Thực trạng môi giới bất động sản hiện nay: Lời hứa tựa gió bay
BÀI LIÊN QUAN
Lột trần chiêu "cắt máu" của môi giới trên thị trường bất động sản: Chuyên gia cảnh báo người mua đừng “tham bát bỏ mâm”Môi giới bất động sản và những "góc tối" trong nghề“Cuộc chiến” nguồn cung ngày càng gay gắt, sàn giao dịch BĐS “đau đầu” tìm nguồn hàng tốt cho môi giớiSàn giao dịch “đau đầu” vì chủ đầu tư giữ hoa hồng
Theo Diễn đàn doanh nghiệp, giám đốc một sản giao dịch bất động sản trên đường 2/9 cho hay, năm 2018 công ty của anh đã có tham gia phân phối một dự án ở Tây Bắc - Đà Nẵng đồng thời ký quỹ mỗi lô là 30 triệu đồng. Vị lãnh đạo này cho hay: "Dự án đã bán xong từ năm 2018, khách hàng cũng đã đóng từ 80 - 95% giá trị của hợp đồng. Mặc dù đã gần 5 năm nhưng số tiền hoa hồng gần 1 tỷ đồng chúng tôi vẫn chưa nhận được". Lý do chính là trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và đơn vị môi giới đã nêu rõ rằng "Chủ đầu tư sẽ trả hết tiền hoa hồng cho đơn vị môi giới nếu như khách hàng đóng 95% giá trị hợp đồng hoặc khi bàn giao sổ cho khách hàng".
Vị lãnh đạo này chua chát nói: "Tuy nhiên, hợp đồng là vậy nhưng dù đã gần 5 năm nhưng khi liên hệ với chủ đầu tư để nhận 50% số tiền hoa hồng còn lại thì họ lại trả lời do khách hàng chưa đóng đúng tiến độ nên chưa thể trả hết hoa hồng. Và vì đó là sản phẩm khan hiếm nên tôi phải có hàng để giữ và nuôi quân nên bắt buộc phải ký, chứ ai cũng biết rằng chủ đầu tư chưa ra điều khoản này là muốn chiếm dụng tiền hoa hồng của các công ty môi giới".
Tâm sự về nghề môi giới bất động sản: Sự thật về nghề và mức hoa hồng có tháng đạt gần 1,5 tỷ đồng
Nghề môi giới được xem là nghề có nhiều định kiến nhưng không phải ai cũng có thể trụ lại được.Lột trần chiêu "cắt máu" của môi giới trên thị trường bất động sản: Chuyên gia cảnh báo người mua đừng “tham bát bỏ mâm”
Trên thực tế, việc môi giới cắt máu phần hoa hồng, có nhiều người tưởng mình đã được hưởng lợi tuy nhiên hành động này được các chuyên gia cảnh báo là "tham bát bỏ mâm".Và cũng liên quan đến việc treo tiền môi giới của các sàn giao dịch, anh P - một lãnh đạo sàn giao dịch tại Thanh Khê cho biết: "Vào năm 2019, công ty anh đã có tham gia vào việc phân phối cho một dự án nằm trên đường Nguyễn Sinh Sắc và cũng bán khá thành công. Tuy nhiên thì đến đoạn thanh toán tiền hoa hồng đơn vị phát triển dự án lại nhầy". Anh P cho biết: "Chúng tôi đã nhiều lần liên hệ với chủ đầu tư thì chủ đầu tư cho biết đã trả hết tiền hoa hồng cho đơn vị phát triển dự án nhưng khi liên hệ với đơn vị phát triển dự án thì họ nói là họ chưa nhận được do khách hàng chưa thanh toán xong".
Được biết vào năm 2021, có một sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội đã bị "hụt chân" khi tham gia vào quá trình phân phối một dự án tại Đà Nẵng. Cũng theo đó, để có ghế tham gia vào việc bán hàng, chủ đầu tư đã đưa ra điều kiện đó là các sàn giao dịch phải ký cọc 30 triệu đồng/lô và trong thời gian từ 3 - 4 tháng phải bán hết ít nhất 70% giỏ hàng trở lên thì mới hoàn được 100% tiền cọc, còn nếu dưới 70% thì bán được lô nào sẽ nhận lại tiền cọc lô đó, lô nào không bán được thì coi như mất tiền cọc. Một sàn giao dịch cho hay: "Đợt đó thị trường đang rất tốt nên chúng tôi tin tưởng sẽ làm được. Nào ngờ ký xong thì thị trường bỗng nhiên tụt dốc, chúng tôi không bán được lô nào. Khi liên hệ với chủ đầu tư để xin lại tiền cọc thì họ trả lời cứ theo hợp đồng mà làm".
Được biết, chủ đầu tư đó nói có nhiều sàn tham gia vào quá trình mở bán chứ không riêng gì công ty của anh, nếu chỉ giải quyết một trường hợp thì các trường hợp khác sẽ như thế nào. Và nếu như không đồng ý có thể kiện ra tòa. Sàn này cho biết thêm: "Nếu không đồng ý có thể kiện ra tòa. Chúng tôi cũng có tham vấn luật sư nhưng không giải quyết được gì. Đợt đó chúng tôi mất hơn 1 tỷ đồng tiền ký cọc”.
Môi giới cũng vất vả vì sàn giao dịch “nợ” hoa hồng
Không chỉ các sàn giao dịch mà nhiều nhân viên môi giới cũng khóc ròng khi hàng đã bán xong nhưng sàn giao dịch lại không trả tiền hoa hồng hoặc chỉ trả mức thấp hơn so với mức cam kết ban đầu. Mới đây, cũng có khá nhiều đơn thư của nhân viên môi giới trình bày về việc họ có làm việc với các sàn giao dịch V nằm trên đường Nguyễn Hữu Thọ để tiến hành phân phối dự án căn hộ M tại đường Trần Hưng Đạo. Nhân viên môi giới này phản ánh, khi làm việc với sàn môi giới V thì người đại diện này có thỏa thuận nếu bán được 20 căn hộ thì sẽ chi trả tiền hoa hồng là 1,2% và trên 30 căn hộ sẽ chi trả tiền hoa hồng là 1,5% (tính đến ngày 31/3). Còn sau ngày 31/3 thì cứ bán được một căn thì sẽ được trả 3% tiền hoa hồng - mức này tương đương với mức một sàn giao dịch khác đang phân phối dự án này chi trả.
Cũng theo đơn từ này, dù các nhân viên môi giới liên tục yêu cầu giám đốc sàn giao dịch V cam kết bằng văn bản nhưng vị này cứ mãi khất lần đồng thời cũng hứa hẹn cứ làm bởi vì đây là một sàn lớn và phân phối nhiều dự án. Một nhân viên môi giới cho biết: "Chúng tôi tin tưởng và bán hàng cho đến lúc doanh số đạt 45 căn trong đó có 40 căn đạt trước ngày 31/3 và 5 căn sau ngày 31/3. Tuy nhiên, khi chúng tôi đến để xin chi trả hoa hồng thì giám đốc sàn giao dịch liên tục vắng mặt, gọi điện và nhắn tin không trả lời. Chúng tôi vô cùng lo lắng vì đây là số tiền mồ hôi và công sức chúng tôi bỏ ra nhưng không được đền đáp thỏa đáng”.
Có một chủ đầu tư thừa nhận, tình trạng nợ hoa hồng môi giới chủ yếu xảy ra với các chủ đầu tư cũng như sàn mới thành lập. Đối với những sàn mới, tài chính yếu tình trạng này có thể tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp hay thậm chí dẫn đến việc phá sản. Chưa kể đến việc có nhiều đơn vị nhỏ hầu như môi giới không có hợp đồng lao động mà chỉ là cộng tác viên. Vậy nên, giữa hai bên đôi khi sẽ không có văn bản thỏa thuận về mức hoa hồng chi trả mà chỉ nói miệng. Chính vì thế, môi giới cũng yếu thế khi đòi phí từ những sàn dạng này.