meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thương mại điện tử Việt Nam dự báo sẽ đạt 40 tỷ USD vào năm 2027

Thứ sáu, 14/10/2022-14:10
Được biết, trong những năm qua, Việt Nam ghi nhận thêm 4 triệu người tiêu dùng số và cũng là nước có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất trong khu vực với dự báo sẽ đạt mức 40 tỷ USD vào năm 2027.

Theo đó, đây chính là kết quả nghiên cứu đưa ra trong báo cáo của “SYNC Đông Nam Á” về người tiêu dùng số ở Đông Nam Á trong giai đoạn phát triển mới của Meta và Bain & Company được công bố vào chiều ngày 13/10/2022. Cũng dựa theo khảo sát 16.000 người tiêu dùng kỹ thuật số Đông Nam Á thì trong đó có 3.600 người đến từ Việt Nam, trong báo cáo cho thấy những thay đổi vô cùng quan trọng trong hành vi của người tiêu dùng số của các nước ở trong khu vực và Việt Nam cũng như sự phát triển của kinh tế số cũng như tương lai thương mại điện tử trong khu vực. 



Trong những năm qua, Việt Nam ghi nhận thêm 4 triệu người tiêu dùng số và cũng là nước có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất trong khu vực với dự báo sẽ đạt mức 40 tỷ USD vào năm 2027
Trong những năm qua, Việt Nam ghi nhận thêm 4 triệu người tiêu dùng số và cũng là nước có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất trong khu vực với dự báo sẽ đạt mức 40 tỷ USD vào năm 2027

Có 60 triệu người tiêu dùng số ở Việt Nam

Trong 5 năm qua, thị trường thương mại điện tử khu vực và Việt Nam có sự bùng nổ tăng trưởng mạnh mẽ. Cho đến năm 2027, Việt Nam được dự đoán sẽ có mức tăng trưởng cao nhất ở trong khu vực, khoảng 28% và ghi nhận đạt mức 40 tỷ USD. Cũng theo đó, đóng góp trung bình của thương mại điện tử vào tổng bán lẻ đã tiếp tục tăng ở mức 15% với tỷ trọng là 6%. 

Giám đốc quốc gia thị trường Việt Nam, Meta - ông Khôi Lê cho biết: “Đông Nam Á luôn là thị trường có nhiều cơ hội, tích cực về số lượng người dùng. Trong năm qua, Việt Nam ghi nhận thêm 4 triệu người tiêu dùng số, đã có giao dịch mua hàng online. Đặc biệt, cứ 8/10 người trong độ tuổi làm việc đã là người tiêu dùng số. Điều này đồng nghĩa Việt Nam đang có 60 triệu người tiêu dùng số”. 

Trong nghiên cứu cũng cho thấy, người tiêu dùng trong khu vực đang ở một giai đoạn phát triển rất mới và ưu tiên trong việc trải nghiệm mua sắm tích hợp kết hợp hiệu quả giữa các trực tuyến cũng như trực tiếp. Sau khoảng thời gian đại dịch COVID-19, có 10% người Việt Nam được khảo sát và chuyển ít nhất một trong các danh mục mua sắm từ kênh trực tuyến sang trực tiếp. 


Tỷ lệ đón nhận của các công nghệ tương lai như Metaverse
Tỷ lệ đón nhận của các công nghệ tương lai như Metaverse

Mặc dù vậy thì có nhiều danh mục mua sắm vẫn được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn việc chốt đơn online hay thậm chí là có những ngành ngày càng thu hút được người tiêu dùng mua hàng online với giá trị giỏ hàng lớn hơn ngay cả ở trong giai đoạn bình thường mới. Cũng theo đó, giá trị đơn hàng trực tuyến ở Việt Nam ghi nhận đã tăng từ 45 USD trong năm 2021 lên 50 USD vào năm 2022. 

Ông Khôi nói thêm, điều này cũng cho thấy mua sắm trực tuyến tiếp tục đóng vai trò là một kênh quan trọng đối với người mua sắm kỹ thuật số ở trong nước. Tron giai đoạn khám phá có đến 84% người mua sắm Việt nam xem trực tuyến là kênh truy cập của họ để duyệt và tìm các mặt hàng. 

Và đây cũng chính là giai đoạn mà người tiêu dùng kỹ thuật số Việt Nam sử dụng nhiều nền tảng hơn bao giờ hết với sự thống trị của thị trường Thương mại điện tử chiếm 51% chi tiêu trực tuyến với sự thống trị của thị trường, trong khi đó các mạng xã hội chiếm gần một nửa lượng khám phá trực tuyến gồm cùng các công cụ liên quan như nhắn tin (ghi nhận 9%).

Có thể thấy, mạng xã hội cùng các công cụ liên quan như nhắn tin là những kênh tối quan trọng đối với người mua sắm kỹ thuật số của Việt Nam ở trong giai đoạn cân nhắc và chiếm 44% tỷ lệ người tham gia vào quá trình khảo sát. 


Dự báo tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam cùng các nước trong khu vực
Dự báo tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam cùng các nước trong khu vực

Việt Nam đứng đầu về tỷ lệ tiếp nhận công nghệ Fintech cũng như Metaverse

Như thế, với sự cởi mở của người tiêu dùng với việc tương tác cũng như thử nghiệm đã dẫn đến sự thay đổi về hành vi với 64% người dùng cho biết đã tương tác với một tài khoản kinh doanh hội thoại của doanh nghiệp trong năm qua. Tại thị trường Việt Nam, lượng bán hàng trung bình có liên quan đến các sản phẩm giải trí, streaming cùng các sản phẩm liên quan đến các nhà sáng tạo nội dung trong thời gian 3 tháng trước cuộc khảo sát cũng đã tăng 12 lần. 

Đáng chú ý có 6/10 người tiêu dùng ở Việt Nam không biết mua cái gì khi đã bắt đầu mua hàng online. Điều này cũng có nghĩa là họ đã sẵn sàng cho việc thử nghiệm và khám phá cái mới. Hơn thế, người tiêu dùng cũng đang cởi mở hơn trong việc lựa chọn và thay đổi thương hiệu, thay đổi địa điểm khi mua hàng. Cũng theo đó, có 22% số đơn hàng trực tuyến được thực hiện ở trên các nền tảng thương mại điện tử khác nhau. 

Có thể thấy, giá trị chính là một trong những yếu tố chính thúc đẩy hành vi này khi mà giá tốt hơn đã được chọn là lý do hàng đầu để có thể chuyển đổi nền tảng. Tiếp theo chính là chất lượng của sản phẩm cũng như thời gian giao hàng nhanh hơn. Số lượng nền tảng trực tuyến được người tiêu dùng Việt Nam sử dụng cũng đã tăng từ 8 nền tảng của năm 2021 lên con số 16 nền tảng trong năm 2022. 


Với sự cởi mở của người tiêu dùng với việc tương tác cũng như thử nghiệm đã dẫn đến sự thay đổi về hành vi với 64% người dùng cho biết đã tương tác với một tài khoản kinh doanh hội thoại của doanh nghiệp trong năm qua
Với sự cởi mở của người tiêu dùng với việc tương tác cũng như thử nghiệm đã dẫn đến sự thay đổi về hành vi với 64% người dùng cho biết đã tương tác với một tài khoản kinh doanh hội thoại của doanh nghiệp trong năm qua

Cũng theo đó, những đặc thù này đòi hỏi doanh nghiệp phải có hướng tiếp cận phù hợp và hiệu quả, trân trọng từng cơ hội tiếp cận với khách hàng cũng như xây dựng niềm tin để có thể giữ chân nhóm khách hàng tiêu dùng số gắn kết với thương hiệu nhiều hơn. 

Như thế, hành vi người tiêu dùng cũng có sự thay đổi khi online. Và nếu như trong năm 2021, người dùng số của Việt Nam truy cập mạng thường sẽ lướt mạng xã hội và xem video, nhắn tin và mua hàng online, chơi game thì hiện nay người dùng của Việt Nam ưu tiên xem video và nhắn tin nhiều hơn. Đây cũng chính là một xu hướng sẽ định hình cho năm nay và các năm tiếp theo mà các doanh nghiệp cần phải tận dụng để có thể tiếp cận người dùng phát triển kinh doanh. 

Theo đó, Việt Nam nằm trong nhóm các thị trường đứng đầu về tỷ lệ đón nhận các công nghệ tương lai như công nghệ tài chính (Fintech) và Metaverse, bên cạnh với Indonesia và Philippines. Theo thống kê, hiện nay có 58% người tiêu dùng số ở Việt Nam đã sử dụng các giải pháp Fintech (gồm ngân hàng trực tuyến, ví điện tử, ứng dụng chuyển tiền...) trong nhiều năm qua.

Và theo kết quả khảo sát cho thấy, có 7/10 người tiêu dùng số  ở Việt Nam đã sử dụng công nghệ có liên quan đến Metaverse (bao gồm tiền điện tử, thực tế tăng cường/thực tế ảo, thế giới ảo và NFT) ở trong năm 2022. Đáng chú ý, Việt Nam cũng có tỷ lệ ứng dụng VR cao nhất ở trong các quốc gia Đông Nam Á với mức 29%. Có thể thấy, các công nghệ AR, NFTs cũng được người dùng đón nhận ở trong TOP đầu của khu vực. 

Điều này cũng cho thấy rằng, Việt Nam đang rất sẵn sàng với các công nghệ mới. Hơn thế, đây cũng là một cơ hội lớn cho nền kinh tế số và là những ngành mới ở thị trường Việt Nam trong thời gian tới. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước