meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cơ hội cho bất động sản bán lẻ

Thứ tư, 01/11/2023-11:11
Với nguồn cung phát triển từ các dự án trung tâm thương mại quy mô lớn đáp ứng nhu cầu mở rộng thị phần của các “ông lớn” bán lẻ, đã góp phần mang lại những tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản bán lẻ thời gian qua.

Các chuyên gia đánh giá, thị trường bán lẻ Việt Nam dần trở nên sôi động hơn với nhiều dự án mở mới trên khắp cả nước. Cả Hà Nội và TP HCM đều ghi nhận mức tăng trưởng tốt về giá thuê mặt bằng bán lẻ.

Cuộc đua mở rộng quy mô


Lotte đã khai trương Trung tâm thương mại Lotte Mall West Lake Hà Nội nằm tại quận Tây Hồ với diện tích cho thuê lên đến 72.000 m2.
Lotte đã khai trương Trung tâm thương mại Lotte Mall West Lake Hà Nội nằm tại quận Tây Hồ với diện tích cho thuê lên đến 72.000 m2.

Mới đây, Lotte đã khai trương Trung tâm thương mại Lotte Mall West Lake Hà Nội nằm tại quận Tây Hồ với diện tích cho thuê lên đến 72.000 m2. Tại TP HCM, Trung tâm thương mại Hùng Vương Plaza vừa mở lại sau thời gian đổi chủ và sửa chữa. Ở hai trung tâm thương mại quy mô lớn này đều ghi nhận tỷ lệ lấp đầy gần như 100% với đa dạng các ngành hàng.Ngoài hai trung tâm lớn của cả nước là Hà Nội và TP HCM, các “ông lớn” trong ngành bán lẻ Central Group, Aeon Mall cũng mở rộng kinh doanh tại các tỉnh, thành phố khác.

Đơn cử như thương hiệu nội thất Come Home, Mini Go! Của Central Retail tung ra thị trường tại Nhơn Trạch (Đồng Nai), Điện Bàn (Quảng Nam). Thiso Retail (thuộc Tập đoàn Thaco) cũng đang vào giai đoạn hoàn thiện dự án Emart thứ 3 tại quận Gò Vấp.

Có thể nói, dù còn nhiều thách thức trước quan ngại về sự phục hồi của nền kinh tế trong ngắn hạn, song với một số ngành như F&B, thời trang vẫn ghi nhận sự tăng trưởng. Sự dịch chuyển và mở rộng đầu tư từ các “ông lớn” bán lẻ cũng như sự gia nhập của những thương hiệu mới trong thời gian qua tăng mạnh. Về lâu dài, chuyên gia nhận định, mô hình trung tâm thương mại sẽ ngày càng sáng tạo hơn, tăng trải nghiệm cho người tiêu dùng và trở thành một mô hình phức hợp với đa dạng tiện ích vui chơi giải trí, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. 

Động lực từ ngành bán lẻ Việt Nam

Ngành bán lẻ Việt Nam đang được đánh giá là một trong những lĩnh vực tiềm năng với tốc độ duy trì tăng trưởng hằng năm ở hai chữ số trong hàng thập kỷ. Bộ Công thương dự báo quy mô ngành bán lẻ Việt Nam tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% tổng ngân sách quốc nội GDP.


Ngành bán lẻ Việt Nam đang được đánh giá là một trong những lĩnh vực tiềm năng với tốc độ duy trì tăng trưởng hằng năm ở hai chữ số trong hàng thập kỷ.
Ngành bán lẻ Việt Nam đang được đánh giá là một trong những lĩnh vực tiềm năng với tốc độ duy trì tăng trưởng hằng năm ở hai chữ số trong hàng thập kỷ.

Số liệu 6 tháng đầu năm 2023 cho thấy, nền kinh tế còn đối mặt với nhiều khó khăn, tuy nhiên, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn đạt mức tăng tích cực, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước. Ngành bán lẻ cũng chứng kiến dấu hiệu phục hồi rõ nét với cuộc đua mở rộng thị phần sau đại dịch Covid-19 của các “ông lớn” trong và ngoài nước. Đơn cử như thương hiệu MUJI mở thêm các cửa hàng tại Hà Nội và TP HCM. UNIQLO cũng tiếp tục hiện thực hóa kế hoạch mở rộng tại Việt Nam; Hay WinCommerce cũng đã mở thêm hàng trăm cửa hàng Winmart+ và  siêu thị Winmart….

Trong bối cảnh phân khúc nhà phố thương mại riêng lẻ rơi vào tình cảnh khó khăn với hàng loạt cửa hàng đóng cửa hoặc thu hẹp quy mô thì mặt bằng bán lẻ ở khối đế chung cư, trung tâm thương mại vẫn có diễn biến tích cực. Dự báo, nửa cuối năm 2023, nguồn cung dồi dào từ các dự án trung tâm thương mại quy mô lớn của các “ông lớn” bán lẻ hứa hẹn tương lai tích cực cho bất động sản bán lẻ.

Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu sẽ là cơ hội cho nhóm các hàng hóa thiết yếu như ăn uống, cửa hàng tiện lợi….Báo cáo hành vi người tiêu dùng Việt Nam 2023 của McKinsey & Company cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam đang dần thay đổi hành vi tiêu dùng của mình và vẫn giữ thái độ thận trọng. Theo đó, họ có xu hướng giảm thiểu chi tiêu trên hầu hết các ngành hàng, ngoại trừ các ngành hàng cốt lõi như tạp hóa, xăng dầu, sức khỏe cá nhân, ngành hàng mang tính trải nghiệm cao. 

Theo bà Hoàng Nguyệt Minh - Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Cho thuê thương mại Savills Hà Nội, các chuỗi bán lẻ lớn đang theo đuổi các chiến lược mở rộng nhằm đảm bảo vị thế và xây dựng nhận diện thương hiệu trên thị trường. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe, các dự án có mô hình bài bản và thiết kế hợp lý sẽ thu hút một lượng lớn nhãn hàng như Aeon Mall, Lotte Mall, Indochina Plaza với tỉ lệ lấp đầy khá tốt.Nhìn nhận về xu hướng sắp tới, theo bà Minh, để duy trì hoạt động cũng như tiếp tục thúc đẩy động lực phục hồi trong ngành bán lẻ, các nhãn hàng cũng sẽ thận trọng hơn và lên kế hoạch chi tiết trong giai đoạn sắp tới. Tại Việt Nam, để tập trung thu hút được các nguồn khách hàng cao cấp, các nhãn hàng cũng lựa chọn vị trí bán lẻ mặt phố trên trục phố đắt giá có vị trí đắc địa, diện tích và mặt tiền lớn.


Bà Hoàng Nguyệt Minh - Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Cho thuê thương mại Savills Hà Nội
Bà Hoàng Nguyệt Minh - Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Cho thuê thương mại Savills Hà Nội

Trong thời gian sắp tới, nguồn cung trong phân khúc bán lẻ dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Ông Troy Griffiths -  Phó Tổng Giám đốc Savills Việt Nam cho biết, có ít nhất 3 dự án ở khu vực ngoài trung tâm sẽ đi vào hoạt động với diện tích cho thuê khoảng 66.000 m2 trong nửa cuối năm nay. Đến năm 2026 nguồn cung phân khúc bán lẻ sẽ tăng mạnh, dự kiến đạt 201.000 m2 sàn thuộc 13 dự án sẽ đi vào hoạt động. 

Thêm nữa, dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2023, nguồn cung sẽ được bổ sung từ các dự án trung tâm thương mại quy mô lớn. Các “ông lớn” bán lẻ hàng đầu có nhu cầu mở mới và mở rộng địa điểm kinh doanh. Theo đó, tại khu vực Hà Nội, Lotte Mall West Lake Hanoi góp phần 82.550 m2vào tổng nguồn cung diện tích bán lẻ của thành phố. Hà Nội sẽ có thêm hai trung tâm thương mại và bốn dự án khối đế thương mại khác, với tổng diện tích hơn 47.000 m2 dự kiến đến hết năm 2023.

Do vậy, các chuyên gia cho rằng, sự cần thiết phải bổ sung thêm nguồn cung hợp lý và xây dựng các mặt bằng đạt tiêu chuẩn quốc tế để có thể tận dụng được lợi thế và sức hút của thị trường với bán lẻ cao cấp. Cơ hội sẽ không dành cho các trung tâm thương mại kém không chủ động cải tạo, và chậm nâng cấp.

Nguyễn Tiến
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất DHT là gì? Người dân có nên đầu tư vào đất DHT hay không?

Chung cư tiếp tục dẫn đầu giao dịch trên thị trường bất động sản

Ồ ạt bỏ cọc sau khi trúng giá cao: Chuyên gia đề xuất "thuốc đặc trị"

Đưa tình trạng ngập úng vào tiêu chí định giá đất: Một số “khu nhà giàu” có trở nên bớt "nóng"?

“Tắc” hồ sơ đất đai: Ai sẽ chịu trách nhiệm?

Đất TSC là gì? Đất TSC có được cấp sổ đỏ hay không?

Đất RSX là gì? Điểm đặc biệt trong quy định sử dụng đất RSX

Thanh khoản bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục chạm đáy trong tháng 8

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

1 ngày trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

1 ngày trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

1 ngày trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

1 ngày trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

1 ngày trước