Thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác mới nhất
Mỗi công dân Việt Nam đều có quyền tự do cư trú theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình muốn chuyển nơi cư trú công dân phải có đủ điều kiện để đăng ký thường trú tại nơi ở mới. Trong đó, thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác là thủ tục hành chính đang được rất nhiều người sử dụng. Vì thế số lượng người nhầm lẫn và gặp khó khăn trong việc thực hiện thủ tục không phải là ít. Hy vọng, những thông tin được đề cập trong bài viết này sẽ giúp bạn gỡ rối phần nào.
Thủ tục xin cấp giấy chuyển hộ khẩu
Theo Điều 28 của Luật Cư trú 2006, nếu công dân chuyển nơi thường trú sẽ được cấp giấy chuyển hộ khẩu. Vì vậy, những đối tượng có nhu cầu chuyển nơi cư trú phải đến cơ quan có thẩm quyền xin cấp giấy chuyển hộ khẩu. Để hoàn tất thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác công dân cần phải chuẩn bị hồ sơ cấp giấy chuyển khẩu, bao gồm:
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
- Sổ hộ khẩu, sổ gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu
Trưởng công an xã, thị trấn sẽ có quyền cấp giấy chuyển khẩu cho các trường hợp chuyển ra ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh và phạm vi ngoài tỉnh. Trưởng công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương. Hoặc trưởng công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh sẽ có thẩm quyền cấp giấy chuyển khẩu cho công dân chuyển ra ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương hoặc thị xã, thành phố thuộc tỉnh đang sinh sống
Trong thời hạn 2 ngày, tính từ ngày nộp hồ sơ cơ quan tiếp nhận phải có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận chuyển hộ khẩu cho công dân. Trường hợp được cấp giấy chuyển hộ khẩu
- Công dân chuyển ra ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện hoặc tỉnh đang sinh sống và có hộ khẩu
- Công dân chuyển ra ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương hoặc thị xã, thành phố thuộc tỉnh đang sinh sống
Các trường hợp không cần cấp giấy chuyển khẩu
Trong thủ tục thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác những trường hợp sau không cần phải cấp giấy chuyển hộ khẩu:
- Chuyển đi trong phạm vi tỉnh
- Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và các cơ sở giáo dục như: trung cấp, cao đẳng, đại học thuộc tỉnh khác
- Công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự tại tỉnh thành khác
- Được tuyển vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung tại doanh trại hoặc nhà ở tập thể
- Chấp hành hình phạt tù, chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, chữa bệnh, cai nghiện ma túy bắt buộc, quản chế hay trường giáo dưỡng
Thủ tục đăng ký thường trú tại tình mới
Trong thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác không thể thiếu thủ tục đăng ký thường trú tại tỉnh mới. Theo quy định tại điều 19 của Luật Cư trú 2006, trường hợp công dân đăng ký thường trú tại tỉnh khác chỉ cần có nơi ở hợp pháp tại tỉnh mới chuyển đến là được. Những công dân khi đăng ký thường trú sẽ nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền sau:
- Thành phố trực thuộc trung ương sẽ nộp tại Công an huyện, quận, thị xã
- Đối với tỉnh nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Công dân cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký thường trú tại tỉnh khác, bao gồm:
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu và bản khai nhân khẩu
- Giấy chuyển hộ khẩu
- Giấy tờ và tài liệu minh chứng hợp pháp của chỗ ở mới. Trong trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương buộc phải có thêm tài liệu để chứng minh thời hạn tạm trú/ giấy tờ, tài liệu liên quan đến quan hệ vợ chồng, cha mẹ và con cái... theo quy định tại Điều 20 của Luật Cư trú.
- Nếu chỗ ở cho thuê, mượn, ở nhờ hợp pháp thì phải được người sở hữu nhà ở đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và điền vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, ký và ghi rõ họ tên
- Trường hợp chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ thuộc trung ương thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã về điều kiện diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.
Thời gian giải quyết đăng ký hộ khẩu tại tỉnh khác khoảng 15 ngày tính từ ngày nộp hồ sơ. Trường hợp không cấp phải trả lời qua văn bản và nêu rõ lý do. Sau khi thực hiện đăng ký thường trú tại nơi ở mới, cơ quan đã làm thủ tục cho công dân có trách nhiệm báo lại cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xóa đăng ký thường trú tại nơi ở cũ.
Có thể bạn quan tâm:
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác mà bạn cần chú ý. Nếu bạn đang có nhu cầu chuyển đến nơi khác sinh sống thì hãy tham khảo bài viết này để tránh mắc phải những sai lầm liên quan đến pháp lý nhé! Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại chuyên mục tư vấn luật nhé!