồng. Lô trái phiếu này có kỳ hạn 48 tháng và ngày đáo hạn là 16/12/2025 nhưng các thông tin liên quan đến sản xuất, trái chủ, tổ chức tư vấn phát hành đều không được công bố công khai.
Thời điểm từ đầu năm nay, Tập đoàn này cũng đã làm xôn xao dư luận với thông báo bỏ cọc lô đất tại Thủ Thiêm. Đáng chú ý là lô trái phiếu lớn nhất có trị giá là 3.230 tỷ đồng được Công ty Cung điện Mùa đong bắt đầu phát hành vào cuối tháng 12/2021 và chỉ 6 ngày khi Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt - một công ty thuộc nhóm Tân Hoàng Minh trúng đấu giá khu đất 3-12 tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí minh) với số tiền lên đến 24.500 tỷ đồng. Sau đó công ty này đã chấp nhận mất cọc 600 tỷ đồng vì có đơn xin bỏ cọc và đơn phương chấm dứt hợp đồng.
THAM KHẢO THÊM:
- 1000+ Mẫu ảnh nhà cấp 4 đẹp: [HOT 2022] được lấy từ thực tế
- Mua bán Đất Huyện Sóc Sơn, Hà Nội mới nhất
- Mua bán Đất Huyện Thạch Thất, Hà Nội mới nhất
- Mua bán Nhà riêng Huyện Thanh Oai, Hà Nội mới nhất
Trái chủ sẽ gặp những rủi ro nào
Hiện nay, thị trường trái phiếu phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua cũng tồn tại những mặt tiêu cực khi có nhiều doanh nghiệp ồ ạt huy động vốn qua kênh này. Mặc dù tỷ lệ trái phiếu có tài sản đảm bảo cao nhưng trên thực tế chất lượng tài sản đảm bảo là các dự án, tài sản hình thành trong tương lai hoặc các cổ phiếu doanh nghiệp. Lúc này tài sản đảm bảo của trái phiếu có thể dùng để đảm bảo các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu khác của doanh nghiệp. Do đó các nhà đầu tư cần đánh giá kỹ các rủi ro. Bên cạnh đó, trên thị trường vẫn có trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu với số lượng lớn trong khi vốn chủ sở hữu nhỏ, kết quả hoạt động kinh doanh lỗ qua các năm.
Thời gian gần đây, việc phát hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp có sai phạm, không minh bạch trên thị trường đã gây ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của các nhà đầu tư. Do đó, để hạn chế tối đa rủi ro, Bộ Tài chính đã khuyến nghị các nhà đầu tư cá nhân không nên mua TPDN riêng lẻ nếu như không có khả năng, nguồn lực để đánh giá rủi ro của trái phiếu. Nếu trở thành trái chủ chủ các nhà đầu tư phải biết rõ doanh nghiệp cần huy động vốn với mục đích gì, khi dòng vốn huy động không chảy vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà dùng cho những mục đích khác thì rủi ro trong việc đầu tư trái phiếu là rất lớn.
Trong năm 2022, thị trường trái phiếu doanh nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục sôi động nhưng cũng sẽ đi kèm với nhiều rủi ro. Người bán sẽ nắm rất nhiều thông tin nhưng không công bố sẽ dẫn đến sự sai lệch về giá cả lẫn chất lượng từ đó gây mất an toàn cho các nhà đầu tư.
Còn về phía Bộ Tài chính cho biết đã chỉ đạo Ủy ban chứng khoán triển khai các đoàn kiểm tra về tình hình phát hành, cung cấp các dịch vụ liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp tại một số doanh nghiệp phát hành cũng như công ty chứng khoán. Cũng từ vụ việc liên quan đến 9 lô trái phiếu bị hủy của nhóm công ty thuộc Tân Hoàng Minh, Bộ Tài chính cũng cho biết đang soạn thảo, sửa đổi và bổ sung Nghị định 154 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp trong đó đề xuất đặt ra các điều kiện chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn đối với nhà phát hành trái phiếu đặc biệt là trái phiếu riêng lẻ.