Thu nhập không đủ sống, môi giới bất động sản đành phải “bỏ nghề”
BÀI LIÊN QUAN
Môi giới bất động sản khổ sở vì khách mua trả giá “trên trời”“Bão” sa thải môi giới bất động sản chưa có dấu hiệu dừng, có sàn cắt giảm đến 90% nhân sựThị trường BĐS TP. Hồ Chí Minh gặp khó, môi giới bỏ nghề nhưng vẫn mong quay lạiThị trường đóng băng, môi giới bất động sản mất thu nhập kéo dài
Theo Dân trí, thị trường bất động có dấu hiệu suy yếu kể từ đầu năm 2022. Tình trạng này vẫn tiếp tục duy trì cho đến tận thời điểm hiện tại đã ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành nghề liên quan, đặc biệt là lực lượng môi giới bất động sản.
Mặc dù gắn bó với nghề môi giới bất động sản nhiều năm, tuy nhiên mới đây anh Nguyễn Đức Huy ở Hà Nội đã phải đưa ra quyết định chuyển sang công việc bán xe hơi. Cũng theo anh Huy, từ đầu năm 2022, công việc môi giới bất động sản đã bị chững lại, giao dịch ít dần và gần như không có từ cuối năm 2022 đến đầu năm nay.
Anh Huy nêu lý do rằng: “Bởi thời gian dài không có giao dịch, văn phòng môi giới tôi làm đã phải tạm dừng đóng cửa. Tôi và nhiều người khác phải bỏ nghề bởi vì nhiều tháng nay không có thu nhập, cuộc sống hàng ngày gặp nhiều khó khăn”.
Còn theo anh Trần Văn Hậu - là chủ một văn phòng môi giới bất động sản có trụ sở ở Thanh Xuân - Hà Nội cho biết, từ năm ngoái đến tháng 5 này thì quy mô văn phòng môi giới của anh đã giảm đến 80% nhân sự. Phần lớn môi giới nghỉ việc đều đi làm việc khác.
Khảo sát của Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, số lượng môi giới bất động sản hiện nay hoạt động ở trên thị trường chỉ còn khoảng 30 - 40% so với thời điểm cuối năm 2022. Và riêng trong thời gian 5 tháng năm nay, các doanh nghiệp môi giới đã tiếp tục sa thải thêm 10 - 20% nhân sự so với cuối năm 2022.
Mặc dù vậy thì lượng môi giới bất động sản bỏ nghề phần lớn thuộc các đối tượng là lính mới và tay ngang chưa được đào tạo bài bản về nghề cũng như khả năng có thể ứng biến trước các tình huống khó khăn của thị trường.
Doanh nghiệp môi giới giảm 80% doanh thu
Bên cạnh môi giới bất động sản thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản chính là cầu nói giữa các chủ đầu tư với khách hàng đang gặp khó khăn. Nguồn thu của các doanh nghiệp này chủ yếu đến từ việc phân phối các sản phẩm bất động sản.
Và tình trạng khó khăn đến từ hai chiều, tương tự như một chốt chặn đầu và một chốt chặn sau đã khiến cho các doanh nghiệp không có cơ hội cũng như trở mình, bị dồn vào thế hoang mang, vô định, khó có thể vùng vẫy.
Kết quả khảo sát của VARS cho biết, đối với các sàn giao dịch hội viên cho thấy trong quý 1/2023 có hơn 90% doanh nghiệp ghi nhận được doanh thu sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Hay thậm chí một số doanh nghiệp quy mô dưới 100 nhân viên có mức giảm doanh thu ghi nhận lên đến 80%.
Còn về quy mô lao động, trên 95% doanh nghiệp đã phải thu hẹp quy mô lao động và có đến 50% số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đã phải giảm quy mô lao động trên 20% so với cùng kỳ. Và một số doanh nghiệp có quy mô dưới 50 nhân viên thậm chí còn chấm dứt hợp đồng với hơn 90% người lao động và gần như ngừng hoạt động kinh doanh, chỉ giữ lại những vị trí trọng yếu.
Còn về khả năng cầm cự thì theo dữ liệu của VARS cho thấy, nếu như tình hình thị trường vẫn tiếp tục diễn biến khó khăn thì có đến 23% doanh nghiệp chỉ có thể duy trì được hoạt động được đến hết quý 3/2023 và 43% doanh nghiệp trụ được đến hết năm 2023.