meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thiếu vắng nền tảng vững vàng về lợi nhuận, cổ phiếu bán lẻ không giữ được đà tăng mạnh mẽ

Thứ năm, 16/11/2023-21:11
Có thể thấy, mất đi sự hỗ trợ lớn từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhóm cổ phiếu bán lẻ dường như không còn giữ được đà tăng mạnh mẽ mà vội vã thoái trào trong tháng 10 vừa qua.

Cổ phiếu bán lẻ diễn biến tiêu cực

Chỉ riêng tháng 10/2023, chỉ số VN-Index giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2022. Đồng thời, các chỉ số ngành đều giảm điểm, đặc biệt là cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng ghi nhận mức giảm mạnh nhất khi rơi tới 20,22% giá trị. Theo đó, thị giá của những cổ phiếu bán lẻ cũng nằm trong “danh sách đen”.

Thiếu vắng nền tảng vững vàng về lợi nhuận, cổ phiếu bán lẻ không giữ được đà tăng mạnh mẽ
Nhóm cổ phiếu bán lẻ dường như không giữ được đà tăng mạnh mẽ

Đơn cử, cổ phiếu MWG của CTCP Thế giới Di động (TGDĐ) giảm từ mức 52.600 đồng/cp xuống 37.700 đồng/cp, tương đương giảm hơn 28,3% trong vòng 1 tháng. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/11, cổ phiếu MWG dừng ở mức 40.000 đồng/cp, giảm gần 50% so với mức đỉnh xác lập hồi tháng 4 năm ngoái. Còn tính từ tháng 11/2022 đến nay, cổ phiếu này đã nhiều lần rơi về vùng giá dưới 40.000 đồng/cp, với một phần áp lực đến từ việc khối ngoại bán ròng. Đáng chú ý, nhịp điều chỉnh mạnh từ vùng 69.x hồi giữa tháng 9/2023 đã kéo cổ phiếu MWG về vùng đáy 3 năm (ngưỡng 33.x - 35.x).

Tương tự, cổ phiếu DGW của CTCP Thế giới số (Digiworld) cũng rơi từ mức giá 57.900 đồng/cp xuống 42.500 đồng/cp, tương đương giảm 26,6% trong 1 tháng.

Cổ phiếu PNJ của Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận nhẹ hơn khi giảm 8,7% từ mức 78.900 đồng/cp về 72.000 đồng/cp.

Mặc dù là cổ phiếu “khỏe nhất” trong nhóm bán lẻ hay so với toàn thị trường chung khi liên tục có các phiên tăng đột biến, thậm chí vượt đỉnh lịch sử và gây chú ý với giới đầu tư, nhưng cổ phiếu FRT của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail) vẫn không tránh khỏi xu hướng điều chỉnh giảm từ mức 90.000 đồng/cp về 87.000 đồng/cp trong tháng 10.

Thiếu vắng nền tảng vững vàng về lợi nhuận, cổ phiếu bán lẻ không giữ được đà tăng mạnh mẽ
Cổ phiếu FRT của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail) cũng không tránh khỏi xu hướng điều chỉnh giảm

Đà giảm của nhóm cổ phiếu bán lẻ dường như đã được dự báo từ trước đó, khi mà sau nhịp tăng mạnh, toàn bộ cổ phiếu nhóm bán lẻ bao gồm MWG, FRT, PET, DGW… đều phát đi những tín hiệu kỹ thuật đáng lưu ý như giá không tăng nhưng thanh khoản lại tăng. Ngoài ra, chỉ báo RSI (tỷ lệ giữa mức tăng giá và giảm giá trung bình trong một khoảng thời gian nhất định) có xu hướng đi xuống và duy trì ở trên 70, đặc biệt, dòng tiền chủ tập trung chủ yếu vào câu chuyện kỳ vọng đi qua thời điểm khó khăn nhất mà bỏ qua việc phản ánh hiệu quả kinh doanh đi xuống của nhóm doanh nghiệp bán lẻ.

Nhận định về nhóm cổ phiếu này, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, ngành bán lẻ được hỗ trợ bởi các yếu tố như chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng của chính phủ; kỳ vọng thu nhập cá nhân, tiêu dùng và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước dần hồi phục, các yếu tố hỗ trợ khác bao gồm mùa tựu trường cuối quý III, mùa ra mắt các sản phẩm mới trước Tết,...

“Sức khỏe” của nhóm doanh nghiệp bán lẻ vẫn yếu

Có thể thấy, kết quả kinh doanh của nhóm doanh nghiệp ngành bán lẻ không đáp ứng được sự kỳ vọng thực sự của các nhà đầu tư.

Từ đầu năm đến nay, sức mua của người tiêu dùng nhìn chung vẫn tiếp tục sụt giảm, tỷ lệ chi phí cao hơn, việc thực hiện các chương trình khuyến mãi, cạnh tranh về giá và giảm hàng tồn kho đặc biệt… đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến biên lợi nhuận của các công ty.

Chẳng hạn như Thế Giới Di Động - doanh nghiệp đầu ngành bán lẻ sở hữu cổ phiếu có vị thế lớn nhất ngành đang hiện hữu trong rổ VN30. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh của công ty đã lao dốc từ đầu năm 2022 đến nay. Cụ thể, quý III vừa qua, Thế Giới Di Động đạt doanh thu 30.287 tỷ đồng, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước; lãi sau thuế công ty mẹ ghi nhận gần 39 tỷ đồng, giảm 96% so với cùng kỳ và tiếp tục ở vùng đáy lịch sử. Lũy kế 9 tháng, công ty đạt doanh thu gần 87.000 tỷ đồng, lãi ròng vỏn vẹn 77,4 tỷ, giảm lần lượt 15,5% và 97,8% so với cùng kỳ - cách rất xa mục tiêu lợi nhuận nghìn tỷ đã đề ra.

Thiếu vắng nền tảng vững vàng về lợi nhuận, cổ phiếu bán lẻ không giữ được đà tăng mạnh mẽ
Cổ phiếu MWG giảm hơn 28,3% trong vòng 1 tháng giao dịch sau giai đoạn hồi phục khá tốt

Một “ông lớn” khác trong ngành bán lẻ ICT là FPT Retail (FRT) cũng không khá khẩm hơn. Cụ thể, trong quý III/2023, doanh nghiệp này báo lỗ sau thuế khoảng 13 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái vẫn lãi 85 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng qua, FPT Retail ghi nhận doanh thu 23.160 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn lỗ sau thuế 225 tỷ đồng. Việc tổng quan thị trường bán lẻ trong quý III/2023 vẫn chưa phục hồi so với cùng kỳ năm ngoái là nguyên nhân khiến kết quả kinh doanh của công ty không khả quan.

Digiworld công bố kết quả kinh doanh quý III/2023 với doanh thu thuần đạt 5,4 nghìn tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ, lãi ròng ở mức 102 tỷ đồng, giảm mạnh 43%. Lũy kế 9 tháng, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 13,9 nghìn tỷ đồng, giảm 22%; lãi ròng 265 tỷ đồng, giảm 50%.

Trong khi đó, Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận ghi nhận 313,3 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý III/2023, giảm nhẹ 5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 253 tỷ đồng, tương đương mức 252 của cùng kỳ năm ngoái trong bối cảnh nền kinh tế và thị trường tiêu dùng chưa khởi sắc rõ rệt.

Đưa ra nhận định chung về ngành bán lẻ, giới phân tích cho rằng, thị trường sẽ phục hồi nhẹ vào nửa cuối năm 2023 và cải thiện rõ ràng hơn vào năm 2024. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng lưu ý nhu cầu của người dân hiện vẫn đang ở mức thấp, đặc biệt với các mặt hàng không thiết yếu như các sản phẩm công nghệ, nên dự kiến tốc độ hồi phục sẽ tương đối chậm.

Trong ngắn hạn, mảng ICT cần có thêm thời gian hồi phục và nhóm doanh nghiệp bán lẻ chưa có dấu hiệu đã qua thời điểm khó khăn nhất, câu chuyện tăng trưởng trở lại chỉ là kỳ vọng từ năm 2024, nên hiện còn quá sớm để giá cổ phiếu tăng cao. Do đó, nhà đầu tư cần cẩn trọng khi “xuống tiền” với nhóm cổ phiếu này.

Theo: taichinh.kinhtechungkhoan.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

Mức độ quan tâm tìm kiếm chung cư Hà Nội giảm 47%: Nhiều nhà đầu tư đã nhanh chân "chốt lời”?

55 phút trước

Nghịch lý về giá nhà ở xã hội giá ngang nhà thương mại

59 phút trước

TP. HCM: Siết chặt xử phạt hành vi xả rác, vẽ bậy gây mất mỹ quan đô thị

59 phút trước

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

1 ngày trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

1 ngày trước