meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tín hiệu tích cực trên thị trường bất động sản Hà Nội

Thứ hai, 06/11/2023-14:11
Thị trường bất động sản cả nước quý III/2023 vẫn tiếp tục cho thấy sự ảm đạm, tuy nhiên các hoạt động tại Hà Nội vẫn diễn ra khá ổn định cả về tỷ lệ giao dịch và giá bán. Dù chưa có sự tăng trưởng mạnh mẽ, song đó được coi là tín hiệu vô cùng lạc quan trong bối cảnh thị trường còn nhiều vướng mắc và khó khăn như hiện nay.

Theo Kinhtedothi, số lượng dự án nhà ở đang thuộc top đầu các địa phương trên cả nước, thị trường BĐS Hà Nội đang được kỳ vọng sẽ bước vào giai đoạn hồi phục mới. So với giai đoạn đầu năm 2023, đất nền có sổ và nhà ở kinh doanh mức giá dưới 2 tỷ đồng có tỷ lệ giao dịch tăng mạnh.

Tín hiệu tích cực

Thị trường bất động sản cả nước trong quý III vừa qua vẫn ở tình trạng ảm đạm, tuy nhiên các hoạt động tại Hà Nội vẫn diễn ra khá ổn định cả về tỷ lệ giao dịch và giá bán. Dù chưa có sự tăng trưởng mạnh mẽ, song đó được coi là tín hiệu vô cùng lạc quan trong bối cảnh thị trường còn nhiều vướng mắc và khó khăn như hiện nay.


Thị trường bất động sản cả nước trong quý III vừa qua vẫn tiếp tục duy trì tình trạng ảm đạm
Thị trường bất động sản cả nước trong quý III vừa qua vẫn tiếp tục duy trì tình trạng ảm đạm

Theo Số liệu thống kê từ Bộ Xây dựng, cả nước có 863 dự án nhà ở trong quý III/2023 đang được triển khai, riêng Hà Nội có 48 dự án ở vị trí thứ 5 và xếp trên cả TP HCM khi xét về lượng dự án đang triển khai và cho xây dựng. Bên cạnh đó, trên thị trường sơ cấp, mức giá bán với sản phẩm căn hộ chung cư cũng ghi nhận tăng mạnh, khoảng 7% so với quý II và 14% so với cùng kỳ. Giá bán trung bình trên thị trường thứ cấp rơi vào khoảng 32 triệu đồng/ m2, tăng 2,7% theo quý và 0,8% theo năm. Toàn bộ các quận trên địa bàn Hà Nội đều ghi nhận giá bán thứ cấp trong quý III tăng so với quý liền trước, trong đó quận Thanh Xuân, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Tây Hồ và Gia Lâm đạt mức trên 3%.

Theo khảo sát trên thực tế, các dự án được mở bán thời gian qua tại thị trường Hà Nội có lượng lớn sản phẩm nằm trong phân khúc trung và cao cấp như dự án Hoàng Thành Pearl (quận Nam Từ Liêm) 45 - 50 triệu đồng/m2; dự án Moonlight 1 - An Lạc Green Symphony (huyện Hoài Đức) giá chào bán 39 - 42 triệu đồng/m2; phân khu The Miami của dự án Vinhomes Smart City (quận Nam Từ Liêm) 46 triệu đồng/m2; phân khu Sakura của dự án Vinhomes Smart City (quận Nam Từ Liêm) khoảng 43 triệu đồng/m2;  dự án Chung cư Han Jardin 51 - 82 triệu đồng/m2; tòa West B thuộc phân khu Mastery West Highs - Vinhomes Smart City (quận Nam Từ Liêm) 61 triệu đồng/m2; dự án TNR The Nosta (quận Đống Đa) 60 - 75 triệu đồng/m2; …

Đặc biệt, thời gian gần đây, thị trường có điểm nhấn là sự xuất hiện của  sản phẩm thuộc phân khúc bình dân từ 25 – 35 triệu đồng/m2 trong quý III/2023, trong bối cảnh những sản phẩm trung và cao cấp với số lượng giao dịch và tỷ lệ hấp thụ thấp vì mức giá cao. Có thể đề cập tới các dự án như dự án Eurowindow River Park (huyện Đông Anh) 25,2 triệu đồng/m2; dự án Phương Đông Green Home (quận Long Biên) giá chào bán khoảng 32 triệu đồng/m2, dự án Anland Premium Dương Nội (quận Hà Đông) giá chào bán khoảng 31 triệu đồng/m2; dự án One 18 Ngọc Lâm (quận Long Biên) 27,5 triệu đồng/m2…


Thị trường thời gian gần đây có điểm nhấn là sự xuất hiện của  sản phẩm thuộc phân khúc bình dân từ 25 – 35 triệu đồng/m2 
Thị trường thời gian gần đây có điểm nhấn là sự xuất hiện của  sản phẩm thuộc phân khúc bình dân từ 25 – 35 triệu đồng/m2 

Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) Hoàng Hải cho hay: “Qua khảo sát và nghiên cứu thị trường, chúng tôi nhận thấy trên địa bàn cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng, phân khúc căn hộ chung cư là loại hình ít chịu ảnh hưởng nhất bởi những tác động tiêu cực do phục vụ nhu cầu ở thực. Đồng thời, mức độ quan tâm chung cư đã có dấu hiệu phục hồi, nhu cầu tìm mua tăng 1% và tìm thuê tăng 6% so với quý II. Trong đó, căn hộ giá từ 2 - 4 tỷ đồng được tìm kiếm nhiều nhất, có dấu hiệu hấp thụ tốt, tập trung tại khu vực lõi trung tâm Thủ đô và các TP lớn”.

Thúc đẩy thực hiện cơ chế mới

Theo một khảo sát khác, ngoài phân khúc chung cư phục vụ nhu cầu ở thực thì phân khúc đất nền thời gian qua cũng ghi nhận sự ổn định trong các hoạt động giao dịch, giá bán được điều chỉnh đi ngang và tăng nhẹ ở những  khu vực được đầu tư hạ tầng kỹ thuật - xã hội và hạ tầng giao thông. Chẳng hạn như đất nền khu vực xã Nguyên Khê, Hải Bối, Cổ Loa (huyện Đông Anh) ở mức từ 18 – 40 triệu đồng/m2 tùy vị trí, giữ sự ổn định kể từ đầu năm tới nay và không ghi nhận biến động lớn. Mặt khác, khu vực Di Trạch, An Khánh, Kim Chung… (huyện Hoài Đức) do tiếp tục được đầu tư và mở rộng, xây mới các tuyến đường giao thông (tuyến Vành đai 3,5 qua địa bàn huyện Hoài Đức khởi công xây dựng vào tháng 6/2023 - PV). Do đó, giá đất nền dự án tăng nhẹ từ 5-7%, rơi vào khoảng 65-75 triệu đồng/m2.

Thủ đô vẫn là địa phương đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong 9 tháng đầu năm 2023 với gần 2,53 tỷ USD cấp mới và tăng vốn. Bên cạnh đó là những ông lớn về bán lẻ như Starbucks, Muji, Central Retail… đang tiếp tục mở rộng mặt bằng kinh doanh và sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhãn hàng chuyên về mỹ phẩm, thời trang và đồ thể thao châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… sẽ tiếp tục giúp thị trường nhộn nhịp hơn trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2024.

Giám đốc Savills Hà Nội Matthew Powell nhận định: “Nhìn nhận một cách khách quan, thời điểm hiện tại các hoạt động của thị trường BĐS Hà Nội vẫn diễn ra chậm nhưng lại có sự ổn định, bởi cả chủ đầu tư và nhà đầu tư vẫn tỏ ra hết sức thận trọng khi nhiều quy định pháp lý liên quan chưa được Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, với việc tăng trưởng mạnh về vốn FDI, các thương hiệu lớn mở rộng thị phần và sự hình thành một số quận mới (dự kiến đầu năm 2024) là những yếu tố quan trọng để đưa thị trường BĐS Hà Nội bước vào một giai đoạn phục hồi mới”.


Bên cạnh phân khúc chung cư thì phân khúc đất nền thời gian qua cũng ghi nhận sự ổn định trong các hoạt động giao dịch
Bên cạnh phân khúc chung cư thì phân khúc đất nền thời gian qua cũng ghi nhận sự ổn định trong các hoạt động giao dịch

Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Chí Thanh cũng có cùng quan điểm khi nhận định rằng vấn đề quan trọng nhất đối với thị trường bất động sản nói chung và thị trường Hà Nội nói riêng là liên quan tới chính sách và cơ chế. Trong đó, phải hoàn thành các dự thảo luật (liên quan đến việc tính tiền sử dụng đất, đền bù, giải phóng mặt bằng...) theo đúng kế hoạch là điều quan trọng nhất. 

Ông Nguyễn Chí Thanh đề xuất: “Chính phủ cần xây dựng hệ thống thông tin về thị trường BĐS, tăng cường quản lý và bám sát thị trường để điều tiết một cách kịp thời, chính xác nhất. Ngoài nguồn vốn quen thuộc, cần có cơ chế, chính sách phát triển nguồn vốn khác như quỹ đầu tư BĐS REIT, Quỹ tiết kiệm nhà ở… nghiên cứu cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho DN tiếp cận được nguồn vốn ngoại từ các quỹ đầu tư nước ngoài”.

Theo chuyên gia trong ngành, dù bối cảnh chung của thị trường bất động sản còn gặp nhiều khó khăn trong thời gian gần đây, tuy nhiên các dự án nhà ở, khu đô thị ven trung tâm Hà Nội được xem là điểm sáng khi các chủ đầu tư vẫn tiếp tục thúc đẩy đầu tư. Các dự án này đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng giá tốt, vì được hưởng lợi từ mạng lưới hạ tầng. Về cơ bản, toàn bộ khu vực của Hà Nội đều đang sở hữu lợi thế riêng biệt để bước vào giai đoạn hồi phục, tăng trưởng mới, tuy nhiên phía Bắc và phía Đông được xem là những khu vực tiềm năng nhất của thị trường bất động sản Hà Nội trong thời gian tới.

Theo Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn, Savills Hà Nội Đỗ Thu Hằng, cần có giải pháp đồng bộ từ tất cả những bên liên quan như Nhà nước, DN, nhà đầu tư, tổ chức tín dụng để thị trường bất động sản tiếp tục hồi phục. Tuy nhiên, hiện nay, điều quan trọng nhất vẫn là Nhà nước phải nhanh chóng hoàn thiện các luật sửa đổi, giúp thị trường bất động sản có được định hướng rõ ràng và rút ngắn thủ tục hành chính hoàn toàn, hài hòa lợi ích chung và đem đến sự linh hoạt trong cơ chế về quản lý.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Công nhân, sinh viên cẩn trọng với những lời “quảng cáo” nhà trọ gần metro

Doanh nghiệp ngại làm nhà ở giá rẻ: “Chi nhiều, nhận lại chẳng bao nhiêu”

Giá thuê căn hộ chung cư cao cấp tăng phi mã: Người thuê tháo chạy

Mở rộng quỹ đất làm nhà ở thương mại: Những loại dự án nào được thông qua?

Tháo gỡ khó khăn pháp lý cho các dự án: Khó có thể “một sớm, một chiều”

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

TS. Võ Trí Thành: Giá trần chung cư có thể khiến chủ đầu tư không còn động lực phát triển dự án mới

Tin mới cập nhật

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

1 giờ trước

Doanh nghiệp ngại làm nhà ở giá rẻ: “Chi nhiều, nhận lại chẳng bao nhiêu”

1 giờ trước

Công nhân, sinh viên cẩn trọng với những lời “quảng cáo” nhà trọ gần metro

1 giờ trước

ChatGPT sắp ngập tràn quảng cáo?

1 giờ trước

Vạch trần thủ đoạn lừa đảo mới, hàng triệu nạn nhân "dính bẫy"

1 giờ trước