Thời “sốt” vàng miếng đã qua đi
BÀI LIÊN QUAN
Tổng lượng thép tiêu thụ toàn ngành sụt giảm mạnh"Bia nhà giàu": Việt Nam tiêu thụ tới 3,8 triệu lít bia mỗi nămNhu cầu vàng trong nước tăng mạnh: Tiêu thụ 12 tấn vàng trong 3 thángHội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý TPHCM (SJA) vừa công bố số liệu cho thấy số lượng vàng nguyên liệu, vàng hạt, vàng ký nhập khẩu và tiêu thụ từ năm 1991-2012 ước tính đạt hơn 1.000 tấn. Riêng TP HCM tiêu thụ khoảng 800 tấn, tiêu thụ 80% số lượng vàng nhập khẩu.
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vàng trang sức từ tháng 5/2012 đến nay không còn nhập khẩu vàng nguyên liệu sau khi Nghị định 24 năm 2012 được ban hành.
Theo đó, công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh vàng của NHNN đã giúp thị trường vàng trong nước ổn định lại.
Doanh nghiệp thủy sản đón cơ hội vàng năm 2023 khi Trung Quốc mở cửa biên giới
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, các doanh nghiệp trong thời gian tới cần có những biện pháp đặc thù nhằm tiếp thị thị trường Trung Quốc một cách hiệu quả hơn so với thời điểm hiện tại. Một trong số những điều quan trọng là thiết lập cơ quan bán hàng trực tiếp của người Việt và cần xem xét lựa chọn địa phương nào sao cho phù hợp.Giá vàng hôm nay 30/12: Vàng SJC giảm gần 800 nghìn đồng mỗi lượng trong tháng 12
Giá vàng hôm nay tại thị trường trong nước dao động quanh ngưỡng 66,70 triệu đồng, thấp hơn gần 800 nghìn đồng mỗi lượng so với mức giá mở cửa ngày đầu tháng 12. Trong khi đó, giá vàng thế giới hôm nay trở lại xu hướng tăng sau khi chịu áp lực chốt lời khi leo lên đỉnh 6 tháng.Khoảng 1.000 tấn vàng được nhập về Việt Nam trong 21 năm, riêng thành phố này tiêu thụ tới 800 tấn
Trong 21 năm từ 1991 đến 2012, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 1.000 tấn vàng, trong đó có cả vàng hạt, vàng ký và vàng nguyên liệu. Đối với riêng TP HCM, sức tiêu thụ vàng đạt khoảng 80% trên tổng số vàng nhập về Việt Nam, bằng khoảng 800 tấn.Thị trường theo đó được tổ chức, sắp xếp lại một cách chặt chẽ. Sức hấp dẫn của vàng miếng hay hoạt động đầu cơ vào loại vàng này cũng sụt giảm. Mạng lưới kinh doanh cũng thu hẹp mạnh.
Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng đã thúc đẩy đầu tư hệ thống nhà xưởng sản xuất, mở rộng hệ thống cửa hàng kinh doanh vàng trang sức, tuyển dụng thêm nhiều lao động.
Các doanh nghiệp có tổng sản phẩm đạt hơn 11 triệu sản phẩm mỗi năm, ước tính trên 40 tấn/ năm, giải quyết việc làm cho hơn 38.000 người lao động.
Khối lượng sản xuất và tiêu thụ vàng trang sức mỹ nghệ hàng năm đều tăng lên. Bình quân mỗi năm từ năm 1991-2021, sản xuất và tiêu thụ cả nước ước đạt gần 50 tấn vàng trang sức mỹ nghệ. Có riêng TP HCM tiêu thụ được 80%, khoảng 40 tấn.
Thế nhưng, hầu như giá cả thị trường vàng bạc trong nước không theo nhịp với thế giới khi nằm ngoài dự đoán của doanh nghiệp sản xuất và các nhà đầu tư. Có những thời điểm mà giá vàng trong nước biến động 5-7 giá mỗi ngày.
Theo SJA, trong giai đoạn vừa qua, doanh thu xuất khẩu vàng trang sức rơi vào khoảng 20-30 triệu USD/ năm. Vàng nữ trang của Việt Nam được xuất sang Pháp, Đức, Đan Mạch và một số nước châu Á.
Các doanh nghiệp TP HCM có thể sản xuất 11 triệu sản phẩm mỗi năm, chiếm gần 40 tấn vàng/ năm. Có khoảng 2,4 triệu sản phẩm/ năm là hàng đảm bảo tiêu chuẩn xuất sang châu Âu, chủ yếu ở những đơn vị có lao động tay nghề cao, đầu tư về thiết bị công nghệ…
Dịch bệnh Covid 19 trong những năm gần đây đã khiến nhiều thợ kim hoàn và cơ sở sản xuất gặp khó. Theo đó, nhiều doanh nghiệp trong mảng này đã đóng cửa còn thợ kim hoàn thì chuyển nghề. Thị trường chỉ còn lại những doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, và có vốn lớn.
SJA cũng đưa ra kiến nghị rằng cần có những chính sách đẩy mạnh phát triển ngành nữ trang, đặt biệt là phải coi ngành đá quý, vàng bạc là một ngành kinh tế, kỹ thuật để đưa ra những chiến lược và công cụ quản lý về thiết bị công nghệ, nguồn nhân lực và đầu tư tài chính.
Đáng chú ý, theo SJA, chính sách tín dụng của ngân hàng cần bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc và đá quý.