meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thông tin chi tiết sơn dầu dùng để làm gì?

Thứ tư, 20/07/2022-16:07
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sơn, mỗi loại lại có các dòng sản phẩm với tính năng, công dụng và màu sắc mang những đặc trưng riêng. Trong số đó, chi tiết thông tin về sơn dầu và ứng dụng sơn dầu dùng để làm gì là mối quan tâm chung của rất nhiều quý khách hàng. Mời độc giả cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây. 

Tìm hiểu sơn dầu là gì?

Sơn dầu là loại sơn dùng để trang trí, bảo vệ bề mặt và phục hồi vẻ đẹp của các vật dụng. Đây là loại sơn có thành phần gốc dầu hoặc gốc nước. Cấu tạo sản phẩm từ một thành phần (gốc Alkyd) hoặc hai thành phần (Epoxy) có độ bám dính cực tốt lên các bề mặt của sắt, thép, kim loại và gỗ là chính.


Sơn dầu thường được sử dụng để sơn phủ lên các bề mặt gỗ và kim loại hay nền bê tông để trang trí và bảo vệ
Sơn dầu thường được sử dụng để sơn phủ lên các bề mặt gỗ và kim loại hay nền bê tông để trang trí và bảo vệ
  • Sơn dầu có 2 thành phần (Epoxy) được sử dụng cho các công trình nhà thép tiền chế, công trình sắt thép nhà xưởng, cần trục, tường rào sắt, tole kẽm trong các công trình xây dựng.
  • Sơn dầu 1 thành phần (Alkyd) được ứng dụng cho cửa sổ, cổng sắt, cầu thang, lan can, inox, đồ gia dụng, vật dụng trang trí ngoài trời kim loại hoặc gỗ ở các công trình dân dụng.

Ứng dụng sơn dầu dùng để làm gì? 

Đặc tính sơn dầu rất nhanh khô, độ bám dính và độ phủ cao, có khả năng chống thấm nước, kháng vi khuẩn và nấm mốc hiệu quả cho các vật dụng bằng gỗ, kim loại. Ngoài ra, sơn dầu còn có màu sắc phong phú, đẹp và bền màu theo thời gian. Chính vì thế mà các vật dụng khi được sơn dầu sẽ trở nên đẹp hơn, bắt mắt hơn và được bảo vệ tối đa trước các tác động từ môi trường bên ngoài.


Sơn dầu được ví như là một lớp áo khoác có tác dụng bảo vệ bên ngoài cùng cho bề mặt các vật dụng bằng gỗ, kim loại và sắt
Sơn dầu được ví như là một lớp áo khoác có tác dụng bảo vệ bên ngoài cùng cho bề mặt các vật dụng bằng gỗ, kim loại và sắt

Vậy sơn dầu dùng để làm gì? 

Trả lời cho câu hỏi trên, ứng dụng của sơn dầu có 3 tác dụng chính sau đây:

  • Đối với gỗ tự nhiên, nếu muốn giữ nguyên vẻ đẹp vốn có thì có thể sơn lên bề mặt gỗ một lớp sơn dầu bóng trong suốt không màu. Vừa có thể bảo vệ vật dụng, vừa giữ nguyên được vẻ đẹp ban đầu của gỗ.
  • Những vật dụng bằng sắt, thép hoặc kim loại bị han gỉ, bong tróc xấu xí cũng có thể được làm mới, trở lại vẻ đẹp như ban đầu nhờ sử dụng sơn dầu.
  • Ngoài ra, sơn dầu còn được các họa sĩ sử dụng cho các tác phẩm nghệ thuật của họ. Sơn dầu chính là nguyên liệu chủ yếu tạo nên các bức tranh ảnh với muôn vàn màu sắc, sắc thái và không gian được vẽ trên bề mặt gỗ, sắt hay kim loại một cách hoàn mỹ nhất. 

Ngoài sử dụng bảo vệ bề mặt gỗ hay kim loại, sơn dầu còn được các họa sĩ dùng trong sáng tác các tác phẩm tranh vẽ nghệ thuật
Ngoài sử dụng bảo vệ bề mặt gỗ hay kim loại, sơn dầu còn được các họa sĩ dùng trong sáng tác các tác phẩm tranh vẽ nghệ thuật

Tóm lại, sơn dầu chính là lớp bảo vệ, lớp trang trí và là sản phẩm phục hồi các vật dụng làm bằng gỗ và kim loại hư hỏng. Khiến chúng trở nên đẹp hơn, sinh động hơn và sử dụng bền lâu hơn. Một điều đặc biệt nữa là giúp tiết kiệm chi phí thay mới vật dụng vì có khả năng phục hồi hư tổn cao, tăng tuổi thọ cho gỗ và kim loại.

Phân loại sơn dầu

Như đã chia sẻ ở trên, sơn dầu có 2 loại tiêu biểu sơn gốc dầu và sơn gốc nước. Vậy chi tiết từng loại như thế nào và ứng dụng sơn dầu dùng để làm gì? Giải đáp thắc mắc trên, thông tin về thành phần và ưu, nhược điểm của 2 loại sơn dầu được làm sáng tỏ dưới đây:

Sơn gốc nước (Epoxy)

Đây là loại sơn hai thành phần sử dụng nước làm dung môi phù hợp cho các bề mặt gỗ và kim loại. Sơn dầu gốc nước có thành phần chính từ nhựa Acrylic, bột màu và các thành phần phụ gia có độ bám dính tốt. 


Sơn phủ acrylic
Sơn phủ acrylic

Sơn phủ acrylic gốc nước có đặc tính nổi bật là khô nhanh, chống thấm nước, chống han gỉ và không bị ảnh hưởng từ các tác động môi trường theo thời gian

Ưu điểm

  • Tạo màng sơn liền mạch và có độ bám dính cực kỳ cao.
  • Có khả năng chống mài mòn hiệu quả, chống han gỉ bề mặt kim loại.
  • Chống bụi bẩn cực tốt, dễ dàng vệ sinh làm sạch bề mặt sàn.
  • Chống thấm nước, hạn chế tối đa tác động của các hóa chất làm ảnh hưởng đến kết cấu nền nhà.
  • Màu sắc đa dạng, tươi sáng với độ bóng cao tạo tính thẩm mỹ thu hút. Đặt biệt là không bị ố vàng theo thời gian, độ bóng được duy trì lâu dài. 
  • Giá thành tương đối rẻ.
  • Được sản xuất theo công nghệ mới gốc nước nên hoàn toàn yên tâm về chất lượng và không độc hại đến sức khỏe. 

Nhược điểm

  • Hạn chế và thậm chí rất kén môi trường, địa hình thi công. Tuyệt đối không sử dụng sơn dầu gốc nước cho các môi trường có độ ẩm cao vì nước sẽ rất khó bay hơi. 
  • Muốn sử dụng sơn dầu epoxy được trên bề mặt kim loại hay gỗ thì cần thêm nhiều thời gian để khô.

Sơn gốc dầu (Alkyd)

Đây là loại sơn gốc dầu một thành phần được cấu tạo từ nhựa alkyd, bột màu, bột phụ trợ, phụ gia và dung môi, trong số đó nhựa alkyd chiếm đến 50%. Loại sơn này có đặc tính nổi bật là khả năng kết dính tốt. Bởi vậy sản phẩm được ứng dụng hầu hết trong trang trí hoặc bảo vệ kim loại và các sản phẩm khác làm từ gỗ.


Dòng sơn nước gốc dầu
Dòng sơn nước gốc dầu

Dòng sơn nước gốc dầu sử dụng dung môi là dầu hỏa có khả năng kháng nước rất cao, chống thấm nước hiệu quả bảo vệ công trình khỏi các hiện tượng ẩm mốc

Ưu điểm

  • Độ bền cao và khả năng chống mài mòn rất tốt. Được ứng dụng phổ biến trong sơn bề mặt các sản phẩm nội thất (bàn ghế, tủ gỗ,..) hoặc sản phẩm cần được chống gỉ, chống dính như sắt thép và kim loại ngoài trời.
  • Màng sơn cứng, ít trầy xước và chống bám bẩn hiệu quả, bảo vệ tốt cho mọi công trình. 
  • Tính kháng nước cao, chống thấm nước giúp tránh được các hiện tượng ẩm mốc phát sinh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam. 
  • Độ bóng và độ bền màu của sơn vẫn còn nguyên vẹn sau khoảng thời gian dài sử dụng
  • Dòng sơn gốc dầu alkyd thường ít bị oxy hóa và ảnh hưởng từ các tác nhân xấu môi trường bên ngoài.
  • Khả năng chống ẩm mốc cực tốt, ngăn chặn tối đa các loại vi sinh bám víu trên bề mặt. 
  • Dễ sử dụng, dễ thi công và pha chế nhanh chóng. Chỉ cần pha sơn với dung môi (xăng không lẫn tạp chất) có sẵn là đã có thể sử dụng cho mục đích của mình. 
  • Khả năng kết dính cực kỳ tốt. Dễ dàng bám dính hoàn hảo trên nhiều bề mặt khác nhau. 

Nhược điểm

  • Cần nhiều thời gian hơn để màng sơn được khô, ổn định và cứng trước khi sử dụng.
  • Hao tốn nhiều chi phí đầu tư hơn so với các loại sơn dầu gốc nước vì phải cần đến dung môi mới có thể pha loãng sơn hoặc lau chùi. 
  • Khá độc hại bởi hàm lượng các chất hữu cơ trong dung môi cao. Trong quá trình thi công sơn và chờ sơn khô, các chất này sẽ bay hơi tạo mùi hôi khó chịu. Điều đó làm ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe của con người nếu tiếp xúc trong thời gian lâu.

Lời kết

Bài viết trên cung cấp các thông tin cơ bản giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ứng dụng sơn dầu dùng để làm gì. Những kiến thức cơ bản về sơn dầu cũng như cách phân loại sơn gốc nước, sơn gốc dầu giúp cho quý độc giả hiểu về tính chất cũng như ứng dụng sao cho phù hợp với thiết kế kiến trúc ngôi nhà bạn. Mong rằng qua bài viết, quý khách đã có được những thông tin cần tìm kiếm và có thể lựa chọn sơn dầu thích hợp nhất với nhu cầu của mình.   

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

TP. HCM: Căn hộ view sông sở hữu lối thiết kế hiện đại nâng tầm phong cách sống

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Nhà 3 tầng với mặt tiền đóng mở linh hoạt nhìn ra cầu Rồng Đà Nẵng

Cải tạo căn nhà ống cũ kỹ thành "homestay thu nhỏ" tràn ngập không gian xanh

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

15 giờ trước

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

15 giờ trước

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

15 giờ trước

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

15 giờ trước

Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Trung Quốc bất ngờ được loại khỏi “danh sách đen” của Mỹ

15 giờ trước