meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Toàn thế giới lao đao trước "cơn bão giá"

Thứ tư, 29/06/2022-22:06
Lạm phát đang bao trùm hầu hết mọi quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ, và được cảm nhận ở gần như mọi ngõ ngách, từ những hành lang trong siêu thị cho tới trong tiệm spa, trong một góc nhà hàng, tới những con đường lớn.

Theo Nhịp sống kinh tế, hai năm dịch bệnh vừa qua đi, người dân tại nhiều nơi trên thế giới lại đối mặt với những khó khăn tiếp theo, khi lạm phát tăng cao, đồng lương của họ dần không theo kịp những sinh hoạt phí tăng cao chóng mặt.

Úc

Trong những tuần gần đây, có một vài bức ảnh chụp cây rau diếp (hay còn gọi là xà lách Iceberg) bày bán trong siêu thị với giá lên tới 11.99 đô la Úc (tương đương 199.000 VNĐ) đã khiến cộng đồng mạng xôn xao. Người tiêu dùng thì "đứng ngồi không yên" trước tình trạng giá thực phẩm tăng cao, nhiên liệu và năng lượng cũng không nằm ngoài vòng xoáy tăng giá.

Chỉ tính riêng với mặt hàng rau củ, giá cả đã tăng lên 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Những trận lũ lụt gần đây đã làm hỏng mùa màng ở hai bang lớn của Úc là New South Wales và Queensland. Trong khi đó, chi phí phân bón tăng 120% so với 24 tháng trước.

Giá điện tăng cao cũng có nguy cơ gây thêm áp lực lạm phát. Tình trạng thiếu khí đốt và giá điện bán buôn leo thang ở nhiều bang có thể sẽ dẫn tới một mùa đông "vô cùng" ảm đạm đối với một số bộ phận người dân Úc.

Những người có thu nhập thấp bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong thời gian này. Ví dụ như trường hợp của Jeff Laming, một người cha đơn thân và bị khuyết tật 4 tuổi sống tại vùng Victoria. Ông đã không đủ tiền để có thể ăn khoảng 5 ngày trong mỗi 2 tuần.


 
 

Jeff nói và cho biết thêm rằng mình đang bị suy dinh dưỡng: "Chúng tôi đã không ăn trái cây hoặc rau tươi kể từ tháng 2, bữa ăn toàn đồ đông lạnh, thịt băm chất lượng thấp, mì pasta rẻ tiền, mì ống không nhãn hiệu, thuốc giảm đau paracetamol hoặc đôi khi là xà phòng nằm trong danh sách mua sắm của tôi.

Bỉ

Lạm phát hiện đang ở mức 9%, mức cao nhất trong 40 năm. Một nhà kinh tế hàng đầu đã dự báo rằng mỗi hộ gia đình có thể sẽ phải đối mặt với mức tăng trung bình 500 - 600 Euro (12 - 14 triệu đồng) chi phí sinh hoạt vào cuối mùa hè.

Ngân hàng Quốc gia Bỉ cho biết rằng người tiêu dùng sẽ được bảo vệ một phần thông qua những chính sách điều chỉnh giữa tiền lương và giá cả. Mặc dù vậy, mặt trái là những chính sách này có thể làm giảm đi khả năng cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp.

Bà chủ lâu năm của một quầy bán đồ ăn có tên là Saint-Josse tại thủ đô Brussels, Altamirano Zoila Palma cho biết rằng những hoá đơn đã "thực sự vượt quá mức khả năng chi trả được". Vừa múa tay chân làm việc, bà vừa nói: "Mọi thứ đều đang tăng giá: dầu ăn, khoai tây, bao bì, điện, ga, giấy ăn, giấy thấm dầu và nĩa".


 
 

Người phụ nữ nhập cư từ Ecuador này hiện đang làm việc 6 ngày 1 tuần và 12 giờ mỗi ngày. Giá cả leo thang nhưng bà Palma vẫn chưa muốn tăng thêm giá đồ ăn tại quầy bán hàng của mình. Nó hiện đang nằm ở xã nghèo nhất tại Brussels, nơi một chiếc bánh rán cũng lên tới 3 Euro/chiếc (tương đương 73.000 đồng).

Bà Palma chia sẻ rằng: "Tôi vẫn chưa quyết định tăng giá vì tôi lo sợ khách hàng của mình sẽ không tới nữa. Mọi người đều đang coi quán của tôi là một địa chỉ tin cậy".

Đức

Lạm phát đang được đo bằng sự thay đổi hàng năm của chỉ số giá tiêu dùng, đã tăng lên 7,9% vào tháng 5. Được biết đây là mức kỷ lục thứ ba liên tiếp tính từ khi nước Đức thống nhất vào năm 1990.

Tại quốc gia châu Âu này, cuộc khủng hoảng đã trở thành một chủ đề tranh luận vô cùng gay gắt nhất tại những trạm xăng, nơi mà những tài xế đã phải trả tới hơn 2 Euro (49.000 đồng) một lít kể từ tháng 3, bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm kéo giá nhiên liệu xuống thấp.

Trong tháng 5 vừa qua, những sản phẩm năng lượng đắt hơn trung bình 38,3% so với cùng tháng năm ngoái. Hàng tạp hoá tăng 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nal Kayan, chủ một cửa hàng rau nhỏ trên một con phố mua sắm sầm uất nhất tại trung tâm Berlin, cho biết rằng: "Đôi lúc tôi cảm thấy vô cùng tội lỗi khi nói với khách hàng của mình giá mới nhất cho một bông súp lơ hoặc một chai dầu hạt cải. Cảm giác vô cùng tồi tệ, và tôi sợ rằng tình hình sẽ còn khó khăn hơn nữa trong tương lai".


 
 

Vì giá thành những sản phẩm vẫn chưa bắt kịp sự gia tăng trong chi phí sản xuất nên giá những mặt hàng dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những tháng sắp tới.

Ireland

Tại một trong những quốc gia giàu có nhất EU, 1/5 dân số được cho là đang phải vật lộn với tình trạng giá cả tăng vọt. Giá thuê nhà, nhiên liệu và thực phẩm tăng cao đã đẩy nhiều gia đình vào cảnh nghèo đói và gây áp lực lên chính phủ trong việc hỗ trợ người dân và cắt giảm thuế.

Một tổ chức hoạt động xã hội có tên là Social Justice Ireland (Công lý Xã hội Ireland) đã ước tính tỷ lệ nghèo ở nước này hiện đang là 19%, cao hơn nhiều khi so với tỷ lệ do chính phủ đã công bố trước đó. Mức tăng giá 7,8% trong tháng 5 - mức tăng cao nhất trong 38 năm đã trở nên trầm trọng hơn do giá bất động sản tăng cao lên mức 15% và giá nhiên liệu cũng tăng mạnh.

Vivien, một sinh viên kiến trúc dự định rời Ireland cho biết răng: "Tôi không thể sống tại Dublin nữa, mọi thứ thật mệt mỏi". Theo số liệu của Hiệp hội Người tiêu dùng ireland, trong 12 tháng qua, khí đốt đã tăng 54%, dầu diesel 40%, điện 28% và xăng 24%. Mọi thứ đều ảnh hưởng tới đời sống của những hộ gia đình và doanh nghiệp. Không ai nằm ngoài sự ảnh hưởng.

Italy


 
 

Lạm phát giá tiêu dùng đã tăng lên mức 6,8% trong tháng 5 - mức cao nhất trong hơn 23 năm qua, và giá năng lượng đã tăng 42,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhiều người Italy không có việc làm hoặc làm việc với mức lương hầu như không tăng đáng kể từ đầu những năm 2000. Họ đã cảm nhận được rõ rệt sức ép của cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt trong nhiều tháng nay.

Một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật tại Rome, Alessandra Lupo, hiện nay đã nghỉ việc cho biết rằng: "Xăng tăng giá từ lâu và một số mặt hàng thực phẩm cũng vậy. Ngay cả khi giá chỉ tăng vài đồng lẻ thì bạn cũng thực sự cảm thấy được sự khác biệt. Nhưng sự khác biệt lớn nhất là chi phí năng lượng - điều này thực sự không bình thường".

Alessandra cho biết hoá đơn tiền xăng 2 tháng gần đây nhất của cô là 216 Euro (tương đương với 5,3 triệu đồng), so với 55 Euro trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng năng lượng. Còn tiền điện, cô phải trả 150 Euro (tương đương 3,6 triệu đồng), cao gấp hai lần so với số tiền mà cô đã từng trả.

New Zealand


 
 

Lạm phát hiện đang ở mức cao nhất trong 30 năm, với mức lạm phát lương thực 6,8%, trái cây và rau củ là 10%. Chi phí sinh hoạt tăng cao đã thay thế cho đại dịch Covid-19 trở thành vấn đề cấp bách nhất trong tâm trí của người dân sinh sống tại New Zealand. Cuộc thăm dò của Ipsos vào tháng 6 đã cho thấy mọi người đánh giá chi phí sinh hoạt là mối quan tâm số 1 của họ.

Những vấn đề liên quan như chi phí nhà ở và giá xăng dầu xếp sau. 1/5 người được hỏi gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính và tới 85% lo ngại về chi phí hàng hoá và dịch vụ ngày càng gia tăng.

Kết qủa là mọi người đang dần chuyển dịch sang lối sống của tiền nhân, chẳng hạn như trồng trọt, hái lượm, tự làm pho mát và sống tự cung tự cấp. Tất cả nhằm duy trì được chiếc ví tiền đang dần cạn kiệt.

Một phụ nữ tên là Katherine Riddell nói rằng: "Mọi người hiện đang gặp khó khăn, giá trái cây và rau quả thật là đắt đỏ tới mức kinh khủng".

Bà Katherine Riddel, ở độ tuổi 50, có thu nhập cố định và hiện tại bà đang mở lớp chia sẻ cách bảo quản thực phẩm. Bà chia sẻ cho mọi người về cách sử dụng rau quả sắp hỏng, biến chúng thành tương ớt, dưa chua và nước sốt.


 
 

Đôi khi, việc tiết kiệm chi phí khiến người ta liên tưởng hơn tới chuyên mục lời khuyên cho những gia đình những năm 1950. Bà Katherine nói rằng: "Một người bạn đã cho tôi 4kg mỡ bò. Tôi đã chế biến thứ đó trong vài ngày để thay thế dầu ăn".

Mỹ

Trên khắp nước Mỹ, người lao động, doanh nghiệp và người tiêu dùng hiện đang phải vật lộn với những vấn đề tương tự. Nhu cầu tăng vọt do sự thiếu hụt nguồn cung liên quan tới đến đại dịch và giá xăng tăng cao hơn đang khiến chi phí tăng lên.

Vào tháng 5, tỷ lệ lạm phát hàng năm là lên tới 8,6%, được biết đây là mức tăng nhanh nhất kể từ năm 1981. Tiền lương của người dân cũng đang được chính phủ nâng lên, nhưng không đuổi kịp được mức lạm phát.

Cô Anna Digs, một nhân viên khách sạn tại Westgate ở Las Vegas cho biết rằng: "Mọi thứ đang tăng dần lên, duy nhất chỉ có tiền lương của tôi vẫn vậy".

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

19 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

20 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

20 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

20 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước