Thị trường xa xỉ tăng 34%/năm, tại sao Louis Vuitton, Dior,... vẫn chần chừ với việc mở thêm cửa hàng tại Việt Nam?
Theo Markettimes, Châu Á vốn là thị trường đầy tiềm năng của các nhà bán lẻ quốc tế. Trước khi dịch bệnh xuất hiện, thị trường bán lẻ tại Trung Quốc, Ma Cao, Hong Kong phát triển vô cùng mạnh mẽ. Nhưng khi nhiều quốc gia khác đã nới lỏng chính sách phòng Covid - 19 và cho phép người dân di chuyển tự do giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ thì những thị trường này vẫn còn thực hiện chế độ "Zero Covid - 19".
Điều này khiến các nhà bán lẻ buộc phải tìm những điểm đến mới. Trong đó, thị trường Đông Nam Á là điểm sáng khi đã ứng phó tốt với dịch bệnh và các đường bay thương mại được mở lại hoàn toàn.
Giới giàu có Trung Quốc bán rẻ món đồ xa xỉ để có tiền tiêu
Thị trường hàng hiệu đồ đã qua sử dụng tại Trung Quốc ghi nhận giá đồng hồ Rolex Submariners giảm 46% do tác động tiêu cực từ chính sách Zero Covid mà Trung Quốc theo đuổi.Lạm phát lương thực: Bát phở trở thành món quà sáng xa xỉ của người Hà Nội
Giá nhiều loại mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm không giảm nhanh như giá nhiên liệu trong thời gian qua khiến cho quá trình lưu thông đình trệ. Điều này đã tác động xấu tới hoạt động sản xuất - tiêu dùng trên toàn quốc.Đặc quyền riêng của những căn nhà xa xỉ trên thị trường bất động sản
Số lượng người giàu trên thế giới ngày càng tăng cao, kéo theo đó là nhu cầu sở hữu bất động sản giá trị lớn cũng nhiều hơn. Cộng đồng tinh hoa ưu tú muốn sinh sống trong một không gian hạng sang, dịch vụ tiện ích đồng bộ, an ninh đảm bảo, giá trị sản phẩm đắt đỏ,... Hơn nữa, những yếu tố này sẽ tạo nên những đặc quyền riêng biệt cho bất động sản có giá trị cao.Đã có kinh nghiệm làm việc với nhiều thương hiệu lớn như Apple, Victoria Secret’s, Lululemon,... ông Nick Bradstreet, Giám đốc Bộ phận Bán lẻ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Savills đã chỉ ra mức độ quan tâm của các doanh nghiệp quốc tế trong khu vực.
Nick Bradstreet đánh giá, Thái Lan và Việt Nam là hai thị trường nổi bật nhất Đông Nam Á. Không ít doanh nghiệp bất động sản toàn cầu, nhất là những công ty có văn phòng tại Singapore đang đẩy mạnh nghiên cứu cơ hội đầu tư tại hai thị trường này.
Tuy nhiên, ngành bán lẻ của Thái Lan vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng từ yếu tố dịch bệnh. Nguyên nhân do sự sụt giảm trong doanh thu bán lẻ đối với người dùng quốc tế trong hai năm Covid - 19.
Trong khi Việt Nam hiện đang có nguồn cầu nội địa rất lớn. Ngành bán lẻ Việt Nam không chịu nhiều phụ thuộc vào các yếu tố nước ngoài. Chưa kể, các khó khăn trong việc đi lại giữa các quốc gia đã thay đổi thói quen của người tiêu dùng Việt Nam. Vì không thể bay sang nước ngoài nên nhu cầu mua sắm trong nước tăng mạnh.
Điều này phản ánh trên các chỉ số tiêu dùng hàng hóa bán lẻ của Việt Nam ngay khi ghi nhận dấu hiệu phục hồi vào giai đoạn cuối năm 2021. Trong 7 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, ngành bán lẻ nội địa đang đuổi theo rất tốt tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn tiền Covid - 19. Trong 6 tháng đầu năm 2022, nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ đà tăng trưởng tốt ở mức 6.4%. Những tín hiệu này rất tích cực đối với các thương hiệu bán lẻ, thúc đẩy việc tìm hiểu, tạo dựng lòng tin về tiềm năng phát triển của Việt Nam.
Ông Nick Bradstreet nhìn nhận: "Lợi thế của thị trường Việt Nam là có thể bật cao hơn so với các thị trường khác cùng khu vực như Singapore và Thái Lan. Hầu hết các nhà bán lẻ nổi tiếng đã đặt cửa hàng tại những thị trường này.
Từ những hãng bình dân như Zara, H&M hay các thương hiệu thời trang cao cấp Louis Vuitton, Dior… đều đã có 5 - 6 cửa hàng đặt tại Singapore và Bangkok. Trong khi tại Việt Nam mới chỉ có khoảng 1 - 2 cửa hàng được mở tại Hà Nội hoặc TP. HCM. Đây chính là cơ hội để các nhãn hàng lớn mở rộng hoạt động tại Việt Nam".
Một năm qua, tại những thành phố lớn dần xuất hiện nhiều hơn các nhà bán lẻ mở mới hoặc tăng thêm cửa hàng.
Nhiều thương hiệu mới bắt đầu gia nhập thị trường bằng việc bán hàng trực tuyến trước khi thực sự mở một mặt bằng truyền thống như Perfect Diary, Maje, Sephora.
Với phân khúc cao hơn, theo Statista, ước tính thị trường hàng hóa xa xỉ tại Việt Nam trong năm nay sẽ tăng 34% theo năm, tiếp tục tăng 4% cho tới năm 2025. Nhưng vấn đề lớn nhất là rất khó tìm mặt bằng phù hợp.
Những thương hiệu ở phân khúc này thông thường sẽ hướng tới các địa điểm quen thuộc, tập trung nhiều nguồn khác cao cấp. Thông thường sẽ là những khu vực trung tâm thành phố lớn.
Chuyên gia Savills cho rằng, họ có xu hướng đặt cửa hàng ở trong trung tâm thương mại nằm trên các khu phố "đắt giá", chẳng hạn như IFC Mall (Hong Kong) hay IAPM Mall (Thượng Hải). Nhưng nguồn cung phù hợp với tiêu chuẩn tại Việt Nam thì còn khá hạn chế.
Tại TP. HCM hiện chỉ có duy nhất tòa Union Square (Quận 1) đáp ứng được các tiêu chí quốc tế. Còn tại thị trường Hà Nội, dường như vẫn thiếu đi những mặt bằng phù hợp với những thương hiệu cao cấp.
Theo nghiên cứu của Savills, giá thuê tại khu vực trung tâm rất cạnh tranh, có những tuyến phố đạt mức tăng 15% vào giai đoạn giữa năm 2020 và 2021.
"Việc thiếu hụt không gian phù hợp với các tiêu chí thương hiệu, kỹ thuật và nằm tại vùng trung tâm đã làm phức tạp hóa quá trình mở cửa hàng" - Vị chuyên gia chia sẻ.
Điều này khiến những nhãn hàng xa xỉ quốc tế còn chần chừ. Vì vậy, khi tham gia vào thị trường mới, họ thường tìm tới những đơn vị trung gian để được hỗ trợ kết nối với chủ đầu tư.
Nick Bradstreet cũng chia sẻ thêm về quá trình tìm kiếm mặt bằng phù hợp cho flagship store của Louis Vuitton và Dior tại Hà Nội. Savills đã được Tập đoàn LVMH bổ nhiệm là đơn vị sẽ lựa chọn địa điểm và làm việc trực tiếp với chủ mặt bằng. Savills và chủ đầu tư cùng nhau thực hiện các phương án cải tạo, kết hợp các nhà phố thành một mặt bằng lớn. Như vậy, không gian sẽ được nâng cấp để đáp ứng tiêu chí và nhu cầu của thương hiệu.
Giải quyết vấn đề nguồn cung chính là giải pháp để ngành bán lẻ Việt Nam "lôi kéo" các nhãn hàng, thương hiệu quốc tế, nhất là phân khúc cao cấp. Chủ đầu tư cần chú ý xây dựng mặt bằng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Không chỉ cung cấp nhà phố bán lẻ mà thị trường phải bổ sung thêm các trung tâm thương mại cao cấp trong khu trung tâm thành phố. Các dự án này cần có thiết kế và vận hành chuyên nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu khắt khe của các nhãn hàng quốc tế.