Thời gian bảo dưỡng bê tông đạt tiêu chuẩn
BÀI LIÊN QUAN
Công nghệ bê tông đầm lăn, ưu nhược điểm và ứng dụngBê tông tự lèn và ứng dụng trong các công trình xây dựngTìm hiểu chi tiết về kết cấu bê tông trong kỹ thuật xây dựngKhái niệm bảo dưỡng bê tông
Bảo dưỡng bê tông (Concrete Curing) là quá trình liên tục giữ ẩm cho bê tông, cho tới khi bê tông đạt đến cường độ tiêu chuẩn. Việc cấp nước nhanh chóng, phù hợp giúp quá trình thuỷ hoá, quá trình đông cứng và ninh kết diễn ra đều đặn.
Tầm quan trọng của việc bảo dưỡng bê tông
Trong trường hợp không bảo dưỡng bê tông đúng kỹ thuật, thành phẩm bê tông không đạt chất lượng, dễ dàng gặp tình trạng rạn nứt, lỗ rỗng. Bê tông đạt chuẩn phải được ninh kết trong môi trường không có va chạm, tác động vật lý và có độ ẩm phù hợp. Mặc dù bề mặt bê tông đã se cứng, bên trong bê tông có thể vẫn diễn ra quá trình thuỷ hoá chưa kết thúc, cho tới khi bê tông đạt được cường độ cần thiết.
Với chất lượng các thành phần kết cấu bê tông hiện nay trên thị trường, cần tìm đến những đơn vị cung cấp uy tín, đáng tin tưởng để cho ra thành phẩm tốt nhất.
Có thể sử dụng băng chống thấm để tác động trực tiếp, tăng khả năng chống thấm, độ bền của bê tông, tránh tình trạng rạn nứt, lỗ rỗng dưới tác động của nhiệt độ. Quan trọng nhất là cần nắm rõ quy trình bảo dưỡng để bảo toàn chất lượng toàn bộ quy trình sản xuất bê tông.
Thời gian chờ bê tông đông kết
Tuỳ theo nhiệt độ của môi trường xung quanh mà thời gian đông cứng bê tông khác nhau. Thông thường, bê tông đông cứng ở nhiệt độ trung bình 20 đến 20 độ C. Trong điều kinej nhiệt độ này, bê tông cần từ 21 đến 28 ngày hoàn thiện quá trình đông kết. Trong điều kiện nhiệt độ từ 80 đến 90 độ C, bê tông chỉ cần 24h để đông kết. Tuy nhiên, cần liên tục cấp nước nóng lên bề mặt bê tông để duy trì nhiệt độ cần thiết. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp tối ưu được khuyến khích sử dụng, bởi trong thực tiễn phương pháp này dễ tạo nên sự phân lớp bê tông, giảm chất lượng bê tông.
Bảo dưỡng bê tông bằng cách ngâm nước
Trong trường hợp không cần thiết, không nên ngâm nước bê tông để bảo dưỡng. Trong điều kiện khí hậu của Việt Nam, chỉ những khu vực nhiệt độ quá cao mới cần sử dụng phương pháp ngâm nước bê tông, tuy nhiên chỉ áp dụng phương pháp này từ sau ngày thứ 4. Trong 3 ngày đầu tiên, vẫn áp dụng phương pháp phun sương để cấp nước cho bê tông, tránh tình trạng sói nước.
Thời gian tháo dỡ cốp pha
Với khả năng đông kết của bê tông tươi, từ sau ngày thứ 10 đã có thể tháo dỡ cốp pha. Lúc này, bê tông và sắt dầm có đủ khả năng chịu tải trọng lượng bản thân kết cấu bê tông, tuy nhiên vẫn cần tránh tác động vật lý và bê tông vẫn chưa thể chịu tải trọng của các vật liệu nặng. Nếu bắt buộc phải tháo cốp pha trước 10 ngày, cần đảm bảo không tác động vật lý, đi lại, va chạm vào bê tông trong 2 tuần tiếp theo.
Phương pháp tối ưu là giữ ẩm bê tông trong thời gian dài và giữ cốp pha lâu nhất có thể để đảm bảo bê tông đã hoàn toàn đông kết, cho ra sản phẩm có độ bền chắc. Tháo dỡ cốp pha quá sớm dễ dẫn đến tình trạng nứt, thấm... ảnh hưởng kết cấu, chất lượng bê tông.
Thời gian bảo dưỡng đối với bê tông sàn
Bê tông sàn là một trong những công trình thi công phổ biến. Bảo dưỡng bê tông sàn bao gồm bảo dưỡng cho kết cấu khung đỡ và bảo dưỡng cho quá trình đông kết bê tông.
- Thời gian bảo dưỡng khung đỡ sàn bê tông
Thời gian bảo dưỡng khung đỡ sàn bê tông hay còn gọi là thời gian sử dụng cốp pha chờ bê tông đông kết. Đối với các loại bê tông cần đạt đến cường độ nhất định theo mác bê tông, thời gian sử dụng cốp pha chỉ dưới 24 tiếng trước khi hoàn thành việc đông kết, có thể tác động vật lý vào bê tông như đi lại trên bề mặt mà không cần chống đỡ bằng cốp pha bên dưới.
Trên thực tế, dù bề mặt đã khá cứng cáp, bên dưới bê tông vẫn chưa hoàn thành quá trình liên kết bền chặt. Chính vì thế, vẫn còn giữ nguyên cốp pha trong thời gian dài. Cốp pha có tác dụng chịu tải trọng giúp lớp bê tông chưa hoàn thiện. Theo các chuyên gia xây dựng, chỉ nên tháo dỡ cốp pha sau 21 ngày đổ bê tông, thậm chí lâu hơn nếu bê tông chưa cần đưa vào thi công. Có thể bôi dầu cho cốp pha tránh tình trạng dính chặt, khó tháo dỡ sau thời gian dài đổ bê tông.
- Bảo dưỡng cho quá trình đông kết bê tông
Bảo dưỡng bê tông bằng cách cấp nước
Phun nước là cách bảo dưỡng bê tông, đảm bảo độ ẩm trên toàn bộ các mặt của bê tông. Giúp toàn bộ vật liệu được cấp nước đồng đều, giảm tình trạng phân lớp và tăng độ liên kết trong kết cấu vật liệu. Chính vì thế, vật liệu ít gặp tình trạng rạn nứt trên bề mặt, nứt bên trong, tăng khả năng chống thấm.
Thời gian bảo dưỡng bê tông
Tuỳ theo mục đích đổ bê tông, cường độ bê tông cần đạt đến mà bảo dưỡng bê tông trong thời gian phù hợp. Thông thường, sau khi đổ bê tông, công tác bảo dưỡng cần đặc biệt chú ý trong 3 ngày sau đó và tiếp tục duy trì cho tới ngày thứ 7.
Đối với mỗi vùng miền khác nhau lại có quy định riêng về thời gian bảo dưỡng bê tông, tuỳ theo điều kiện thời tiết, môi trường xung quanh khu vực thi công, hạng mục, mục đích thi công. Cuối cùng, nghiệm thu bê tông đạt đủ cường độ là cách kiểm định chất lượng bê tông tốt nhất sau khi thực hiện bảo dưỡng.
Cách bảo dưỡng bê tông đổ - bê tông tươi
- Những lưu ý trong quá trình bảo dưỡng bê tông
Sau khi đổ bê tông, nguyên tắc bảo dưỡng cần đảm bảo hai tiêu chí: giư được độ ẩm cần thiết và tránh va chạm trong quá trình đông cứng.
Tránh va chạm vật lý. Các va chạm vật lý như đụng chạm, đi lại trên bề mặt bê tông cần hạn chế tuyệt đối. Đảm bảo độ ẩm cho bê tông. Trên thực tế, ngay cả khi bề mặt bê tông đã có dấu hiệu đông cứng, quá trình thuỷ hoá bên trong bê tông vẫn diễn ra. Liên tục cấp nước trong quá trình này là việc cần thiết. Trong điều kiện khô hanh, nước bốc hơi quá nhanh dẫn đến gián đoạn quá trình thuỷ hoá, trong khi cường độ bê tông chưa đạt đến mức yêu cầu, khiến tình trạng nứt nẻ xảy ra. Quy chuẩn bảo dưỡng bê tông. Bê tông được bảo dưỡng theo quy trình, quy chuẩn được quy định tại TCVN 8828:2011.
- Giai đoạn 1
Trong giai đoạn đầu, cần đảm bảo hơi nước không bị bốc hơi, mất đi dưới điều kiện tác dộng của độ ẩm, nhiệt độ, nắng, gió. Bên cạnh đó, tránh các tác động vật lý. Cụ thể: Che phủ bề mặt bê tông bằng các vật liệu ẩm như bạt, chất tạo màng, nilo... Trong thời gian này, không tác động vật lý, tưới nước mạnh lên bề mặt bê tông, tránh gây ra rỗ, nứt, hư hại bề mặt bê tông. Theo dõi chặt chẽ để tránh tình trạng bê tông bị nứt, mất hơi nước.
- Giai đoạn tiếp theo
Liên tục cấp ẩm cho bê tông cho tới khi hoàn thiện quy trình bảo dưỡng. Thời gian bảo dưỡng phụ thuộc vào khí hậu, điều kiện thời tiết từng khu vực, mục đích sử dụng, công trình thi công. Giữ nguyên cốp pha cho tới khi bê tông đạt chuẩn về cường độ, tránh tháo sớm tránh co giãn bê tông, sai thông số.
Những nguyên tắc khi bảo dưỡng bê tông sàn
- Phun nước bảo dưỡng
Sử dụng vòi phun hạt mịn để cấp nước bảo dưỡng bê tông, tránh tình trạng bê tông bị phân tầng khiến lớp xi măng, sỏi, cát tách lớp. Tránh tình trạng phun nước ở một vị trí nhất định, thiếu đồng đều khiến bề mặt trũng, đặc biệt trong thi công khu vực nhà vệ sinh.
- Đổ bê tông trong điều kiện thời tiết bất lợi
Trong trường hợp, đổ bê tông trong những ngày thời tiết gặp mưa, gió, cần có các biện pháp che phủ, bảo vệ bê tông cẩn thận. Trong thời gian 3 đến 4 ngày, bê tông hoàn thiện quá trình ninh kết. Có thể sử dụng rơm, vỏ xi măng để che phủ bề mặt bê tông, tránh tình trạng mất nước, nắng chiếu vào, giảm tình trạng mất cân bằng nước giữa bề mặt và bên trong kết cấu. Đảm bảo quy trình bảo dưỡng diễn ra đúng kỹ thuật, các bước, làm ảnh hưởng khả năng chống thấm của bê tông.
Nhiều trường hợp tháo dỡ cốp pha sớm khiến cấu kiện rạn nứt, sụp đổ, gây tai nạn do chưa đủ khả năng chịu tải. Hy vọng những thông tin chi tiết trên đây về quy trình bảo dưỡng bê tông đạt chuẩn, nghiêm ngặt sẽ giúp quý khách hàng có những bước thực hiện chính xác, thu về sản phẩm bê tông hoàn thiện về chất lượng, cường độ.