meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

TPS: Rủi ro sẽ tăng cao trong giai đoạn cuối tháng 10 khi hạn công bố kết quả kinh doanh quý 3 và cuộc họp FOMC tiếp theo tới gần

Thứ ba, 11/10/2022-08:10
Theo TPS, giai đoạn nửa đầu tháng 10 được đánh giá là vùng trũng thông tin giúp thị trường phục hồi trở lại. Tuy nhiên, rủi ro của thị trường trong giai đoạn cuối tháng sẽ tăng cao khi hạn công bố kết quả kinh doanh quý 3 và cuộc họp FOMC tới gần.

Sau nỗ lực công phá ngưỡng cản quan trọng 1.300 điểm không thành công, VN-Index đã liên tục sụt giảm mạnh, tương tự như giai đoạn tháng 6/2022. Tuy nhiên, ở lần điều chỉnh này, đà giảm có phần khối liệt hơn khiến chỉ số xuyên thủng vùng đáy tháng 7, tương đương với mức 1.150 điểm.

Đà giảm mạnh của VN-Index diễn ra tương tự như các thị trường chứng khoán thế giới. Nếu xét về yếu tố vĩ mô có thể thấy, việc theo đuổi chính sách "diều hâu" của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý giao dịch của nhà đầu tư và khiến họ bán ròng như một cách để phòng thủ trước mỗi lần cuộc họp FOMC diễn ra.


 
 

Bùng nổ hơn cả là sau khi kết quả cuộc họp được công bố, Fed đã tăng mức lãi suất mục tiêu từ mức 4% lên 4,4% và chính sách thắt chặt tiền tệ chỉ hạ nhiệt bắt đầu từ năm 2024.

Những rủi ro vĩ mô trên thị trường thế giới cùng với tâm lý hoang mang trước những tin đồn trên thị trường đã khiến VN-Index xuyên thủng mức đáy cũ là 1.150 điểm để tiến về sát ngưỡng 1.000 điểm.

Trong báo cáo chiến lược mới đây, Chứng khoán TPS đã đưa ra dự báo rằng áp lực lạm phát cho các tháng cuối năm sẽ vẫn còn nhiều rủi ro khó lường ở phía trước. Mặc dù đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát, nhưng vẫn diễn biến khá phức tạp, xung đột giữa Nga và Ukraine ngày càng căng thẳng cũng như khó dự đoán, OPEC+ thực hiện kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu, vấn đề tỷ giá ngày càng căng thẳng, thiên tai diễn ra trên diện rộng gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực toàn cầu. Đồng thời, quyết định tăng giá điện và tiền lương cơ bản có thể sẽ tạo ra áp lực lạm phát trong thời gian tới.

Về mức lãi suất, TPS dự báo Fed vẫn sẽ giữ quan điểm tiếp tục tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát trong thời gian tới. Tuy nhiên, mức độ sẽ nhẹ nhàng hơn trước, điều này sẽ giảm bớt phần nào áp lực đang ngày càng tăng của tỷ giá.

Thời gian tới đây, tỷ giá USD/VND sẽ là tham chiếu quan trọng có thể tác động đến điều hành chính sách của Chính phủ. Theo đó, nhóm phân tích cho rằng áp lực về tỷ giá sẽ bớt căng thẳng hơn khi nguồn ngoại tệ tiếp tục tăng lên do giải ngân FDI tăng mạnh và cán cân thương mại tiếp tục duy trì được xuất siêu 6,92 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm.

3 kịch bản cho thị trường trong tháng 10

Nhận định về bối cảnh thị trường chứng khoán tháng 10, TPS kỳ vọng đà giảm sẽ chững lại, thị trường sẽ có nhịp phục hồi trong ngắn hạn sau khi đã suy giảm giảm mạnh trong thời gian trước đó, tương tự như giai đoạn tháng 7 và tháng 8.

Ngoài ra, giai đoạn nửa đầu tháng 10 được đánh giá là vùng trũng thông tin giúp thị trường phục hồi trở lại. Tuy nhiên, rủi ro của thị trường trong giai đoạn cuối tháng sẽ tăng cao sau khi kết quả kinh doanh quý 3 được công bố và cuộc họp FOMC tiếp theo đang tới gần.

Về định giá, P/E trailing của VN-Index hiện tại đang ở quanh mức 12,09 lần, thấp hơn rất nhiều so với mức P/E trung bình 5 năm là 16.x cho cả năm 2022. Đội ngũ phân tích của TPS đánh giá tăng trưởng EPS của toàn thị trường dự kiến trên 20% cùng mức P/E forward định giá hiện tại chỉ tương đương 11.x.


 
 

Bên cạnh đó, khi so sánh với các quốc gia khác trong khu vực, thị trường chứng khoán Việt nam đang hết sức hấp dẫn với P/E forward 2022 ở mức gần như thấp nhất nhưng lại ghi nhận mức ROE nằm trong nhóm cao nhất. Do đó, TPS đánh giá thời điểm này là hợp lý để tích lũy những cổ phiếu có nội tại tốt, kết quả kinh doanh tích cực cũng như thanh khoản cao.

Dựa trên biến động của VN-Index, đội ngũ phân tích dự báo 3 kịch bản cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 10, cụ thể:


 
 

Với kịch bản tích cực, nếu VN-Index có thể trở lại trên mức 1.150 điểm thì niềm tin về triển vọng của thị trường sẽ được củng cố, từ đó thu hút dòng tiền sôi động trở lại. Theo đó, mục tiêu của chỉ số trong giai đoạn này là vùng 1.151- 1.220 điểm (ngưỡng Fibonacci Retracement 38,2%).

Với kịch bản trung lập, VN-Index sẽ biến động sideway trong vùng giá 1.040-1.150 điểm cùng với thanh khoản suy giảm dần.

Với kịch bản tiêu cực, nhiều khả năng VN-Index sẽ giảm mạnh và rơi về quanh ngưỡng Fibonacci Retracement 61,8% với biên độ +/-5%, tương đương với vùng 950-1.039 điểm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có phiên giao dịch đầu tuần ngày 10/10 với đà hưng phấn diễn ra ở hầu hết các nhóm ngành. Mặc dù không thể đóng cửa ở mức cao nhất, nhưng dòng tiền cùng đà phục hồi sau chuỗi điều chỉnh kéo dài nhiều phiên đã rũ bỏ phần nào áp lực với nhà đầu tư. Cụ thể, VN-Index đã tăng gần 7 điểm cùng với thanh khoản ổn định trước diễn biến của dòng tiền bắt đáy sẵn sàng nhập cuộc.

Trong đó, nhóm cổ phiếu trụ VN30 đi ngược đà tăng chung khi giảm nhẹ 0,61 điểm (-0,06%). Tuy nhiên, nhóm này vẫn ghi nhận 17 mã tăng điểm áp đảo so với 10 mã giảm điểm. Nổi bật nhất phải kể đến đà tăng của MWG (+5,74%); PLX (+5,25%); HPG (+4,26%); GAS (+3,92%),… đều bật tăng với biên độ khá cao. Ở chiều ngược lại, các mã VJC, TCB, NVL, VCB, HDB, VRE, SAB, MSN, VIB lại giảm điểm.

Xét về mức độ đóng góp, bộ ba tăng điểm mạnh nhất nhóm vốn hóa lớn là GAS, MWG, HPG trở thành công thần khi đóng góp tổng cộng hơn 4 điểm theo chiều tăng cho chỉ số chính, Ngược lại, những cái tên trong nhóm ngân hàng là VCB, TCB, TPB, SAB,… lại nằm trong top cổ phiếu giao dịch tiêu cực nhất phiên, đẩy thị trường rơi vào thế chống đỡ.

Cùng đà ngược dòng ngoạn mục của thị trường, nhóm bán lẻ cũng tranh thủ bứt phá. Trong đó, dòng tiền đổ dồn vào DGW và FRT khi tăng rực rỡ, qua đó kết phiên trong sắc tím và trắng bên bán.

Xu hướng phân hóa diễn ra ở nhóm Bất động sản cũng giúp cho nhóm này bớt đi phần nào sự tiêu cực trong suốt những phiên giao dịch trước đây. Nhóm chứng khoán cũng được "cởi trói" với VCI và FTS khởi sắc, tăng hết biên độ. Cùng với đó BVS, DSC, MBS, HCM, SSI, PSI, VND,… là những mã cổ phiếu dao động tăng từ 2,8% đến 6%.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cơn sốt đất đấu giá đã dịch chuyển về tỉnh: Nhà đầu tư tránh đi vào “vết xe đổ”

Dự kiến năm 2025 sẽ khởi công 6 dự án đường bộ cao tốc quy mô lớn với tổng chiều dài 294km, vốn hơn 32.000 tỷ đồng

Năm 2025, kênh đầu tư nào sẽ thu hút dòng tiền?

Fintech là bệ phóng để trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM "cất cánh"

Hà Nội: Chủ đầu tư siêu dự án 30.000 tỷ tiếp tục chuyển nhượng hơn 1,5ha "đất vàng"

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Tin mới cập nhật

TP HCM: Nhiều dự án mở bán trên 100 triệu đồng/m2, chuyên gia nói bảng giá đất mới đang dần ảnh hưởng

19 giờ trước

Chủ đầu tư cam kết thuê lại: Lợi nhuận hứa hẹn có thể đã được tính vào giá bán

19 giờ trước

Ngân hàng đẩy mạnh phát hành trái phiếu trong ba năm tới

19 giờ trước

DeepSeek đang dần trở thành tính năng bắt buộc phải có trong xe điện thông minh của Trung Quốc?

19 giờ trước

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản 2025 sôi động nhưng khó sốt

1 ngày trước