meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

TP Hồ Chí Minh: 62 dự án bất động sản chưa được chấp thuận đầu tư

Thứ ba, 27/06/2023-11:06
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong số 117 dự án đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư thì có 62 dự án bất động sản bị từ chối vì chưa đủ điều kiện, số còn lại gặp vướng mắc đang tháo gỡ. 

Không phù hợp theo quy định của Luật Đầu tư và Luật Nhà ở

Theo Kinh tế & Đô thị, tại báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi UBND TP Hồ Chí Minh tình hình xử lý dự án đầu tư có sử dụng đất, hiện có 62 dự án bất động sản chưa đủ điều kiện làm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại trên địa bàn. Nguyên nhân khiến các dự án này không được chấp thuận đầu tư là dự án không có đất ở hoặc không nhận chuyển nhượng toàn bộ đất ở theo quy định Luật Nhà ở 2014. Sở kiến nghị UBND TP không chấp thuận chủ trương đầu tư cho các dự án này vì không phù hợp với điều kiện ở theo quy định của Luật Đầu tư và Luật Nhà ở. 

Các dự án không đủ điều kiện xử lý hồ sơ thuộc các doanh nghiệp như Công ty cổ phần Phát triển Hoa Lâm, Công ty cổ phần Bất động sản Trường Phát Lộc, Công ty cổ phần Địa ốc Thủ Thiêm, Công ty Điền Phúc Thành, Công ty cổ phần Bất động sản Nam Khang, Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Thành phố. Ngoài ra còn có  Công ty Cổ phần I Con, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại Hậu Giang, Công ty Cổ phần Bất động sản Hiệp Phúc, Công ty TNHH Xây dựng kinh doanh Phát triển nhà Sang Anh, Công ty Cổ phần Minh Long Đông Sài Gòn.


Trong số 117 dự án đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư tại TP Hồ Chí Minh thì có 62 dự án bất động sản bị từ chối vì chưa đủ điều kiện.
Trong số 117 dự án đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư tại TP Hồ Chí Minh thì có 62 dự án bất động sản bị từ chối vì chưa đủ điều kiện.

Hiện Sở Kế hoạch và Đầu tư đang xem xét giải quyết chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định đối 55 dự án. Trong đó, 49 dự án có vướng mắc thuộc thẩm quyền xem xét của TP Hồ Chí Minh, 3 dự án đang được cơ quan có thẩm quyền thành tra, kiểm tra, 3 dự án đang vướng mắc về pháp luật. Các dự án đang thanh, kiểm tra lại, Sở đề xuất chờ kết luận của các cơ quan chức năng để tiếp tục xem xét giải quyết. Còn các dự án chưa hoàn thiện hồ sơ thì nhà đầu tư tiếp tục bổ sung. 

Đối với những dự án gặp khó khăn vướng mắc về việc xử lý đất kênh rạch, đường đi, Sở Quy hoạch Kiến trúc và Sở Tài nguyên Môi trường sẽ tham mưu UBND TP Hồ CHí Minh để ban hành bộ tiêu chí xem xét việc tách thửa độc lập để làm cơ sở giao phần diện tích đất do nhà nước quản lý trong ranh giới dự án theo quy định tại Nghị định số 148. Về phía Sở Tài nguyên và Môi trường có ý kiến xác định sự phù hợp của việc giao phần diện tích đất do Nhà nước quản lý trong ranh dự án cho nhà đầu tư. 

Những dự án gặp khó khăn vướng mắc vì chưa có trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở thành phố thì Sở Xây dựng sẽ rà soát quy định và phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để cập nhật các dự án theo định kỳ hằng quý. Các dự án có gốc đất cổ phần hóa, hoặc đất được giao do Nhà nước quản lý, thì các sở ngành sẽ tham mưu cho UBND thành phố xin ý kiến trung ương về hướng xử lý. 


Thời gian chờ đợi được chấp thuận chủ trương đầu tư quá dài khiến các dự án bị treo dù chủ đầu tư đã bỏ ra chi phí rất lớn.
Thời gian chờ đợi được chấp thuận chủ trương đầu tư quá dài khiến các dự án bị treo dù chủ đầu tư đã bỏ ra chi phí rất lớn.

Theo chia sẻ của Tổng giám đốc một doanh nghiệp bất động sản có dự án nhà ở đang làm thủ tục chấp thuận đầu tư theo Luật Đầu tư 2020 tại khu Nam TP Hồ Chí Minh, từ năm 2021 công ty đã khởi động việc xin chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhưng tới nay là giữa 2023 vẫn chưa xong bước thủ tục này. 

"Chúng tôi hiểu đây là vướng mắc quy định pháp luật thay đổi nên kiên nhẫn chờ các hướng dẫn của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, dự án càng kéo dài chi phí càng đội lên, nguy cơ rủi ro cho doanh nghiệp cũng nhiều hơn", CEO này nói.

Chỉ có 11 dự án được chấp thuận đầu tư trong 2,5 năm 

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) cho biết, với vị thế là đầu tàu kinh tế của cả nước nhưng trong suốt 3 năm qua số lượng dự án bất động sản được chấp thuận thủ tục đầu tư tại TP Hồ Chí Minh nhỏ giọt như “nắng hạn chờ mưa”. Năm 2021 chỉ có 7 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, năm 2022 chỉ có 2 dự án, 5 tháng đầu năm 2023 có thêm 2 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư. 

Như vậy, trong 2,5 năm qua kể từ khi Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực thì TP Hồ Chí Minh chỉ có 11 dự án vượt qua được bước thủ tục này. Cũng trong giai đoạn này không ghi nhận bất kỳ dự án nhà ở xã hội, loại hình bất động sản mới như officetel không ghi nhận dự án nào được chấp thuận chủ trương đầu tư mới. 


Trong 2,5 năm qua kể từ khi Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực thì TP Hồ Chí Minh chỉ có 11 dự án được chấp thuận đầu tư.
Trong 2,5 năm qua kể từ khi Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực thì TP Hồ Chí Minh chỉ có 11 dự án được chấp thuận đầu tư.

Chủ tịch HoREA phân tích, Luật Đầu tư 2020 và Luật Nhà ở 2014 quy định việc chấp thuận chủ trương đầu tư là bước đầu tiên trong quá trình chuẩn bị hồ sơ pháp lý cho guồng quay của một dự án bất động sản. Nếu doanh nghiệp nào không vượt qua được bước này thì dự án không thể thực hiện được các thủ tục tiếp theo, như vậy dự án sẽ bị treo dù nhà đầu tư đã đổ chi phí rất lớn vào dự án. 

Ông Châu cho biết, các dự án đang bị ách tắc chủ yếu do vướng Nghị định 31 hướng dẫn về Luật Đầu tư. Cụ thể, quy định để được chấp thuận chủ trương đầu tư, doanh nghiệp bắt buộc phải chứng minh dự án có trong danh mục dự án nhà ở ban hành kèm theo kế hoạch phát triển nhà ở của thành phố. Điểm này không phù hợp với thực tế bởi hiện nay TP Hồ Chí Minh chưa có chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở thành phố cập nhật hàng tháng hoặc hàng quý. 

Một số dự án khác thì ách tắc do vướng quy định phải có 100% đất ở (thổ cư) mới được chấp thuận đầu tư dự án nhà ở hoặc dự án vướng đất kênh rạch, đường đi do Nhà nước quản lý đã khiến cho rất nhiều doanh nghiệp không thể hoàn thành thủ tục xin chấp thuận đầu tư dự án. 

Từ những khó khăn nêu trên, ông Châu nhận định bên cạnh việc Luật Nhà ở đang được sửa đổi thì việc cấp bách cần phải làm ngay là sửa Nghị định 31 hướng dẫn về Luật Đầu tư 2020, nhằm khơi thông pháp lý, thúc đẩy tiến độ cho các dự án nhanh hơn và minh bạch hơn, củng cố được niềm tin cho người mua bất động sản. 

"Nhà nước tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho các dự án sẽ góp phần giảm chi phí đầu vào của hàng hóa, giúp kéo giảm giá nhà, có lợi cho cả nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân", Chủ tịch HoREA nói.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

Tận dụng triệt để quỹ đất để gia tăng nguồn cung nhà ở

Chủ đầu tư “đua” tung ưu đãi nhưng vẫn không dễ bán hàng

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

Người bán nhà cần cẩn trọng với chiêu trò “có khách cọc ngay” của môi giới

Tin mới cập nhật

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

1 ngày trước

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

1 ngày trước

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

2 ngày trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

2 ngày trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

2 ngày trước