Tìm hiểu về gạch chỉ và ứng dụng trong xây dựng
BÀI LIÊN QUAN
Tìm hiểu về gạch chịu lửa, xu hướng mới xuất hiện ngày nayGạch Ấn Độ có thực sự tốt như lời đồn hay không?Xu hướng gạch giả bê tông hiện nay mà bạn nên biếtThế nào là gạch chỉ?
Gạch chỉ là loại gạch đất nung truyền thống, kiểu dáng vô cùng đơn giản, thô sơ. Gạch được nung và tạo thành ở dạng đặc hoặc dạng lỗ. Loại có lỗ sẽ phân ra nhiều loại tuỳ thuộc vào công năng sử dụng có các loại gạch: Gạch lỗ tròn, gạch lỗ vuông, 2 lỗ, 4 lỗ, 6 lỗ.
Màu sắc gạch thường có 2 màu cơ bản là màu đỏ hoặc màu đỏ cam
Gạch có khả năng hút và xả nhiệt cực nhanh, khiến cho không gian thoáng mát vào mùa hè, ấm cúng vào mùa đông.
Gạch có độ bền cao, bền màu và ít bị phai theo thời gian.
Phân loại gạch chỉ
Về hình dáng
Xét về hình dáng, gạch chỉ được phân thành 2 loại: gạch chỉ đặc và gạch chỉ lỗ.
Gạch chỉ đặc
Đây là loại gạch phổ biến có kích thước chuẩn là 220 x 105 x 60mm và loại 190 x 90 x 45mm. Gạch này được nung nguyên khối, không có lỗ. Vì gạch đặc nên có đặc tính cứng, chắc, ít thấm nước, nên được rất nhiều chủ đầu tư yêu thích và lựa chọn.
Gạch chỉ đặc còn dùng để trang trí, nét đẹp thô mộc của gạch tạo nên một vẻ đẹp cổ điển, phù hợp trong không gian các quán cà phê tạo không gian hoài niệm.
Gạch chỉ lỗ
Gạch chỉ lỗ là gạch ống nung nóng từ đất sét, tạo nên các khối hình chữ nhật có các lỗ rỗng bên trong. So với gạch đặc, gạch lỗ có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều, ứng dụng rất phổ biến với nhiều loại khác nhau: gạch 2 lỗ, gạch 4 lỗ, gạch 6 lỗ. Loại gạch này có khả năng chống chịu nhiệt độ tốt dù ở nhiều điều kiện thời tiết mưa gió thất thường. Giá gạch chỉ cũng khá rẻ trên thị trường hiện nay.
Dựa theo cách thức nung
Gạch chỉ nung truyền thống
Là loại gạch chỉ được nung theo phương pháp truyền thống
Gạch chỉ nung tuynel
Là loại gạch đất sét được nung ở nhiệt độ cao theo công nghệ sản xuất lò Tuynel, giúp làm giảm chi phí, giảm giá thành và mang lại hiệu quả hơn so với gạch nung truyền thống. Gạch xây bằng đất sét nung cao cấp tuynel nhẹ, có đặc tính chống thấm tốt, giá thành rẻ. Đối với gạch lát và gạch ốp, gạch chỉ nung Tuynel sẽ ít cần bảo trì vì có độ bền cao.
Ưu điểm nổi trội của gạch chỉ
Tùy vào mỗi loại gạch chỉ mà gạch sẽ có những ưu điểm khác nhau, cụ thể như sau:
Gạch đặc
Loại gạch này có đặc điểm là không có lỗ, nên sẽ có kết cấu đặc và đồng nhất. Nhờ vậy, gạch có khả năng chịu lực rất tốt và bền chắc, rất phù hợp để xây phần thô căn nhà như tường nhà, tường rào. Bên cạnh đó, gạch đặc có tính chống thấm cao nên thường được ứng dụng để xây tường nhà tắm, giúp hạn chế nguy cơ ẩm thấp, nấm mốc trên bề mặt tường.
Ngoài ra, gạch đặc nói riêng và gạch chỉ nói chung là loại gạch dùng các nguyên liệu tự nhiên, sẵn có và công nghệ sản xuất hàng loạt nên có giá thành rẻ, phổ biến ở Việt Nam nên rất dễ tìm mua, giúp tiết kiệm chi phí cho người sử dụng.
Gạch lỗ
Gạch lỗ có đặc điểm là có các cặp lỗ được đục theo chiều dài viên gạch, nhờ vậy nên gạch có ưu điểm là kết cấu nhẹ, dễ vận chuyển. Ngoài ra, với khả năng chịu lực tương đối, sản phẩm được dùng nhằm mục đích bảo vệ ở các khu vực khô ráo, ít thấm nước như làm tường chống nóng cho phần mái, làm tường dày 150mm... Cũng giống gạch đặc, gạch thông lỗ có giá thành rẻ và được bày bán phổ biến. Vậy nên loại gạch này rất được các nhà thầu ưa chuộng, đặc biệt là khu vực nông thôn.
Nhược điểm của gạch chỉ
Mặc dù sở hữu rất nhiều ưu điểm nhưng gạch chỉ cũng tồn tại một số nhược điểm mà khách hàng cần cân nhắc khi lựa chọn:
Không thân thiện với môi trường
Trong quá trình nung nóng gạch chỉ, nhà máy sẽ sử dụng một lượng rất lớn các chất đốt độc hại như: than củi, củi, than đá,... và quá trình đốt nhiên liệu sẽ sản sinh ra nhiều khí thải độc hại và bụi mịn, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và hệ hô hấp của khu dân cư gần đó, dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Vì vậy, các nhà sản xuất cũng liên tục tìm các giải pháp sản xuất gạch thân thiện với môi trường và an toàn hơn.
Khả năng cách âm, cách nhiệt kém
Dù trải qua quá trình nung nóng trong nhiệt độ cao nhưng gạch chỉ có độ bền vượt trội hơn so với đất sét nguyên liệu, còn khả năng cách âm, cách nhiệt của loại gạch này vẫn còn khá kém. Vì không có khả năng cách âm nên dễ tạo cảm giác chói tai nếu có âm thanh lớn xuất hiện. Ngoài ra, khả năng cách nhiệt kém sẽ làm công trình nhà ngột ngạt vào mùa hè và lạnh rét vào mùa đông.
Khả năng chống thấm không cao
Tương tự như gạch lát nền, gạch xây tường cũng có yêu cầu cao về tính chống thấm. Tuy nhiên, gạch chỉ có khả năng chống thấm ở mức độ tương đối, không thực sự hiệu quả ở những vị trí tường có độ ẩm cao như tường nhà bếp, tường phòng xông hơi hay tường phòng tắm. Chúng cũng không phù hợp để xây dựng tường ở các công trình ngoài trời có điều kiện thời tiết nắng mưa thất thường. Khả năng chống thấm không cao sẽ khiến tường nhanh ẩm thấp, xuống cấp, giảm khả năng chịu lực và dễ nứt vỡ theo thời gian.
Định mức gạch chỉ trong xây dựng
Định mức thi công
Để công việc thi công diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ và tối ưu hóa được chi phí, việc đầu tiên là phải đưa ra định mức gạch chỉ khi xây dựng một cách hợp lý. Cần căn cứ vào loại gạch, độ dày của tường (tường 100 hoặc 200), loại tường thẳng hay cong vênh, từ đó việc xác định mức gạch hao phí cho 1m2 tường sẽ khác nhau:
- Đối với loại tường 100: trung bình khoảng 55 viên/m2
- Đối với loại tường 200: trung bình khoảng 110 viên/m2
Tiêu chí kỹ thuật
Bên cạnh đó, việc thi công gạch cũng cần đảm bảo các tiêu chuẩn đi kèm đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật sau:
- Xác định chính xác khoảng cách mạch giữa hai viên gạch: trung bình mạch đứng dày khoảng 10mm, mạch nằm khoảng 12mm.
- Phải cho gạch ngâm nước trước khi xây để kiểm tra chất lượng, ngoài ra còn có mục đích để tránh việc gạch hút ẩm của xi măng, làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
- Khi xây những chỗ nhỏ, hẹp, không nên dùng gạch nguyên mà nên sử dụng gạch chỉ vỡ để phù hợp quy cách từng vị trí ốp.
Cách định lượng số gạch dùng để xây tường chuẩn xác
Khi sử dụng gạch xây dựng, nhà thầu có thể tính số gạch dựa vào công thức (dài + rộng) x 2, rồi nhân với chiều cao của bức tường muốn ốp, sau đó trừ đi phần diện tích các cửa sổ, cửa đứng. Kết quả của công thức sẽ giúp khách hàng định mức được số lượng viên gạch cần dùng đến để xây bức tường. Tuy nhiên, cần lưu ý đến loại gạch, kích thước mỗi viên gạch và chiều dày tường để tính toán số gạch cho chính xác.
Một điều quan trọng khác trong đo đạc là nhà thầu cần xác định rõ: Vật liệu là dùng cho sàn bê tông 1m2 hay tường 1m2, sau đó x diện tích thực của ngôi nhà để ra được tổng nguyên vật liệu cần dùng đến. Tùy mỗi trường hợp hoặc mỗi vị trí ốp lát mà tính toán số lượng gạch để việc thi công hiệu quả và ít tốn chi phí nhất.
Cách chọn lựa gạch chỉ đúng chuẩn
Hiện nay, có rất nhiều đơn vị chuyên sản xuất và cung ứng gạch chỉ trên thị trường với nhiều chất lượng và giá bán khác nhau. Vì vậy, khi chọn gạch chỉ đúng tiêu chuẩn khách hàng cần lưu ý một số điểm sau đây:
Chọn loại gạch phù hợp
Gạch chỉ hiện nay có nhiều loại như gạch đặc và gạch thông lỗ, riêng gạch thông lỗ cũng nhiều loại với số lượng lỗ khác nhau. Vì vậy tùy theo yêu cầu của công trình về độ dày của tường cách nhiệt, chống thấm hoặc độ chịu lực cao để chọn đúng loại gạch phù hợp. Gạch lỗ tạo sự thông thoáng và nhẹ hơn nhưng gạch đặc có khả năng chịu nén, chịu ẩm tốt hơn.
Màu sắc của gạch chỉ
Nên chọn gạch chỉ có màu tươi hoặc đỏ cam đều màu. Màu gạch quá đậm hoặc sạm đen là do quá trình nung nóng quá lâu, gạch dễ bị vỡ, giòn. Màu quá nhạt là do thời gian nung chưa đủ, loại này có khả năng chịu lực và chống thấm kém.
Âm thanh khi va chạm
Đối với những viên gạch chất lượng tốt, khi đập chúng vào nhau sẽ tạo nên những âm thanh sắc và vang. Ngược lại, đối với loại chỉ nung kém chất lượng, âm thanh khi đập vào nhau sẽ phát ra tiếng lụp bụp.
Kiểm tra mảnh vỡ
Khi chọn gạch cũng kiểm tra chất lượng viên gạch bằng cách đập vỡ vài viên gạch. Nếu gạch dễ vỡ, rơi nhiều vụn mảnh thì gạch này chưa phải chất lượng cao. Nếu các mảnh vỡ còn nguyên, ít vụn, góc cạnh sắc nhọn thì đây là loại gạch tốt và đạt tiêu chuẩn.
Hình dáng viên gạch
Khi chọn gạch nên kiểm tra bằng cách áp hai viên gạch vào nhau. Gạch chất lượng tốt là gạch có bề mặt bằng phẳng, không cong vênh khi áp chúng lại với nhau. Các bề mặt gạch đều bằng phẳng chứng tỏ gạch được sản xuất bằng dây chuyền công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Ứng dụng của gạch chỉ trong xây dựng
Nhờ đa dạng về hình dáng nên gạch chỉ được ứng dụng nhiều trong xây dựng.
Về phần thô
Gạch chỉ đặc thường được dùng để xây tường các khu vực tường nhà, tường rào hoặc các vị trí cần khả năng chịu lực chịu nén tốt.
Gạch lỗ thông thường dùng để làm các vị trí mái nhà hoặc làm tường chống nóng cho căn nhà.
Về thiết kế trang trí
Ngoài ứng dụng cho phần thô, gạch chỉ còn được dùng để ốp lát trang trí, gạch được ứng dụng linh hoạt với các loại gạch bông, gạch giả gỗ, granite lát nền,… mang đến không gian kiến trúc một nét đẹp vừa hiện đại lại vừa có nét mộc mạc, thoáng đãng.
Lời kết
Qua bài viết có thể thấy, gạch chỉ cũng có những ưu điểm nổi trội và các hạn chế nhất định. Tùy vào nhu cầu sử dụng khác nhau mà khách hàng nên lựa chọn gạch đặc hoặc gạch thông lỗ cho phù hợp. Hi vọng chúng tôi đã phần nào giúp các bạn hiểu thêm về loại gạch này và các cách ứng dụng gạch chỉ trong kiến trúc xây dựng.