meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

CBM là gì? Công thức tính CBM một cách chính xác nhất

Chủ nhật, 04/09/2022-09:09
CBM là một đơn vị tính vô cùng thông dụng trong vận chuyển hàng hóa đường biển, đường bộ và hàng không. Để có tính khối lượng của một mặt hàng cần vận chuyển nhanh nhất là tính đổi nó ra CBM. Vậy CBM là gì? Cách tính CBM một cách chính xác nhất trong xuất nhập khẩu là như thế nào hay cùng theo dõi bài viết dưới đây.

CBM là gì?

CBM là một trong những khái niệm vô cùng quen thuộc với nhiều người trong ngành xuất nhập khẩu. Thuật ngữ CBM không còn quá xa lạ với những người trong lĩnh vực này, CBM là một trong những đại lượng quan trọng nhất để những doanh nghiệp vận chuyển tính được mức giá thành cần thiết trong quá trình vận chuyển tới tay khách hàng.

CBM - viết tắt của cụm từ Cubic Meter, dịch Tiếng Việt ra có nghĩa là mét khối. Được biết đây chính là đơn vị được dùng để tính khối lượng, đo kích thước của gói hàng từ nhà vận chuyển trước khi được vận chuyển bằng những phương tiện đa dạng khác nhau (container, tàu biển, máy bay,...).

CBM còn được áp dụng để có thể tính chi phí vận chuyển, đơn vị vận chuyển có thể áp dụng quy đổi trọng lượng (kg) sang CBM (m3) để có thể áp dụng tính được giá thành vận chuyển cho những mặt hàng, phụ thuộc vào độ nhẹ hoặc nặng khác nhau.


CBM là một trong những đại lượng quan trọng nhất để những doanh nghiệp vận chuyển tính được mức giá thành cần thiết trong quá trình vận chuyển tới tay khách hàng.
CBM là một trong những đại lượng quan trọng nhất để những doanh nghiệp vận chuyển tính được mức giá thành cần thiết trong quá trình vận chuyển tới tay khách hàng.

Vai trò và chức năng của CBM

Trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa hoặc xuất nhập khẩu hàng hóa, đơn vị CBM là một ký hiệu phổ biến và được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực vận chuyển bằng đường hàng không, đường bộ hoặc đường biển. CBM được những đơn vị vận chuyển giao nhận hàng hóa sử dụng nhiều để tính khối lượng của những mặt hàng đó và có một thông số chính xác nhất, căn cứ từ đó có thể tính được giá cước vận chuyển hàng hóa.

Được biết, đơn vị CBM đóng một vai trò vô cùng đa dạng trong việc vận chuyển hàng qua đường hàng không, đường biển. CBM giúp đơn vị vận chuyển tính được lượng hàng cần thiết để có thể vận chuyển trong một chuyến hàng là bao nhiêu. Bên cạnh đó, số khối CBM còn giúp cho người vận chuyển có thể đo đạc được vị trí sắp xếp hàng hóa trong một container hoặc trong những khoang máy bay sao cho ít tốn không gian nhất, sau đó chở được nhiều hàng nhất trong một chuyển, rút ngắn thời gian vận chuyển.

Đơn vị CBM là gì? Và có cách tính như thế nào?

Cách tính đơn vị CBM là cách tính được quy ước chung của những đơn vị xuất nhập khẩu dành riêng cho những loại mặt hàng đã được vận chuyển và đưa lên container. Vậy nên, khi muốn tính được khối lượng của hàng hóa thì chúng ta chỉ cần dựa trên công thức chuẩn quốc tế:

CBM = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x số lượng kiện hàng

Trước khi muốn tính CBM theo công thức trên thì đơn vị chiều cao, chiều rộng và chiều dài phải được chuyển đổi sang đơn vị mét (m). Vậy nên, kết quả của CBM sau khi tính được sẽ có đơn vị là mét khối (kí hiệu là m3).

Cách quy đổi CBM sang Kg và cách tính tỷ lệ quy đổi


CBM - viết tắt của cụm từ Cubic Meter, dịch Tiếng Việt ra có nghĩa là mét khối.
CBM - viết tắt của cụm từ Cubic Meter, dịch Tiếng Việt ra có nghĩa là mét khối.

Tỷ lệ quy đổi CBM sang Kg

CBM sẽ được quy đổi sang kg theo tỷ lệ sau:

  • Hàng hóa vận chuyển đường hàng không: 1 CBM tương đương với 167 Kg.

  • Hàng hóa vận chuyển đường biển: 1 CBM tương đương với 333 Kg.

  • Hàng hóa vận chuyển đường bộ: 1 CBM tương đương với 1000 Kg.

Tùy thuộc vào từng đơn vị vận chuyển khác nhau mà sẽ có cách tính CBM khác nhau, có những công ty vận chuyển sẽ tính CBM theo cách quy đổi sang Kg hoặc theo giá cước. Để có thể hiểu rõ hơn về cách sử dụng quy đổi CBM cho việc tính giá trị, hãy cùng xem ví dụ dưới đây.

Ví dụ về tỷ lệ quy đổi CBM sang Kg

Lần này công ty anh Thành muốn chuyển những vật liệu xây dựng sang Campuchia bằng dịch vụ của công ty vận chuyển Hoa Liên chứ không giống như lần trước là vải vóc và tem nhãn nữa. Công ty Hoa Liên giờ đây vận chuyển hàng hóa bằng xe tải liên vận bằng đường bộ.

Trong đó, lô hàng này gồm có 5 kiện hàng và mỗi kiện có kích thước chiều rộng 1,5m, chiều dài 5m và chiều cao là 0,3m. Được biết, trọng lượng của mỗi kiện hàng tương đương bằng 1,3 tấn. Công ty của anh Thành đã dần quen làm việc với công ty vận chuyển Hoa Liên. Trong lần này anh đã yêu cầu công ty vận chuyển Hoa Liên làm thủ tục giao và nhận hàng tận nơi cho anh ấy. Nếu thế thì lần này chi phí vận chuyển sẽ được công ty vận chuyển Hoa Liên tính như thế nào?

Trước tiên, công ty Hoa Liên vẫn sẽ tính số CBM như thường với công thức chuẩn: (chiều dài x chiều cao x chiều rộng) x số lượng kiện hàng = 5 x 0,3 x 5 x 1,5 = 11,25 CBM.

Sau đó, công ty vận chuyển Hoa Liên sẽ quy đổi sang đơn vị Kg: Trọng lượng (Kg) x số kiện hàng = 1,300 x5 = 6,500 Kg.

Để có thể biết được tính theo giá hàng nhẹ (CBM) hoặc giá hàng nặng (kg), bạn có thể áp dụng tỷ lệ quy đổi từ CBM sang Kg như sau: Trong vận chuyển đường bộ: 11,25 CBM sẽ tương đương với 3,746 kg (tức 1 CBM = 333 Kg). Nhưng trên thực tế thì lô hàng của công ty Hoa Liên nặng tới 6,500 kg, nhiều hơn so với 3,746 kg. Nếu thế thì lô hàng vật liệu xây dựng của công ty anh Thành sẽ tính theo chi phí của loại hàng nặng.


Trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa hoặc xuất nhập khẩu hàng hóa, đơn vị CBM là một ký hiệu phổ biến và được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực vận chuyển bằng đường hàng không, đường bộ hoặc đường biển.
Trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa hoặc xuất nhập khẩu hàng hóa, đơn vị CBM là một ký hiệu phổ biến và được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực vận chuyển bằng đường hàng không, đường bộ hoặc đường biển.

Ví dụ đó là: Đơn giá vận chuyển của chuyến hàng này là 100 USD/ tấn thì chi phí lô hàng này của công ty anh Thành được tính như sau: 6,5 tấn x 100 USD/tấn = 650 USD. Vậy nên lô hàng của công ty anh Thành là hàng LCL, nếu như muốn tiết kiệm chi phí hơn thì lô hàng này nên được ghép cùng với lô hàng khác.

Vậy tại sao lại tính quy đổi CBM sang Kg như vậy và khách hàng có bị thiệt hại không, ví dụ như lô hàng vật liệu xây dựng của công ty anh Thành vừa rồi nếu như công ty anh Thành được tính theo trọng lượng 3,746 Kg thì anh ấy sẽ giảm đi được rất nhiều chi phí.

Bây giờ chúng ta hãy làm một phép so sánh nguyên 1 container (hàng FCL - hàng hóa xếp đầy một container) hoặc có thể xem là nguyên 1 xe tải chở bông, có trọng lượng 3 tấn. Trong khi đó 1 container thường hoặc xe tải có vận tải như này sẽ chở được tới 20 tấn hàng, nếu như tính theo trọng lượng 3 tấn mà nguyên container như thế hoặc nguyên một xe tải như thế thì liệu có hợp lý hay không và có gây thêm thiệt hại gì cho đơn vị vận chuyển Hoa Liên không khi đều trên cùng một chuyến. Theo những quy ước quy đổi CBM sang Kg hay ngược lại này thì công thức này đã được tính vô cùng hợp lý theo công ước quốc tế, đã được xem xét về nhiều góc độ nên không bên nào sẽ bị thiệt cả.

Chú ý về CBM và cách quy đổi CBM sang Kg

Được biết, đối với mỗi một quốc gia, mỗi khu vực và mỗi một đơn vị vận chuyển khác nhau sẽ có một tỷ lệ chuyển đổi không giống nhau. Vậy nên trước khi đồng ý giao hàng hóa với đơn vị vận chuyển, bạn cần cân nhắc và hỏi kĩ xem chuyến vận chuyển kiện hàng của bạn có mức phí là bao nhiêu.


Đối với mỗi một quốc gia, mỗi khu vực và mỗi một đơn vị vận chuyển khác nhau sẽ có một tỷ lệ chuyển đổi không giống nhau.
Đối với mỗi một quốc gia, mỗi khu vực và mỗi một đơn vị vận chuyển khác nhau sẽ có một tỷ lệ chuyển đổi không giống nhau.

Ví dụ đối với đường bộ Việt Nam sang Campuchia, một đơn vị vận chuyển sẽ tính được đúng kế hoạch sản xuất và số lượng sản phẩm giao tới tay khách hàng. Trong rất nhiều trường hợp, sai lầm trong cách tính thể tích hàng nên khi đóng thành container, hàng hóa có thể sẽ bị thiếu, không đủ do đó khiến cho container còn trống khá nhiều. Điều này đã dẫn tới việc vận chuyển thiếu tính kinh tế cho cả khách hàng và đơn vị vận chuyển, gây thêm nhiều khó khăn trong kế hoạch giao hàng cho khách.

Theo quy ước, trong vận chuyển hàng hóa quốc tế đường bộ sẽ được đơn vị vận chuyển tính cước vận chuyển của chuyến hàng đó dựa trên cơ sở quy ước trọng lượng và thể tích của từng loại mặt hàng. Vậy nên khi nào thì hàng hóa sẽ được người ta tính cước dựa vào trọng lượng và khi nào hàng hóa được tính cước dựa trên thể tích? Và cách so sánh giữa trọng lượng hàng hóa và thể tích của hàng hóa đó trước khi đóng hàng vào container.

Chúng ta cần tính toán được số lượng kiện hàng hóa trên mỗi một container, và cách tính số lượng kiện hàng trên container sẽ được áp dụng như sau: Số lượng (cont 20’) = 28/m3 (thể tích kiện). Số lượng (cont 40 cao) = 68/m3. Số lượng (cont 40’) = 60/m3 (thể tích kiện). Thể tích kiện (m) = chiều rộng x chiều cao x chiều dài.

Tổng kết

Hy vọng bài viết trên đây tuy ngắn gọn nhưng cũng đã đưa cho bạn đủ kiến thức về đơn vị CBM là gì cũng như cách tính CBM một cách chính xác nhất. Tham khảo thêm nhiều thuật ngữ về lĩnh vực xuất nhập khẩu tại Meeyland.com nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

19 giờ trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

19 giờ trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

19 giờ trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

1 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

1 ngày trước