Thị trường mục tiêu là gì? Sự phân đoạn của thị trường mục tiêu
BÀI LIÊN QUAN
Vì sao phải đặt mục tiêu dài hạn? Làm cách nào để đạt được mục tiêu dài hạnĐịnh nghĩa MBO là gì? Quy trình quản trị mục tiêu MBOTầm quan trọng của khách hàng mục tiêu là gì?Tìm hiểu thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu hẳn là khái niệm quen thuộc với doanh nghiệp, nhất là đối với bộ phận marketing trong công ty. Vậy thị trường mục tiêu là gì?
Khái niệm thị trường mục tiêu là gì?
Thị trường mục tiêu là nhóm người tiêu dùng mà doanh nghiệp hướng tới để tiếp thị sản phẩm và hàng hóa. Nếu doanh nghiệp xác định rõ ràng mục tiêu việc đưa ra sản phẩm, với giá cả, xúc tiến thương mại, điều hướng phân phối là bốn yếu tố quyết định trong chiến lược Marketing Mix, quyết định sự thành công của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường, muốn đạt được mục tiêu phải xác định thị trường mục tiêu hiệu quả.
Đoạn thị trường mục tiêu là gì
Như phân tích chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của thị trường mục tiêu là gì. Đoạn thị trường cũng khá liên quan đến thị trường mục tiêu, vì sao phải phân đoạn thị trường mục tiêu. Bởi nó đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Đoạn thị trường mục tiêu là quá trình doanh nghiệp phân chia khách hàng của mình thành các nhóm khách hàng theo điểm chung, cùng sở thích và nhu cầu về một nhóm. Đó gọi là đoạn thị trường mục tiêu.
Thị trường mục tiêu các nhóm người chia thành các phân đoạn thị trường mục tiêu khác nhau dựa vào các yếu tố để người ta có thể phân đoạn thị trường mục tiêu. Nó còn gọi là phân khúc thị trường mục tiêu.
Các doanh nghiệp có thể phân khúc thị trường mục tiêu ra thành những phân khúc thị trường riêng biệt để có thể áp dụng phương pháp tiếp thị đánh trúng đối tượng khách hàng. Chẳng hạn như phân khúc về địa lý-địa điểm đất nước, khí hậu của thị trường mục tiêu.
Phân khúc thị trường mục tiêu là gì
Sự phân khúc về kinh tế xã hội và nhân khẩu học. Các sản phẩm thời trang, các doanh nghiệp kinh doanh về mặt hàng dịch vụ nghỉ dưỡng và các sản phẩm làm đẹp sẽ rất được ưa chuộng. Mặt hàng này đánh vào phân khung như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp gì, các quy mô thế hệ gia đình. Tùy theo các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp để tiếp thị vào phân khúc đó mang lại hiệu quả cao hơn.
Sự phân khúc về tâm lí người mua: đều có thái độ giống nhau, giá trị và lối sống tương đương.
Sự phân khúc liên quan đến sản phẩm: mối quan hệ đối với sản phẩm được bày bán.
Phân khúc về hành vi tiêu dùng: thường mua vào dịp nào, mức độ trung thành lâu dài với doanh nghiệp, lợi ích khi mua hàng và sử dụng sản phẩm.
Việc phân khúc thị trường này giúp công ty năm bắt những cơ hội phát triển, đây được gọi là phân đoạn thị trường mục tiêu. Một trong những việc quan trọng giúp doanh nghiệp công ty có chính sách ưu tiên phù hợp với thị trường mục tiêu mà công ty đã đặt ra.
Sự quan trọng của phân đoạn thị trường
Doanh nghiệp muốn phát triển cần đầu tư chú trọng vào việc tìm thương hiệu thị trường mục tiêu của công ty mình. Vì vậy phân đoạn thị trường là rất quan trọng.
Nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp là tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất để thu hút nhiều khách hàng. Để khách hàng đến với sản phẩm của công ty mình thì phân đoạn thị trường mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn để đưa ra chiến lược kinh doanh.
Khi đã có được một hệ thống phân đoạn thị trường rõ ràng, cụ thể thì việc thiết lập hệ thống sản xuất, hướng sản phẩm đến những khách hàng mục tiêu sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Một doanh nghiệp có đủ khả năng, đủ nguồn hàng đáp ứng thị trường. Việc phân đoạn thị trường giúp doanh nghiệp có khả năng sử dụng các yếu tố nguồn lực đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Ngoài ra nếu điều kiện khả năng cho phép, việc đáp ứng một số phân đoạn nào đó có thể không bằng đối thủ cạnh tranh.
Việc phân đoạn giúp doanh nghiệp chuẩn bị được các điều kiện tốt hơn trong việc nghiên cứu các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để chuẩn bị phương án ứng phó. Đây chính là cơ sở định vị và thiết lập chính sách marketing hiệu quả.
Vai trò thị trường mục tiêu là gì?
Thị trường mục tiêu góp phần quan trọng trong việc định hướng chiến lược phát triển của công ty. Nhiều doanh nghiệp đã phạm lỗi khi chỉ chú tâm đến sản xuất sản phẩm vì nghĩ rằng sản phẩm tốt, công ty uy tín chất lượng sẽ được mọi người tin tưởng. Tuy nhiên sự thật không phải như vậy, những doanh nghiệp khác cũng có những tiêu chí như vậy nhưng họ kết hợp cả những chiến lược kinh doanh và xác định thị trường mục tiêu.
Sản phẩm dù chất lượng tốt đến đâu thì nó cũng chỉ có lợi cho một nhóm người nhất định.
Khi thị trường mục tiêu được xác định cụ thể, bộ phận sản xuất có thể nhận định tính năng, tiện ích bổ sung khách hàng mong muốn và phát triển sản phẩm theo thị trường mục tiêu doanh nghiệp hướng tới.
Thị trường mục tiêu giúp kiểm soát kỳ vọng dễ dàng hơn và đem đến kết quả tốt đáp ứng đúng mong đợi. Doanh nghiệp có thị trường mục tiêu rõ ràng sẽ có con đường đi đúng đắn, hợp lí và hướng đến mục tiêu mình hướng tới.
Cách xác định thị trường mục tiêu
Các bước xác định thị trường mục tiêu
Lập danh sách khách hàng
Lập danh sách khách hàng có thể nói là bước đầu tiên để doanh nghiệp xác định thị trường mục tiêu của mình. Doanh nghiệp xác định thị trường mục tiêu của mình, tiếp theo ghi rõ đối tượng khách hàng muốn hướng tới, lập danh sách càng chi tiết phát triển doanh nghiệp càng tốt.
Nếu việc làm này từ đầu không cẩn thận và chi tiết thì bạn sẽ chẳng biết bắt đầu mục tiêu từ đâu. Bạn cần phải lập danh sách khách hàng chi tiết . Ví dụ như bạn chỉ lấy danh sách chung chung là phụ nữ thì thị trường mục tiêu bạn hướng đến khá rộng. Bạn thực hiện các chiến dịch sẽ rất khó khăn và dàn trải mang lại hiệu quả không tốt như mong đợi.
Tập trung danh sách khách hàng
Khi đã lập được danh sách khách hàng chi tiết bạn cần phải xác định sản phẩm bạn muốn bán là gì. Bạn phải lưu ý rằng bạn không thể cung ứng tất cả sản phẩm cho tất cả khách hàng cần mà bạn nên tập trung vào sản phẩm tốt nhất để đánh vào tâm lý.
Khi kinh doanh bạn nên nắm rõ các kiến thức như ngách thị trường không thuộc lĩnh vực kinh doanh. Ví dụ: bán lẻ quần áo, giày dép cùng một lĩnh vực kinh doanh, còn trang phục công sở cho nữ doanh nhân lại là một ngách thị trường. Bạn cần phân biệt rõ để biết được đâu là điểm mạnh, điểm yếu cần tập trung hướng tới.
Lắng nghe quan điểm khách hàng
Hãy đặt vị trí của bạn vào khách hàng để biết được người tiêu dùng cần gì và thấu hiểu đồng cảm với họ. Theo tâm lí người tiêu dùng họ sẽ sản xuất và cung ứng những thứ khách hàng có nhu cầu sử dụng chứ không phải thứ doanh nghiệp muốn bán. Vì vậy, hãy tiếp xúc với khách hàng để hiểu họ một cách tốt nhất.
Tổng hợp thông tin
Để có hướng đi tốt nhất phải tổng hợp thông tin chiến lược phù hợp với tầm nhìn lâu dài của công ty.
Đánh giá chất lượng
Bạn cần nhìn nhận và đánh giá lại sản phẩm của mình xem đã đáp ứng nhu cầu thị trường chưa nếu chưa phải xem xét tìm ra phương án mới.
Thăm dò cầu thị trường
Thăm dò cầu thị trường bằng nhiều cách khác nhau bằng cách sử dụng sản phẩm dùng thử, tổ chức họp báo đánh giá để thăm dò khách hàng.
Lời kết
Thị trường mục tiêu là rất quan trọng cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Vì vậy cần có chiến lược và mục tiêu phát triển lâu dài. Bài viết giải thích thị trường mục tiêu là gì và những yếu tố quan trọng. Cảm ơn đã đọc bài viết.