Quy định và cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất 2021
Một khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh mỗi doanh nghiệp đều phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo Quy định. Trong đó thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thế được quan tâm nhiều nhất. Vậy thuế TNDN là gì? Hay thuế thu nhập doanh nghiệp tính như thế nào?
Có thể bạn quan tâm:
Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Thuế thu nhập doanh nghiệp bản chất là loại thuế trực thuộc. Loại thuế này đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế. Bao gồm thu nhập có từ hoạt động sản xuất & kinh doanh hàng hóa. Hoặc là thu nhập từ dịch vụ cùng nhiều thu nhập liên quan khác theo quy định. Ví dụ chi phí phát sinh khi sản xuất, kinh doanh, tiền lương,…
Doanh nghiệp sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình dựa trên mã số thuế đã được Cơ quan thẩm quyền cấp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một mã số thuế duy nhất không trùng lặp với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Trong đó mã số thuế còn hay còn gọi là mã số doanh nghiệp.
Một khi thành lập doanh nghiệp việc quan tâm tới Thuế TNDN là điều vô cùng cần thiết. Bởi lẽ loại thuế này ảnh hưởng trực tiếp hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp.
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng trong nhiều Nghị định, Thông tư, Điều luật cụ thể. Tiêu biểu chẳng hạn như:
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
- Nghị định 218/2013/NĐ-CP
- Thông tư 78/2014/TT-BTC
- Thông tư 151/2014/TT-BTC
- Thông tư 119/2014/TT-BTC
- Thông tư 96/2015/TT-BTC
- Thông tư 25/2018/TT-BTC
Trong đó Luật Thuế TNDN có nêu rõ về thuế TNDN như sau:
- Thứ nhất: Giữ vai trò quan trọng đảm bảo nguồn thu Ngân sách nhà nước. Thuế là công cụ chủ yếu, đay là chủ thể đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho chức năng, nhiệm vụ Nhà nước
- Thứ hai: Là công cụ đắc lực hỗ trợ Nhà nước thực hiện chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô cho tới hoạt động kinh tế, xã hội. Vai trò điều tiết thu nhập góp phần công sức nhỏ giúp công bằng xã hội.
- Thứ ba: Thuế TNDN chính là nhân tố đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp, cá nhân hoạt động kinh doanh. Từ đó tiến tới thu hẹp khoảng cách cũng như phân biệt giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Về cơ bản thuế thu nhập doanh nghiệp không phải bắt buộc doanh nghiệp nào cũng phải đóng nộp. Thay vào đó chỉ áp dụng dành cho những doanh nghiệp thuộc vào đối tượng được Pháp luật quy định. Theo đó các doanh nghiệp thuộc vào 6 nhóm đối tượng sau cần hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế TNDN khi kinh doanh.
Nhóm 1
Đây là nhóm đối tượng doanh nghiệp thành lập cũng như hoạt động theo quy định Pháp luật dưới hình thức chính như:
- Công ty cổ phần
- Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Công ty hợp danh
- Doanh nghiệp tư nhân
- Văn phòng luật sư
- Văn phòng công chứng
- Các bên trong hợp đồng hợp tác cùng kinh doanh
- Các bên có trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí
- Xí nghiệp liên doanh dầu khí
- Công ty điều hành chung
Nhóm 2
Là những đơn vị sự nghiệp công lập. Đơn vị ngoài công lập còn sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sở hữu thu nhập chịu thuế trên các lĩnh vực.
Nhóm 3
Bao gồm những tổ chức được hình thành hoạt động dựa theo Luật hợp tác xã.
Nhóm 4
Là doanh nghiệp hình thành theo quy định Pháp luật nước ngoài. Tuy nhiên doanh nghiệp có cơ sở thường trú tại thị trường Việt Nam.
Nhóm 5
Bao gồm tất cả cơ sở thường trú doanh nghiệp nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thông qua những cơ sở này doanh nghiệp nước ngoài có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam. Tiêu biểu như:
- Chi nhánh, văn phòng điều hành, công xưởng, hầm mỏ, dầu khí,…Hoặc là địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác nằm trong lãnh thổ Việt Nam
- Địa điểm thực hiện các hoạt động xây dựng, lắp đặt, lắp ráp, công trình xây dựng
- Cơ sở cung cấp dịch vụ. Bao gồm dịch vụ tư vấn thông qua người làm hay tổ chức, cá nhân khác.
- Đại lý doanh nghiệp nước ngoài
- Đại diện ở Việt Nam thuộc quyền sở hữu doanh nghiệp nước ngoài thường xuyên hoạt động giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho thị trường Việt.
Nhóm 6
Áp dụng cho tất cả các tổ chức khác ngoài những tổ chức nói trên có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế.
Như vậy có thể thấy đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất không chỉ là doanh nghiệp Việt Nam. Thay vào đó còn có doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại thị trường Việt.
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp 2021 thì hầu hết doanh nghiệp không cần làm tờ khai tạm tính thuế theo quý nữa. Thay vào đó doanh nghiệp chỉ cần tạm tính số tiền và đi nộp theo số tạm tính là được. Cho tới cuối năm mới tiến hành làm tờ khai quyết toán thuế TNDN. Trong đó để biết thuế thu nhập doanh nghiệp là bao nhiêu thì dưới đây là công thức tính cụ thể.
- Doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế TNDN được tính theo công thức là:
--> Công thức tính: (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN) x thuế suất thuế TNDN
Vậy Quỹ phát triển khoa học và công nghệ " quy định như thế nào đến thu nhập tính thuế? Về cơ bản Theo Pháp luật quy định doanh nghiệp khi thành lập sẽ được trích tối đa gồm 10% thu nhập tính thuế hàng năm để thành lập Quỹ. Quỹ được trừ khi tính Thuế TNDN.
Tuy nhiên trong thời hạn 5 năm tính từ khi trích lập nếu Quỹ không được sử dụng. Hoặc Quỹ không sử dụng hết 70%, sử dụng không đúng như mục đích đề ra. Vậy thì Doanh nghiệp cần nộp ngân sách nhà nước phần thuế TNDN tính dựa vào khoản thu nhập đã trích Quỹ.
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế của các doanh nghiệp về cơ bản sẽ được xác thực theo công thức sau
Công thức chung: Thu nhập chịu thuế - Thu nhập miễn thuế - Các khoản lỗ kết chuyển
- Thu nhập chịu thuế: Bao gồm các khoản thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,…
Công thức: [Doanh thu – chi phí được trừ] + thu nhập chịu thuế khác
Trong đó:
Doanh thu chính là tất cả tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ. Cộng thêm khoản phụ thu, phụ trội. Không phân biệt doanh nghiệp đã thu hay chưa thu tiền.
- Nếu DN kê khai thuế GTGT là phương án khấu trừ là doanh thu không có thuế GTGT.
- Nếu DN kê khai thuế GTGT phương án trực tiếp là doanh thu gồm thuế GTGT.
Chi phí được trừ còn được hiểu là khoản phí không thuộc các khoản phí không được trừ theo quy định. Đồng thời những khoản phí được trừ phải đáp ứng các điều kiện như:
- Khoản chi thực tế phát sinh từ hoạt động sản xuất & kinh doanh doanh nghiệp
- Khoản chi có hóa đơn, chứng từ hợp pháp
- Khoản chi sở hữu hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị 20 triệu đồng trở lên. Một khi thanh toán có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Thu nhập được miễn thuế: thường ít gặp và dành cho 1 đến vài doanh nghiệp đặc thù. Trong đó các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN sẽ bao gồm khoảng 12 khoản thu được quy định sẵn.
- Các khoản lỗ được kết chuyển.
Khoản này hay còn được biết đến là số chênh lệch âm thu nhập tính thuế. Trong đó chưa gồm khoản lỗ kết chuyển từ những năm trước. DN sau khi quyết toán thuế cả năm bị lỗ sẽ chuyển toàn bộ vào thu nhập chịu thuế năm sau. Thời gian chuyển không quá 5 năm tính từ năm tiếp theo sau năm sinh lỗ.
Doanh nghiệp sở hữu số lỗ giữa các quý trong năm tài chính sẽ được bù số lỗ của quý trước cho các quý tiếp theo của năm. Một khi quyết toán thuế DN xác định số lỗ toàn năm. Quá thời gian 5 năm kể từ năm tiếp nếu số lỗ chưa chuyển hết sẽ không được chuyển vào thu nhập năm tiếp.
Thuế suất TNDN
Thuế suất TNDN thực tế được quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC. Chi tiết tại điều 11 của thông tư nhận định rõ mức thuế sẽ là:
- Mức thuế suất 20%. Áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp thành lập theo quy định Pháp Luật
- Mức thuế suất 32% - 50%. Áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò khai thác tài nguyên quý hiếm khác ở Việt Nam.
- Mức thuế suất 50%. Áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp hoạt động tìm kiếm, thăm dò khai thác mỏ tài nguyên quý hiếm. Bao gồm như bạch kim, vàng, thiếc,….
- Mức thuế suất ưu đãi 10%. Mức thuế này được áp dụng dành cho mọi doanh nghiệp có thu nhập hoạt động từ ngành nghề, dịch vụ là:
- Khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu vực có kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Hoạt động văn hóa xã hội. Bao gồm các lĩnh vực đào tạo giáo dục, văn hóa thể thao, y tê, dạy nghề, môi trường, giám định tư pháp.
- Lĩnh vực nghiên cứu. Ví dụ Khoa học công nghệ, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ cao.
- Trong lĩnh vực dự án đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội. Mục đích là bán, cho mua, thuê được quy định tại Luật nhà ở Điều 53.
- Doanh nghiệp thu nhập từ dự án đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sản xuất.
- Doanh nghiệp sở hữu thu nhập hợp tác xã. Mục đích hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư không thuộc địa phận kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Hồ sơ quyết toán thuế TNDN
Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cơ bản chỉ cần 1 bộ hồ sơ là được. Mọi loại giấy tờ cụ thể đã được nêu rõ tại Thông tư 151/2014/TT-BTC. Chi tiết tại Điều 16 của Nghị định một khi chuẩn bị hồ sơ cần đảm bảo đầy đủ giấy tờ chính sau đây:
- Tờ khai quyết toán thuế TNDN. Tờ khai trong hồ sơ sử dụng mẫu số 03/TNDN
- Báo cáo tài chính trong năm
- Một số giấy tờ phụ lục kèm theo tờ khai như:
- Phụ lục kết quả kinh doanh. Ứng dụng mẫu 03-1A/TNDN, 03-1B và 03-1C/TNDN.
- Phụ lục chuyển lỗ. Sử dụng phụ lục mẫu số 03-2 /TNDN
- Phụ lục ưu đãi về thuế TNDN. Trong đó bao gồm chẳng hạn như:
- Mẫu số 03-3A/TNDN
- Mẫu số 03-3B/TNDN
- Mẫu số 03-3C/TNDN
Trên đây là toàn bộ giấy tờ cần thiết cho hồ sơ quyết toán thuế TNDN. Tuy nhiên một số trường hợp cần lưu ý như sau:
- Doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN theo tỷ lệ 8% trên số doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ một khi quyết toán thuế TNDN năm hãy sử dụng mẫu số 04/TNDN.
- Doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ,..theo quy định pháp luật liên quan tới thuế TNDN không phát sinh thường xuyên. Một khi lam hồ sơ cần kê khai theo từng lần phát sinh. Tuyệt đối không kê khai quyết toán theo năm.
Địa điểm nộp và thời hạn nộp quyết toán thuế TNDN
Một khi chuẩn bị xong hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì doanh nghiệp cần nộp cho Cơ quan thẩm quyền xét duyệt. Vậy bạn đã biết nên nộp hồ sơ tại đâu và thời gian quyết toán mất bao lâu hay chưa? Nếu chưa đáp án cụ thể là:
Về địa điểm nộp hồ sơ
Cơ bản địa điểm nộp hồ sơ đã được quy định chi tiết tại Thông tư 151 Điều 16. Cụ thể doanh nghiệp nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trong đó:
Đối với trường hợp nếu người nộp có đơn vị thuộc hạch toán độc lập. Hồ sơ nộp tại đơn vị trực thuộc cho Cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Đối với trường hợp người nộp có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc. Người nộp có trách nhiệm khai tập trung ở trụ sở chính bao hàm cả phần phát sinh ở đơn vị trực thuộc. Thậm chí là đơn vị trực thuộc hoạt động ở thành phố TW, địa bàn nơi đơn vị đóng.
Về thời gian nộp quyết toán Thuế TNDN
Về thời gian nộp hồ sơ đã được quy định sẵn tại Thông tư 156/1013/TT-BTC. Theo đó thời gian sẽ được chia thành các trường hợp như sau:
- Chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo tính từ tháng phát sinh nghĩa vụ
- Thời gian nộp hồ sơ khai thuế quý là ngày 30 của quý tiếp theo quý phát sinh. Tạm tính theo quý chậm nhất
- Thời gian nộp hồ sơ thuế năm chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên năm dương lịch
- Kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ, thời gian nộp hồ sơ thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ chậm nhất là ngày thứ 10.
- Ngày thứ 90 là thời gian nộp thuế năm chậm nhất. Thời gian được tính kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
- Đối với trường hợp doanh nghiệp tách, sáp nhập, giải thể, chuyển hình thức sở hữu,…thời gian chậm nhất là ngày thứ 45. Thời gian tính từ ngày có quyết định về doanh nghiệp chia, tách, sáp nhập,…
- Nếu doanh nghiệp theo cơ chế 1 cửa liên thông vậy thì thời gian nộp hồ sơ theo quy định tại văn bản hướng dẫn.
Quy định về tạm nộp thuế TNDN
Theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định rõ về nội dung tạm nộp thuế TNDN. Quy định nêu rõ sẽ áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2021 như sau:
Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp 3 quý đầu năm tính thuế tuyệt đối không được thấp hơn 75% số thuế phải nộp quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế tạm nộp thì sẽ bị xử phạt.
Cụ thể người nộp thuế phải nộp thêm tiền chậm nộp. Số tiền được tính trên số thuế nộp thuế được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối của thời gian tạm nộp quý 3 đến ngày nộp thuế còn thiếu. Số tiền sẽ được chuyển vào ngân sách Nhà nước.
Theo quy định đề ra mức tính tiền chậm nộp bằng 0.03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp. Trong đó công thức tính số tiền phạt chậm nộp sẽ là (số tiền chậm nộp x 0.03% x số ngày chậm nộp). Thời gian chậm nộp càng lâu càng ảnh hưởng đến số tiền phải nộp cho Ngân sách Nhà nước.
Có thể bạn quan tâm:
Vậy thuế thu nhập doanh nghiệp được hiểu như thế nào là đúng? thuế thu nhập doanh nghiệp bao nhiêu theo quy định hiện hành ngày nay? Chắc hẳn giờ đây bạn đã nắm bắt được quy định chính xác. Ngoài ra nếu bạn cần tư vấn điều gì liên quan tới Pháp lý thuế TNDN hãy comment để được giải đáp.