Thực trạng hiện nay: 90% môi giới bất động sản độc lập có thu nhập tiền tỷ
Theo Dân Việt, trong Hồ sơ đề nghị sửa đổi Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản của Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đã có nhiều nội dung được đề xuất với mục đích chấn chỉnh hoạt động môi giới bất động sản. Theo đó, đề xuất mới quy định các tổ chức, cá nhân hoạt động môi giới đều phải thành lập doanh nghiệp, văn phòng môi giới và phải có chứng chỉ hành nghề. Và sau khi thành lập doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân phải cung cấp thông tin của đơn vị mình đến Sở xây dựng nơi tổ chức hoạt động và Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản để được đăng tải công khai trên hệ thống quản lý của địa phương.
Thu tiền tỷ từ việc tạo sóng, thổi giá
Đối với kiến nghị "siết chặt" các tổ chức, cá nhân hoạt động môi giới bất động sản nhận được ý kiến đồng tình của giới chuyên gia, doanh nghiệp cũng chính những người hoạt động môi giới bất động sản.
Anh Lê Quang Tuấn - là một nhân viên môi giới bất động sản của một sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội cho biết: "Những năm gần đây môi giới BĐS là nghề được nhiều người quan tâm, do tiền kiếm được từ các khoản tư vấn, hoa hồng sau các giao dịch thành công. Cũng chính sự hấp dẫn trên đã kéo theo nhiều người môi giới không chuyên, không có kiến thức… tham gia vào thị trường bất động sản". Anh Tấn cho biết thêm, trong các cơn sốt đất gần đây đã có nhiều môi giới không chuyên nghiệp tham gia đã gây nhiễu loạn thông tin, cá biệt là có cả hoạt động thổi giá. Tình trạng này đã khiến cho những người môi giới bất động sản chuyên nghiệp bị ảnh hưởng khá nặng nề.
Thị trường bất động sản giảm tốc, môi giới “than trời” khi 3 tháng không bán được hàng
Theo đó, một số lô đất cắt lỗ tới 20% nhưng vẫn không thể thanh khoản mặc dù đã rao bán tới 3 tháng. Theo lời môi giới ở Hải Dương tiết lộ, lượng khách hàng nhờ đẩy hàng ngày càng tăng mạnh nhưng tình trạng người mua lại "nhỏ giọt".Quản lý chất lượng, kiểm soát hoạt động môi giới bất động sản
Thời gian qua, thị trường bất động sản bước vào giai đoạn bùng nổ và kéo vào một lượng lớn nhân sự tham gia vào lĩnh vực môi giới bất động sản theo cả hình thức chuyên và bán chuyên. Do đó, cần phải có những cơ chế, chính sách chặt chẽ hơn để quản lý đội ngũ này nhằm giúp thị trường phát triển lành mạnh, bền vững.Còn ở góc độ là đại diện của một sàn giao dịch bất động sản, Phó tổng giám đốc sàn giao dịch BĐS - ông Vũ Đình C cho hay: "Tôi hoàn toàn đồng ý với kiến nghị về việc phải hoàn thiện quy định các tổ chức, cá nhân hoạt động môi giới bất động sản”. Trong đó, theo lời ông C thì quy định cá nhân không được hoạt động môi giới độc lập sẽ giúp cho hoạt động độc lập sẽ giúp cho hoạt động môi giới bất động sản chuyên nghiệp hơn và tạo ra được sự tin tưởng đối với các nhà đầu tư.
Ông C nói thêm: "Tôi cho rằng, đa số cá nhân hoạt động môi giới BĐS độc lập thường thiếu chuyên nghiệp, không hướng tới giá trị lâu dài, làm ảnh hưởng xấu tới thị trường BĐS". Các chuyên gia cũng cho rằng, thực tế thị trường cho thấy một hiện tượng đáng quan ngại về việc một số môi giới bất động sản tự phát, không chuyên đã tham gia vào các đợt thổi giá khiến cho cơn sốt đất lan rộng trên sắp cả nước. Nhìn nhận về chất lượng của môi giới bất động sản, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản - Ông Nguyễn Văn Đính cho rằng việc Bộ Xây dựng đề xuất quy định này là cần thiết để có thể định hướng đến việc xây dựng thị trường bất động sản minh bạch, chuyên nghiệp và nâng tầm hoạt động của môi giới bất động sản. Cũng theo lời ông Đính, mặc dù lực lượng hành nghề đông nhưng phần lớn trong số họ thiếu đi tính chuyên nghiệp và thiếu ý thức tuân thủ pháp luật. Ông Đính cho hay: "Hiện, môi giới BĐS Việt Nam có đến 90% không có kiến thức căn bản của người làm môi giới”.
Để thị trường và khách hàng tự thanh lọc tình trạng "cò đất" cố tình tạo sóng
Ngoài những ý kiến ủng hộ, đề xuất quy định của Bộ Xây dựng mới đây cũng có không ít ý kiến bày tỏ sự băn khoăn của những người trong cuộc là các môi giới bán chuyên hoạt động tự do.
Là một người trong cuộc, anh Quang - một môi giới tự do tại Quốc Oai (Hà Nội) cho biết, nếu như quy định người hoạt động môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp môi giới bất động sản thì mới được hoạt động môi giới thì không thực sự thiết thực bởi vì khi đó sẽ có những doanh nghiệp được lập ra để hợp thức hóa giấy tờ còn thực tế thì vẫn tình trạng "mệnh ai nấy làm".
Anh Quang cho hay: "Thị trường và khách hàng sẽ tự thanh lọc và loại bỏ những môi giới bất động sản làm ăn chộp giật, còn việc hoạt động độc lập hay theo doanh nghiệp thì lâu nay vẫn tồn tại cả hai, mỗi hình thức phục vụ một đối tượng khách hàng và phân khúc thị trường riêng”.
Cũng tương tự, anh Nguyễn Trọng Quý (35 tuổi) – một môi giới bất động sản độc lập khác tại Hà Nội đưa ra lời nhận xét thẳng thắn hơn, đề xuất này của Bộ Xây dựng đã "vơ đũa cả nắm". Bởi theo anh, một bộ phận không nhỏ môi giới bất động sản độc lập đều là những người từng làm cho các công ty bất động sản lớn. Những người này sau khi có đủ kinh nghiệm, kiến thức hay mối quan hệ là sẽ quyết định ra làm riêng.
Còn ở góc nhìn kinh tế, TS Đinh Thế Hiển cho hay, đề xuất trên của Bộ Xây dựng "nghe thì hay nhưng không đi vào cuộc sống". Theo như ông Hiển thì đề xuất này sẽ vô tình làm cho những người môi giới bất động sản độc lập có vẻ như đang làm việc hợp pháp.
Ông Hiển phân tích: "Quy định này cuối cùng sẽ chỉ tạo ra một hình thức trung gian thôi. Khi đó, để đáp ứng theo quy định của Nhà nước, môi giới độc lập sẽ hợp thức hoá bằng cách cộng tác với sàn giao dịch. Cuối cùng lại phải mất thêm một 'giấy phép con', thêm một bước khó khăn cho họ thôi. Dù rằng chúng ta cố gắng tái lập vấn đề môi giới bất động sản, nhưng theo cách thức này thì chỉ đi vào phần ngọn thay vì phần gốc".
Đưa ra dẫn chứng về việc môi giới bất động sản tại Mỹ, ông Hiển cho biết rất độc lập nhưng lại vô cùng chặt chẽ. Bởi tất cả mọi việc mua - bán nhà đất đều phải thông qua ngân hàng và được thực hiện của người môi giới bất động sản có chứng chỉ hành nghề. Ông Hiển nhấn mạnh, khi đó, người môi giới bất động sản phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý còn ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra độ chính xác của các thủ tục pháp lý đó.
Cũng theo lời ông Hiển, việc giải quyết từ phần gốc như trên sẽ giúp cho việc mua - bán bất động sản tại Việt Nam trở nên minh bạch và nhà nước cũng dễ dàng hơn trong việc giải quyết quản lý thuế, tránh bát nháo, giá ảo, lướt sóng,...