Khoảng 1.000 tấn vàng được nhập về Việt Nam trong 21 năm, riêng thành phố này tiêu thụ tới 800 tấn
BÀI LIÊN QUAN
Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm 30 nền kinh tế xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất toàn cầu Việt Nam nhập khẩu hơn 3 tỷ USD sản phẩm chăn nuôi dù nguồn cung nội địa vẫn dồi dàoHết 11 tháng, xuất nhập khẩu đạt 673,83 tỷ USDHội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý TP.HCM đã chỉ ra con số này tại buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và hội nghị thường niên 2022 diễn ra chiều ngày 27/12. Hội đã tổng hợp những số liệu trên từ nhiều nguồn khác nhau như từ các doanh nghiệp có hàng xuất nhập khẩu, hay từ Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam…
Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý TP.HCM vốn chỉ có thống kê tới năm 2012 vì từ tháng 5 năm đó đến nay Ngân hàng Nhà nước không cấp phép cho doanh nghiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu 9999 nhằm chống lạm phát và nhập siêu.
Sản xuất và tiêu thụ vàng trang sức mỹ nghệ hàng năm đều tăng. Cả nước sản xuất và tiêu thụ ước tính đạt gần 50 tấn vàng trang sức mỹ nghệ hàng năm từ năm 1991-2021.
Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm 30 nền kinh tế xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất toàn cầu
Trong những năm qua, thứ hạng thương mại của Việt Nam liên tục được cải thiện rõ rệt, khác biệt với các nước khác trong khối ASEAN. Mặc dù vậy, các thách thức vẫn luôn hiện chờ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong năm 2023 và các năm sắp tới.Gạo Việt Nam đón tin vui khi Philippines quyết định giữ nguyên mức thuế nhập khẩu gạo
Việc thuế nhập khẩu gạo tại Philippines duy trì ở mức 35% được kỳ vọng sẽ có lợi cho các doanh nghiệp gạo Việt Nam. Mức thuế nhập khẩu gạo của Philippines trước đây là 40% và 50% tương ứng với gạo nhập khẩu theo hạn ngạch và gạo nhập khẩu ngoài hạn ngạch.Tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam phá vỡ kỷ lục năm ngoái, đạt ngưỡng 700 tỷ USD
Theo Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tính đến ngày 15.12 dự kiến đã đạt mốc 700 tỷ USD, phá vỡ kỷ lục 600 USD của năm ngoái.Riêng TPHCM đã tiêu thụ hơn 80% trong tổng số trên, nghĩa là tiêu thụ khoảng 40 tấn vàng trang sức mỹ nghệ. Doanh thu xuất khẩu vàng trang sức gần đây rơi vào khoảng 20-30 triệu USD/ năm. Vàng nữ trang của Việt Nam được xuất sang thị trường châu u và châu Á như Đan Mạch, Đức, Pháp….
Riêng thị trường Mỹ phần lớn thông qua con đường gia công tạm nhập tái xuất hay xách tay với số lượng không nhiều, Việt Kiều là đối tác.
Các doanh nghiệp kim hoàn tại TP HCM có năng lực sản xuất khoảng 11 triệu sản phẩm/ năm, chiếm gần 40 tấn vàng mỗi năm. Hàng đảm bảo tiêu chuẩn xuất sang thị trường châu u đạt khoảng 2,4 triệu sản phẩm/ năm, chủ yếu tập trung ở những đơn vị có đầu tư thiết bị công nghệ, năng lực tài chính hay lực lượng lao động có tay nghề.
Thế nhưng, tình hình sản xuất kinh doanh vàng bạc đá quý từ tháng 5/2012 đến nay đã không thuận lợi vì không còn được phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Giá cả trên thị trường cũng không theo nhịp của thị trường thế giới nên đã nằm ngoài dự đoán của giới đầu tư cũng như các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh vàng. Có thời điểm giá vàng trong nước biến động 5-7 giá mỗi ngày, có mức chênh lệch từ 200.000 đồng đến 7 triệu đồng/ lượng vàng 9999.
Ngoài ra, nhiều cơ sở sản xuất và thợ kim hoàn gặp khó khăn trong 2 năm chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19, nên thị trường sụt giảm tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, nhất là thợ kim hoàn.
Có nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng, thợ kim hoàn đóng cửa và chuyển sang ngành nghề khác. Thị trường chỉ còn lại những doanh nghiệp có vốn lớn, có kinh nghiệm và mạnh dạn đầu trang bị máy móc, thiết bị hiện đại để phục vụ sản xuất sản phẩm hàng loạt.
Trong khi, những doanh nghiệp nhỏ gặp không ít khó khăn và thợ kim hoàn đang thiếu hụt trầm trọng, nhất là những người có kinh nghiệm và tay nghề cao.