meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tổng lợi nhuận các doanh nghiệp chứng khoán quý 3/2023 ước đạt gần 7.000 tỷ đồng, đạt đỉnh trong 6 quý

Thứ ba, 24/10/2023-15:10
Thống kê cho thấy, tổng lợi nhuận của các công ty chứng khoán trong quý 3/2023 ước đạt gần 7.000 tỷ đồng, so với quý 2 đã tăng 23%, đồng thời gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Điều đáng nói, đây là mức lợi nhuận cao nhất trong vòng 6 quý vừa qua, kể từ quý 1/2022.

Nhịp Sống Thị Trường thông tin, tình hình kinh doanh của các công ty chứng khoán trong thời gian gần đây đã ‘nương’ theo đà phục hồi của thị trường chứng khoán kể từ đầu năm, ngày càng khởi sắc. Sau khi chạm đáy vào quý 3/2022, tổng lợi nhuận của các công ty chứng khoán trong 3 quý đầu năm đều tăng trưởng đáng kể so với những quý liền trước.


Thống kê cho thấy, tổng lợi nhuận của các công ty chứng khoán trong quý 3/2023 ước đạt gần 7.000 tỷ đồng, so với quý 2 đã tăng 23%, đồng thời gấp đôi cùng kỳ năm ngoái
Thống kê cho thấy, tổng lợi nhuận của các công ty chứng khoán trong quý 3/2023 ước đạt gần 7.000 tỷ đồng, so với quý 2 đã tăng 23%, đồng thời gấp đôi cùng kỳ năm ngoái

Thống kê cho thấy, tổng lợi nhuận của các công ty chứng khoán trong quý 3/2023 ước đạt gần 7.000 tỷ đồng, so với quý 2 đã tăng 23%, đồng thời gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Điều đáng nói, đây là mức lợi nhuận cao nhất trong vòng 6 quý vừa qua, kể từ quý 1/2022 - thời điểm thị trường chứng khoán đang trên đỉnh 1.500 cùng nhiều giao dịch sôi động.

Hầu hết những công ty chứng khoán trong top đầu về lợi nhuận trong quý 3 năm nay đều tăng trưởng so với quý trước và cùng kỳ năm 2022. Đặc biệt, TCBS đã quay trở về vị trí “quán quân” lợi nhuận khi ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng lên đến 57% so với cùng kỳ năm trước, còn so với quý 2/2023 đã tăng 108%. Đây là công ty chứng khoán duy nhất ghi nhận lợi nhuận hơn nghìn tỷ trong quý vừa qua.


Hầu hết những công ty chứng khoán trong top đầu về lợi nhuận trong quý 3 năm nay đều tăng trưởng so với quý trước và cùng kỳ năm 2022
Hầu hết những công ty chứng khoán trong top đầu về lợi nhuận trong quý 3 năm nay đều tăng trưởng so với quý trước và cùng kỳ năm 2022

Ngoài ra, những cái tên khác như SSI và VNDirect cũng ghi nhận tăng trưởng cao so với quý 2/2023 và cùng kỳ năm trước. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế trong quý 3 năm nay của SSI và VNDirect chỉ kém giai đoạn đỉnh cao trước đó (từ quý 4/2021 đến quý 1/2022). Ngược lại, trong top 10 công ty chứng khoán ghi nhận lợi nhuận lớn nhất quý 3 thì chỉ có VPBankS và VIX là sụt giảm so với quý trước.

Động lực tăng trưởng mạnh mẽ

Được biết, tình hình kinh doanh của những công ty chứng khoán được hỗ trợ tích cực từ diễn biến khá khởi sắc và lạc quan của thị trường trong quý 3 năm nay. Có thời điểm, VN-Index leo lên mức “đỉnh” trong vòng 1 năm hồi đầu tháng 9/2023, sau đó tiếp tục quay về mức điều chỉnh. Ngoài ra, nhiều cổ phiếu kéo nhau tăng mạnh, nhờ đó mà hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán ghi nhận kết quả khả quan, đặc biệt là những cái tên thuộc top đầu.

Trong quý 3/2023, VNDirect ghi nhận lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) tăng 38% so với cùng kỳ, đạt hơn 925 tỷ đồng. Trong khi đó, lỗ từ FVTPL so với cùng kỳ lại giảm 57%, xuống còn 281 tỷ đồng. Nhờ đó, VNDirect ghi nhận lãi gộp từ tự doanh là 644 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ là 24 tỷ đồng.


Ngoài VPS, hầu hết những công ty chứng khoán khác đều ghi nhận tăng trưởng trong mảng môi giới và cho vay trong quý 3 năm nay
Ngoài VPS, hầu hết những công ty chứng khoán khác đều ghi nhận tăng trưởng trong mảng môi giới và cho vay trong quý 3 năm nay

Tương tự, lãi gộp của SSI là 600 tỷ đồng từ hoạt động tự doanh, so với cùng kỳ năm trước đã cao hơn gấp 2 lần. Đáng chú ý, lãi từ FVTPL của công ty chứng khoán này đã tăng đến 73% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 765 tỷ đồng; trong khi đó, lỗ từ FVTPL lại chỉ nhích nhẹ so với quý 3/2022 và đạt 162 tỷ đồng. Bên cạnh đó, TCBS cũng lãi từ tự doanh là 645 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước cao gấp 2,5 lần. Đáng chú ý, lãi bán FVTPL đạt 669 tỷ đồng và lỗ bán FVTPL chỉ 24 tỷ đồng.

Tuy nhiên, vẫn có một số cái tên tự doanh không thực sự hiệu quả, điển hình như VPS. Cụ thể, lãi từ FVTPL của VPS trong quý 3 năm nay là 418 tỷ đồng, lỗ từ các tài sản này đạt 479 tỷ đồng. Do đó, công ty này ghi nhận lỗ gộp tự doanh 61 tỷ đồng. Ngược lại, VPS lại ghi nhận mảng môi giới và cho vay khởi sắc, nhờ đó mà lợi nhuận không bị sụt giảm.

Ngoài VPS, hầu hết những công ty chứng khoán khác đều ghi nhận tăng trưởng trong mảng môi giới và cho vay trong quý 3 năm nay. Cụ thể, tổng doanh thu môi giới của các công ty chứng khoán trong quý 3/2022 là hơn 4.200 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 33%. Ngoài ra, tổng lãi gộp là 1.070 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 55%. Tổng lãi từ cho vay và phải thu trong quý 3/2023 cũng tăng gần 13%, đạt hơn 4.800 tỷ đồng.

Đáng chú ý, hoạt động môi giới và cho vay của các công ty chứng khoán chủ yếu phụ thuộc vào thanh khoản. Quý 3 năm nay là giai đoạn thị trường nhộn nhịp nhất trong vòng 1,5 năm trở lại đây. Cũng trong quý này, lượng tài khoản mở mới mỗi tháng đều hơn 150.000 đơn vị, so với mặt bằng chung của giai đoạn trước đã cao hơn nhiều. Phần lớn thời gian của quý 3/2023, giá trị khớp lệnh trên HoSE đều duy trì trên 20.000 tỷ đồng, thậm chí trong một số phiên đầu tháng 9 còn chạm ngưỡng tỷ USD.


Tại thời điểm cuối quý 3, dư nợ cho vay tại những doanh nghiệp chứng khoán ước tính 165.000 tỷ đồng, so với cuối quý 2 đã tăng 15.000 tỷ đồng, đồng thời tăng 43.000 tỷ đồng so với đầu năm
Tại thời điểm cuối quý 3, dư nợ cho vay tại những doanh nghiệp chứng khoán ước tính 165.000 tỷ đồng, so với cuối quý 2 đã tăng 15.000 tỷ đồng, đồng thời tăng 43.000 tỷ đồng so với đầu năm

Ngoài ra, lượng nhà đầu tư mới cũng góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy nhu cầu sử dụng đòn bẩy. Tại thời điểm cuối quý 3, dư nợ cho vay tại những doanh nghiệp chứng khoán ước tính 165.000 tỷ đồng, so với cuối quý 2 đã tăng 15.000 tỷ đồng, đồng thời tăng 43.000 tỷ đồng so với đầu năm. Tuy nhiên, con số này vẫn kém khoảng 35.000 tỷ đồng so với mức đỉnh hồi cuối quý 1/2022. Đáng chú ý, dư nợ margin so với cuối quý 2 đã tăng khoảng 17.000 tỷ đồng và ước đạt 159.000 tỷ đồng tính tại ngày 30/9, số còn lại là ứng trước tiền bán.

Dễ dàng thấy được, quý 3/2023 là khoảng thời gian thuận lợi với các công ty chứng khoán khi có nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ thị trường và kết quả kinh doanh. Thế nhưng những động lực tăng trưởng này đang dần phai nhạt khi thanh khoản sụt giảm và thị trường bước vào giai đoạn khó khăn mới. 
 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Top những tòa nhà cao nhất Việt Nam – công trình biểu tượng mang dấu ấn của các thành phố lớn

Hà Nội: Lộ diện nhà đầu tư đăng ký thực hiện Khu đô thị mới Mê Linh

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Tin mới cập nhật

TS. Nguyễn Văn Đính: Không phải ai mua thêm bất động sản thứ hai cũng bị siết thuế

7 giờ trước

Người dùng cần lưu ý chiêu trò mới đánh cắp thông tin thẻ tín dụng

7 giờ trước

Nhu cầu về AI và các ngành công nghệ khác đã thúc đẩy sức mạnh tính toán của Trung Quốc tăng liên tục

7 giờ trước

Đề xuất siết tín dụng với ngôi nhà thứ 2 để hạn chế đầu cơ

14 giờ trước

"Gió đảo chiều" trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

1 ngày trước