Lạm phát lương thực: Bát phở trở thành món quà sáng xa xỉ của người Hà Nội
Theo VOV, trở lại với câu chuyện trước đây, vào thời điểm giá xăng dầu trong nước liên tục tăng cao, kéo theo giá hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ cũng có cớ để tăng. Khi đó, từng mới rau, cọng hành, con cá, cân thịt đều có giá bán cao vọt với lý do được đưa ra là tại giá xăng khiến cước vận tải và một số chi phí khác đều tăng theo.
Nhưng đã hơn 2 tháng nay, giá xăng, dầu hiện tại đã giảm khá mạnh với 8 lần giảm liên tiếp, nhưng nhiều loại mặt hàng, dịch vụ vẫn duy trì mức giá lúc xăng tăng bất chấp những nỗ lực để kiềm chế lạm phát của các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và xã hội.
Phải cầm số tiền gấp 3 lần mới đủ đi chợ
Điều dễ thấy nhất tại những người nội trợ ở Hà Nội trong nhiều tháng nay là tâm lý bức xúc, khó chịu mỗi khi mua sắm lương thực, thực phẩm hay các đồ gia dụng trong siêu thị, cửa hàng, chợ dân sinh.
Dù mừng khi giá xăng giảm nhưng lại không thể vui khi giá lương thực, thực phẩm đều cao một cách vô lý. Nhiều người cho rằng, cùng một số tiền, đáng lẽ có thể mua được nhiều hơn, chăm lo bữa cơm gia đình chất lượng hơn. Nhưng chỉ trong vòng thời gian ngắn mà giá bán nhu yếu phẩm đã ở mức quá cao khiến chất lượng cuộc sống của người dân bị giảm sút.
Mỹ có “bộ công cụ” đặc biệt để chấm dứt lạm phát
Mỹ vẫn đang phải chịu sức ép lớn từ việc giá cả tăng lên, theo thông tin từ một số dữ liệu kinh tế mới đây. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nền kinh tế lớn nhất toàn cầu lại đang có những lợi thế đặc biệt để có thể chấm dứt lạm phát.Lần thứ 3 liên tiếp Fed tăng lãi suất 75 điểm cơ bản, tỏ rõ quyết tâm kiềm chế lạm phát
Tại cuộc họp 21/9, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chính thức thông báo tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, đúng như kỳ vọng của thị trường. Ngoài ra, Fed cũng tỏ rõ sự quyết tâm sẽ duy trì siết chặt chính sách tiền tệ để có thể ghìm cương lạm phát.Thị trường biến động mạnh vì lạm phát, nhà đầu tư cũng không còn nơi trú ẩn sinh lời
Các nhà đầu tư đã mất đi công cụ phòng vệ đáng tin trong thời gian qua khi giá hàng hóa sụt giảm. Trong bối cảnh lạm phát lõi tăng cao, không có một loại tài sản lớn nào có thể bảo vệ được cho giới đầu tư.Khảo sát tại một số chợ dân sinh, giá bán thịt lợn đang dao động mức 100.000 – 170.000 đồng/kg tùy loại; Giá thịt bò từ 200.000 – 320.000 đồng/kg tùy loại; Giá thịt gà lông vẫn ở mức 130.000 – 140.000 đồng/kg, gà mổ sẵn bán từ 80.000 – 95.000 đồng/kg; Các loại hải sản như tôm tuy có giảm nhẹ nhưng đều trên 200.000 đồng/kg.
Tương tự với giá các loại rau củ quả cũng được các tiểu thương tại những khu chợ Hà Nội giữ giá bằng nhiều lý do như thu hoạch khó khăn, thời tiết bất lợi, cây trồng trái vụ,... Vì vậy cho tới nay, người tiêu dùng nếu chỉ cầm 100.000 đồng đi chợ thì cũng khó có thể đủ cho bữa ăn hai người.
Rau muống, rau ngót so với 3 tháng trước vẫn duy trì mức giá 8.000 – 10.000 đồng/mớ; cải bắp khoảng 20.000 đồng/kg; cải ngọt đương nhiên là 40.000 đồng/kg; xà lách, rau mùi, thì là, hành là ở mức 45.000 – 70.000 đồng/kg; giá khoai tây, cà chua, ớt… đều không dưới 20.000 đồng/kg.
Bà Hoa (trú tại Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ, không giống đợt cao điểm bùng dịch Covid - 19, mọi người thường đi chợ 1 lần cho cả tuần, hiện tại đã được đi chợ hàng ngày để đảm bảo thực phẩm còn tươi mới, cũng đỡ cảm giác “xót ruột” vì phải trả số tiền lớn khi mua đồ cho cả tuần.
“Cứ tưởng giá xăng giảm thì các loại hàng hóa khác cũng sẽ giảm theo. Thực tế cũng có giảm nhưng chẳng là bao, thậm chí nhiều loại hàng còn tăng thêm. Người bán cứ nói là lấy giá sao bán vậy, nhưng thực tế là có nguyên nhân khác cần phải làm rõ. Không thể để tình trạng giá cả sinh hoạt như hiện nay được vì nhiều gia đình thật sự rất khó khăn nếu muốn đảm bảo điều kiện sinh hoạt tốt” - Bà Hoa nói.
Nguyên liệu đắt thì giá bát phở không thể rẻ
Nhiều người dân Hà Nội vẫn nói, mấy tháng qua vẫn chưa dám đi ăn bát phở vì hiện tại đây là món ăn xa xỉ với mức giá cao. Cứ ngỡ đây là câu nói bông đùa nhưng thực tế là món ăn thông dụng và mang tính đặc sản này trong thời gian gần đây đã tăng giá khá mạnh, nhiều nơi bán bát phở bình dân với giá từ 50.000 - 60.000 đồng, chuyện này cũng không còn xa lạ gì với người dân Thủ đô.
Tại những con phố cổ Hà Nội, những hàng bún, phở nổi tiếng như Bát Đàn, Lý Quốc Sư, Đường Thành, Cầu Gỗ, Lò Đúc… khách hàng ghi nhận giá một bát bún, phở tối thiểu cũng từ 40.000 đồng, thậm chí lên tới cả trăm nghìn đồng/bát.
Nếu thực khác có yêu cầu riêng thì giá bát phở sẽ tăng theo mức tối thiểu này tùy lựa chọn như phở bò nước gầu gân, gầu vàng, tái lăn, tái bắp lõi rùa, phở xào hải sản, phở gà là đùi chặt, lườn lưng, bầu cánh, tràng trứng… chưa kể những thực khác còn có sở thích dùng thêm món đi kèm như trứng trần, quẩy, trà đá… Tại những khu ven đô, mỗi bát phở còn có giá cao hơn tùy vào cảm hứng của người bán hàng.
Chia sẻ về việc kinh doanh cửa hàng ăn uống của mình, chủ một quán phở trên phố Trần Xuân Soạn (Hai Bà Trưng, Hà Nội) nói rằng thực chất quán không muốn tăng giá để còn giữ khác, nhưng giá nguyên liệu làm phở lại không giảm. Vì vậy, dù đã cắt giảm tối đa nhưng cũng không thể bán một bát phở dưới 40.000 đồng.
“Khách ăn giảm dần dù thực tế giá một bát phở chỉ tăng khoảng 10.000 đồng so với đợt trước, nhưng đây cũng là vấn đề lớn với những khách ăn phở thường xuyên. Quán vẫn có thể giữ giá bán thấp hơn nhưng bát phở sẽ khá “lèo tèo”, như vậy thì chất lượng không được đảm bảo, khách sẽ không ủng hộ quán nữa. Giờ phải làm sao để giá nguyên liệu, thực phẩm chung giảm xuống thì dịch vụ ăn uống mới đảm bảo được chất lượng. Chứ giá thịt, trứng, mớ hành, quả ớt còn đắt thì bát phở làm sao rẻ được” - Chủ quán tâm sự.
Ngoài việc giá nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng lớn đến giá và chất lượng dịch vụ ngành ăn uống, nhưng nhiều chủ quan cho biết thêm, giá thuê mặt bằng, giá trông xe hay phí thuê người chuyển đồ (shipper) đều tăng cao. Những điều này tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của họ.
Khi giá xăng dầu đã giảm xuống mức thấp như hiện tại nhưng vẫn không kéo được giá hàng hóa, dịch vụ giảm theo chính là vấn đề lớn đối với các cơ quan quản lý nhà nước về chính sách kích cầu tiêu dùng trong xã hội, cũng như giải pháp tăng thêm thu nhập cho người dân.
Không thể để yếu tố giá thành ngày càng tăng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa và giảm sự phục hồi, khó tạo sức bật cho kinh tế quốc gia.