Tìm hiểu chi tiết về biên tập viên và công việc biên tập
BÀI LIÊN QUAN
Phóng viên là gì? Những tố chất cần có của một người phóng viên đích thựcPhóng viên là gì? Những điều cần biết về phóng viênNgôn ngữ báo chí là gì? Một số tính chất của ngôn ngữ báo chíBiên tập viên là gì?
Theo Từ điển Tiếng Việt của NXB TPHCM: Biên tập là quá trình soạn thảo, phản hồi ý kiến với tác giả và kiểm duyệt những sai sót của bản thảo, sau đó đem đi xuất bản.
Biên tập viên là người làm công việc biên tập, đảm bảo các bài viết, chương trình hoàn hảo về cả nội dung lẫn hình thức trước khi ra mắt công chúng. Bất cứ công việc nào có người viết, sáng tạo ra tài liệu, ở đó đều cần đến người biên tập. Do đó, công việc này đòi hỏi cần có kiến thức sâu rộng, kỹ năng đa dạng, tính cách tỉ mỉ.
Công việc của biên tập viên
Biên tập là một ngành nghề quan trọng, có mức lương khá cao cùng cơ hội phát triển lớn. Tuy nhiên đi kèm với nó là khối lượng công việc khổng lồ, áp lực và thách thức cao. Thực tế, ở mỗi lĩnh vực khác nhau, người biên tập sẽ làm những công việc khác nhau. Có thể kể đến như:
Biên tập lĩnh vực truyền hình/phát thanh
Đây chắc hẳn là lĩnh vực được nhiều người biết đến nhất với lời dẫn quen thuộc như: ‘‘Tôi là XX, biên tập viên của đài truyền hình Việt Nam’’. Một người biên tập truyền hình cần làm những công việc sau:
- Tìm kiếm thông tin, nắm bắt xu hướng
- Lên ý tưởng và viết bản tin
- Biên tập bản tin
- Ghi hình, đọc tin, truyền đạt thông tin tới khán giả
- Ứng biến với các trường hợp bất ngờ khi lên sóng
Biên tập viên báo chí
Trong ngành báo chí, công việc biên tập giữ vai trò chủ chốt. Đây sẽ là người định hướng nội dung và chịu trách nhiệm cho thương hiệu báo của mình. Công việc của người biên tập báo chí gồm:
- Biên soạn cho tờ báo
- Tiếp nhận các bài viết, đọc, chỉnh sửa
- Kiểm tra tính chính xác của thông tin trong bài báo
- Kiểm tra lại tờ báo trước khi phát hành
Biên tập trong ngành xuất bản
Công việc của một người làm biên tập trong ngành xuất bản thường lớn và có thời gian dài hơn so với những người làm biên tập ở các ngành nghề khác. Bao gồm:
- Đọc, phân tích tác phẩm, có thể là một quyển sách.
- Trao đổi ý kiến với tác giả
- Kiểm tra, sửa lỗi chính tả, lỗi diễn đạt
- Kiểm tra định dạng tác phẩm, đánh số trang, làm bìa sách
- Kiểm tra sản phẩm hoàn chỉnh trước khi xuất bản
Tố chất cần có để làm tốt công việc biên tập
Mỗi ngành nghề đều cần những kỹ năng và tố chất nhất định để hoàn thành công việc tốt nhất. Nghề biên tập cũng vậy. Ngoài nền tảng kiến thức và kỹ năng vững chắc, để làm tốt công việc biên tập, bạn còn cần những tố chất sau:
Khả năng giao tiếp và tư duy ngôn ngữ tốt
Đây là tố chất đầu tiên và quan trọng nhất vì người làm công việc biên tập là người định hướng và cho ra sản phẩm cuối cùng. Do đó, người này bắt buộc phải có khả năng giao tiếp và tư duy ngôn ngữ tốt để đưa ra sản phẩm chất lượng nhất đến với công chúng.
Nhạy bén, bắt kịp xu hướng
Xã hội luôn vận động và thay đổi nên người làm nghề biên tập cũng cần nhạy bén với sự thay đổi, bắt kịp xu hướng để cho ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu số đông. Việc nhạy bén, bắt kịp xu hướng còn giúp người làm công việc biên tập có thể thu thập thông tin nhanh chóng và đạt hiệu quả cao trong công việc.
Sáng tạo, khoa học
Khả năng sáng tạo sẽ giúp nhân viên biên tập đưa ra nhiều ý tưởng cho sản phẩm của mình. Sự khoa học sẽ giúp người đó có thể sắp xếp ý tưởng và biến ý tưởng trở thành sản phẩm của mình.
Tỉ mỉ trong công việc
Để trở thành một biên tập viên, bạn cần có sự tỉ mỉ, điều này rất quan trọng. Sự tỉ mỉ sẽ giúp bạn phát hiện được các lỗi sai trong bản thảo, từ đó lọc hết “sạn” để đưa ra kết quả hoàn hảo nhất. Ngoài ra, làm nghề biên tập còn phải cẩn thận và tỉ mỉ trong việc chọn lọc thông tin để tránh tình trạng đưa tin sai đến độc giả.
Biết sắp xếp thời gian
Bất cứ công việc nào cũng cần sắp xếp thời gian hợp lý, đặc biệt là với người làm nghề biên tập thì việc này càng quan trọng. Công việc khi làm nghề biên tập vốn rất lớn, tin tức đến thì không phân biệt thời gian, ngày đêm, trong khi bản tin thì phải phát ra đều đặn. Do đó, để làm tốt công việc biên tập thì phải biết sắp xếp thời gian, đây chính là tố chất quan trọng. Việc sắp xếp thời gian còn giúp bạn có thể chăm sóc tốt cho bản thân, đặc biệt là khi làm biên tập trong những lĩnh vực cần ngoại hình.
Nắm bắt tâm lý độc giả và hiểu tâm lý tác giả
Công việc biên tập chính là chỉnh sửa tác phẩm và truyền tải thông điệp trong tác phẩm đến công chúng. Do đó, để làm tốt, bạn cần hiểu được tâm lý công chúng, biết công chúng muốn gì. Việc này sẽ giúp bạn giữ được độc giả cho mình. Ngoài ra, để làm tốt công việc biên tập viên, bạn còn phải hiểu tâm lý tác giả để đưa sản phẩm đã chỉnh sửa ra công chúng mà vẫn giữ được ý muốn của tác giả.
Có trách nhiệm cao trong công việc
Đương nhiên rồi, làm công việc nào thì cũng cần có trách nhiệm và làm nghề biên tập cũng vậy. Một người biên tập giỏi là biết lắng nghe, sửa đổi, cố gắng để tác phẩm hoàn thành tốt nhất. Sự trách nhiệm cũng giúp bạn hoàn thành công việc đúng thời hạn được giao.
Có mắt thẩm mỹ
Đây là tố chất không quá quan trọng nhưng cũng là điểm cộng cho những ai muốn theo nghề biên tập, đặc biệt là biên tập sách. Vì biên tập cần lên bố cục, làm bìa cho sản phẩm. Một sản phẩm đẹp mắt sẽ được độc giả yêu thích.
Học ngành nào để thành biên tập viên
Đây có lẽ là câu hỏi được quan tâm nhiều nhất với những ai có ước mơ làm công việc này. Thực tế, người biên tập không yêu cầu phải học ngành hay trường nào cụ thể. Có nghĩa là dù bạn học ngành gì hay trường gì cũng được, chỉ cần bạn đạt được yêu cầu của các cơ quan tuyển dụng. Có thể kể đến những người nổi bật làm nghề biên tập nhưng học trái ngành như:
- Hoài Anh của thời sự 19h từng ngành hàng không;
- Quang Minh của thời sự 19h học ở học viện ngoại giao;
- Anh Phương của chào buổi sáng VTV1 tốt nghiệp đại học kinh tế Huế.
Mặc dù thế, vẫn phải thừa nhận rằng, nếu bạn học đúng ngành thì sẽ có lợi hơn trên con đường trở thành một người biên tập giỏi. Bạn có thể tham khảo một số ngành học sau :
Ngành báo chí
Nếu bạn muốn theo đuổi công việc biên tập trong tương lai, vậy đây chính là ngành học phù hợp nhất. Các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao và ưu tiên các ứng viên cho vị trí biên tập đến từ ngành báo chí. Vì khi học báo chí, bạn sẽ được trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết làm tốt công việc biên tập như có thể tự tìm tòi, xây dựng đề tài để viết, và sự năng động.
Ngành xã hội học
Ngành xã hội học cũng là một lựa chọn hợp lý. Bởi khi học ngành này, bạn sẽ được trang bị các kỹ năng xã hội, khá phù hợp với công việc biên tập.
Ngành ngữ văn
Ngành này sẽ trang bị cho bạn cách trau chuốt ngôn từ, diễn đạt ý để biên tập ra sản phẩm tốt. Đây cũng là lựa chọn không tồi cho các bạn muốn theo ngành biên tập.
Tuy nhiên, quan trọng nhất là bạn phải có đam mê, quyết tâm theo đuổi nghề. Còn ngành học của bạn là sự ưu tiên chứ không phải tất cả.
Lời kết
Vừa rồi bài viết đã trang bị cho bạn những thông tin quan trọng về biên tập viên. Hi vọng sau bài viết, bạn sẽ có những lựa chọn phù hợp cho mình. Và hãy nhớ, bất cứ ngành nghề nào cũng có khó khăn và cần sự nỗ lực, chỉ cần bạn yêu thích công việc của mình. Mong bạn cân nhắc thật kỹ và thành công trong tương lai. Xin chân thành cảm ơn!