meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ngôn ngữ báo chí là gì? Một số tính chất của ngôn ngữ báo chí

Thứ năm, 01/12/2022-09:12
Có lẽ, chúng ta đã từng ít nhất một lần được nghe thuật ngữ “ngôn ngữ báo chí”, Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về thuật ngữ này. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngôn ngữ báo chí là gì và những tính chất của ngôn ngữ báo chí.

Ngôn ngữ báo chí là gì? 

Ngôn ngữ báo chí được hiểu là cách viết của người làm báo, với cách viết ngắn gọn, súc tích để thể hiện những thông tin mà người làm báo muốn truyền tải đến người đọc. Ngôn ngữ báo chí chính là công cụ truyền tải thông điệp chính và cơ bản nhất. Như vậy, ta có thể thấy ngôn ngữ báo chí là một phần của sự phát triển ngôn ngữ. 

Trong lĩnh vực báo chí, ngôn ngữ báo chí thường có vai trò và chức năng vô cùng quan trọng trong việc truyền tải thông tin và là phương tiện chạm đến trái tim người đọc. Nó quyết định đến việc tác phẩm của bạn hay dòng thông tin của bạn tới tay người đọc hay hay dở. 

Hiện nay, có rất nhiều hình thức để truyền tải thông tin. Chúng ta có báo in sử dụng chữ viết, là ngôn ngữ truyền tải thông tin đưa thông tin cho động giá và tác động trực tiếp đến tác giả. Báo chí phản ánh hiện thực của thông tin. Báo chí phản ánh hiện thực qua việc đề cập các sự kiện. Không có sự kiện thì sẽ không có tin tức báo chí được đưa ra cho người đọc hàng ngày, do đó nét đặc trưng nhất của báo chí đó chính là tính sự kiện.


Ngôn ngữ báo chí là gì?
Ngôn ngữ báo chí là gì?

Tính chất của ngôn ngữ báo chí là gì? 

Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu một số tính chất của ngôn ngữ báo chí. 

Ngôn ngữ báo chí phải có tính chính xác 

Điều đầu tiên cần phải đảm bảo trong ngôn ngữ là tính chính xác. Đặc biệt đối với ngôn ngữ báo chí thì tính chất này vô cùng quan trọng, vì đây là việc đưa thông tin đến cho người đọc và định hướng dư luận xã hội. Do đó, những thông tin đưa lên báo phải chính xác và nguồn thông tin đưa lên báo phải có căn cứ đồng thời được kiểm tra trước khi đăng vì chỉ cần một sơ suất nhỏ thôi là ngôn từ cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người đọc, đặc biệt là hướng dư luận đi theo chiều hướng không đúng hướng sự vật sự việc. 

Chỉ cần bạn sử dụng sai ngôn từ cũng có thể dẫn đến độc giả hiểu sai thông tin. Trong tiếng việt có rất nhiều nghĩa cùng thanh âm đa dạng nên việc sử dụng sai sẽ dẫn đến ý nghĩa câu nói sai và đi xa sự thật. 

Thứ hai là phải bám sát các sự kiện có thực và nguyên dạng để phản ánh, không tưởng tượng hay không phóng đại sự thật hoặc không thêm bớt sự thật bất kỳ điều gì. Nếu một nhà báo giỏi ngôn ngữ, có cách diễn đạt ý tốt nhưng xa vời thực tế hay không bám sát vào sự kiện thì bài báo đó cũng rỗng tuếch không ý nghĩa. Chính vì vậy, những người làm báo cần phải sử dụng ngôn ngữ báo chí thật chính xác để đem lại nhiều lợi cho xã hội. 


Ngôn ngữ báo chí phải có tính chính xác 
Ngôn ngữ báo chí phải có tính chính xác 

Ngôn ngữ báo chí phải có tính cụ thể 

Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí là gì? Nó được thể hiện ở việc nhà báo miêu tả, tường thuật cụ thể, tỉ mỉ và dùng câu văn của mình để thể hiện sự vật sự việc một cách chân thực nhất, cặn kẽ trong từng chi tiết nhỏ. Có như vậy, người đọc mới hình dung hết được sự vật sự việc. 

Đã có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng thể hiện được tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí. Từ những miêu tả của nhà báo mà người đọc có thể hình dung tưởng tượng được sự việc đang diễn ra. Có thể nói tác giả đã sử dụng rất tốt tính cụ thể trong ngôn ngữ báo chí.


Ngôn ngữ báo chí phải có tính cụ thể 
Ngôn ngữ báo chí phải có tính cụ thể 

Tính đại chúng trong ngôn ngữ báo chí 

Báo chí là phương tiện truyền thông tin đại chúng. Do đó, tất cả các đối tượng trong cuộc sống và tất cả mọi người trong xã hội không phụ thuộc và trình độ học vấn, giới tính, độ tuổi, địa vị xã hội,... tất cả đều là đối tượng để báo chí hướng tới. 

Chính vì vậy, ngôn ngữ báo chí phải là ngôn ngữ quốc dân và dùng những từ ngữ dành cho tất cả mọi người vì báo chí được phát hành để phục vụ tất cả mọi người trên mọi miền của đất nước. 

Với những bài báo dùng từ ngữ không có tính đại chúng chỉ phục vụ một số đối tượng hạn hẹp thì nó đã mất đi chức năng tác động đến mọi tầng lớp trong xã hội. Đây là lý do vì sao báo chí ít khi sử dụng những từ ngữ địa phương hay dùng từ chuyên ngành, tiếng lóng để thể hiện nội dung. 


Báo chí là phương tiện truyền thông tin đại chúng
Báo chí là phương tiện truyền thông tin đại chúng

Tính ngắn gọn trong ngôn ngữ báo chí 

Ngắn gọn và đủ ý là một trong những yếu tố quan trọng của ngôn ngữ báo chí. Với những bài báo dài dòng và diễn đạt ý không chuẩn khiến người đọc dễ bị nhàm chán và không đủ kiên trì để có thể đọc hết bài báo vì nó không đáp ứng được tính kịp thời và nhanh chóng. 

Việc trình bày dài dòng sẽ khiến người trình bày mắc nhiều lỗi hơn, đặc biệt là những lỗi về sử dụng ngôn ngữ. Việc đưa ra những thông tin lên báo cũng có quy định về số lượng từ ngữ và giới hạn về một khoảng không gian và diện tích, do đó việc ngắn gọn xúc tích rất cần thiết cho ngôn ngữ báo. 

Hiện nay, tính ngắn gọn của ngôn ngữ báo chí được thực hiện một cách rất nghiêm túc. Đã có nhiều tờ báo quy định số lượng từ để được đưa lên báo. 


Ngắn gọn và đủ ý là yếu tố quan trọng của ngôn ngữ báo chí
Ngắn gọn và đủ ý là yếu tố quan trọng của ngôn ngữ báo chí

Tính biểu cảm của ngôn ngữ báo chí là gì? 

Tính biểu cảm của ngôn ngữ báo chí là một trong những tính chất quan trọng trong ngôn ngữ báo chí. Nó gắn liền với việc sử dụng các từ ngữ và lỗi nói mới lạ, sử dụng từ ngữ có tính biểu cảm cao, giàu hình ảnh và đậm dấu ấn cá nhân, do đó gây được ấn tượng với độc giả. 

Sự biểu cảm của ngôn ngữ báo chí rất đa dạng và phong phú. Chúng thể hiện qua sự vật sự việc và qua những câu từ trừu tượng hay những câu tục ngữ ca dao, những câu tượng hình,... Tất cả đều được sử dụng một cách bàn bản và thuận lợi với những thú chơi chữ, gieo vần làm nên sự đặc biệt của ngôn ngữ báo chí. Với những bài báo không có tính biểu cảm của ngôn ngữ báo chí sẽ dẫn đến hiện tượng khô khan làm bài viết không có hồn. 

Tính khuôn mẫu của ngôn ngữ báo chí là gì? 

Ngôn ngữ báo chí cũng cần có khuôn mẫu và định hướng, không thể viết theo sở thích và vô tổ chức được. Chính vì vậy, cần phải có khuôn mẫu trong báo chí. 

Ngôn ngữ sự kiện chính là linh hồn của ngôn ngữ báo chí. Có ngôn ngữ sự kiện thì báo mới trở nên có hồn bởi nó là nền tảng cho sự tồn tại của ngôn ngữ báo chí và chính là trung tâm của ngôn ngữ báo chí. Ngôn ngữ của độ không xác định chính là một dạng thức phát triển của ngôn ngữ sự kiện vì nó dựa trên sự vận động của sự kiện mà hình thành. 


Báo chí cũng cần có tính khuôn mẫu 
Báo chí cũng cần có tính khuôn mẫu 

Tổng kết 

Hy vọng với những chia sẻ ở trên đã giúp bạn hiểu hơn về ngôn ngữ báo chí là gì để từ đó có thể làm tốt công việc của mình. Hiểu được ngôn ngữ báo chí sẽ giúp truyền tải được những ý mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc một cách chân thật và sâu sắc nhất.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

11 giờ trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

11 giờ trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

11 giờ trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

11 giờ trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

3 ngày trước