Sự khác biệt giữa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn? Mối liên hệ chặt chẽ giữa hai mục tiêu này
BÀI LIÊN QUAN
Mô tả chi tiết công việc của kỹ sư kết cấu? Triển vọng nghề nghiệp của vị trí nàyNên làm gì khi mất phương hướng nghề nghiệp trong xã hội hiện nay?Interior Design là gì? Cơ hội nghề nghiệp cho Interior designerTrong cuộc sống nếu muốn đạt được thành công thì bắt buộc phải đặt ra những mục tiêu cho bản thân, nhưng đây cũng không phải chuyện dễ dàng vì xác định được mục tiêu đã khó chỉ ra được đâu là mục tiêu ngắn hạn, đâu là mục tiêu dài hạn lại càng khó hơn. Bên cạnh đó, nếu như không xác định đúng mục tiêu ngắn hạn thì sẽ không thể hoàn thành mục tiêu dài hạn và ngược lại nếu không xác định đúng mục tiêu dài hạn thì các mục tiêu ngắn hạn cũng sẽ đi chệch quỹ đạo.
Mục tiêu ngắn hạn là gì?
Trong bất cứ lĩnh vực nào thì việc lập kế hoạch ngắn hạn đều phải hướng đến việc hoàn thành công việc nào đó ngay lập tức với khoảng thời gian ít hơn một năm. Mục tiêu ngắn hạn hướng đến những kỳ vọng trước mắt như phát triển sản phẩm mới, cải thiện dòng tiền ra vào của doanh nghiệp theo định kỳ... Đối với kế hoạch ngắn hạn thì tầm nhìn cũng rất quan trọng để có thể đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư muốn xem kết quả hoặc cải thiện lợi nhuận của công ty bạn để quyết định có đầu tư hay không. Chỉ khi mục tiêu ngắn hạn được cải thiện thì mới đảm bảo tài chính bổ sung cho các mục tiêu dài hạn.
Song, các mục tiêu ngắn hạn đều phải đảm bảo rằng kế hoạch ngắn hạn lập ra cũng tạo điều kiện để đạt được những thành tựu dài hạn. Ví dụ khi doanh nghiệp chuẩn bị tung ra một sản phẩm nào đó thì cần phải chuẩn bị kĩ lưỡng từ việc lên chiến lược quảng cáo, xây dựng video giới thiệu sản phẩm và buổi họp báo giới thiệu sản phẩm. Đây là những mục tiêu ngắn hạn để có thể hoàn thành mục tiêu dài hạn như bán được sản phẩm với số lượng lớn, quảng bá rộng rãi ra thị trường được nhiều người biết đến. Chỉ khi thực hiện tốt những mục tiêu ngắn thành công thì mới có thể duy trì được những mục tiêu dài hạn.
Mục tiêu dài hạn là gì?
Mục tiêu dài hạn sẽ tập trung vào việc đạt được các mục đích đã đặt ra trong tương lai. Phần lớn các doanh nghiệp đều muốn giải quyết được những vấn đề cho mục tiêu lâu dài của họ như bán được nhiều sản phẩm, phát triển sản phẩm một cách mạnh mẽ và được nhiều người biết đến trong tương lai. Nhiều người vẫn coi kế hoạch chiến lược của công ty là mục tiêu dài hạn.
Nhưng trên thực tế, mục tiêu dài hạn có phạm vi lớn hơn vì không chỉ hướng đến những điều sẽ đạt được mà còn phải đánh giá được các mối đe dọa mà công ty có thể phải đối mặt về các tình huống khủng hoảng có thể phát sinh. Bên cạnh đó, kế hoạch dài hạn còn tập trung vào việc phân tích các tình huống cạnh tranh của đối thủ, sản phẩm mới và sự thay đổi về phía nhà cung cấp,...
Mối quan hệ giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn là gì?
Mục tiêu là phần quan trọng nhất đối với mỗi người và cả một doanh nghiệp. Về cơ bản, một công ty khi lập kế hoạch ngắn hạn sẽ tạo động lực để thúc đẩy cả bộ máy tìm giải pháp phát triển bền vững. Đồng thời, trong một số trường hợp đặc biệt thì dựa vào mục tiêu ngắn hạn sẽ tạo ra thay đổi mạnh mẽ hoặc ngoài ý muốn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, chính từ những mục tiêu ngắn hạn này khi thực hiện sẽ thúc đẩy cả doanh nghiệp phát triển cho mục tiêu dài hạn một cách dễ dàng. Hay nói một cách dễ hiểu thì mục tiêu ngắn hạn sẽ là bước đệm góp phần đạt được mục tiêu dài hạn.
Sự khác biệt giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn?
Mục tiêu ngắn hạn được lập ra để thực hiện các mối quan tâm trước mắt của doanh nghiệp và kết quả được dự kiến sẽ hoàn thành trong vòng chưa đến một năm. Mặt khác, mục tiêu dài hạn sẽ thúc đẩy doanh nghiệp đi theo hướng chiến lược ổn định hơn cho tương lai với thời gian khoảng từ 3 năm trở lên, đây chính là sự khác biệt lớn nhất của mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
Tóm lại, đối với kế hoạch ngắn hạn thì công ty tập trung vào tình hình phổ biến trước mắt của doanh nghiệp, đặc biệt là về các vấn đề nội bộ như văn hoá, phát triển từng bộ phận, giải quyết khiếu nại của khách hàng, thay đổi phong cách... Do đó, cần vạch ra những kế hoạch để giảm thiểu các hành động rủi ro của mục tiêu ngắn hạn. Đối với các mục tiêu dài hạn thì doanh nghiệp cần quan tâm đến cả vấn đề bên ngoài và bên trong có thể có tác động đến doanh nghiệp. Những vấn đề bên ngoài thường thấy như là xã hội, xu hướng khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng kinh tế... Đây cũng là một điểm khác biệt lớn của mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn khi một bên sẽ có tính bao quát hơn một bên có tính đơn giản hơn./
7 mẹo tăng khả năng đạt mục tiêu của bản thân
Đức tính chăm chỉ sẽ luôn là yếu tố quan trọng giúp bạn đi đến thành công, nhưng nêú bạn không biết rõ đích đến là gì thì sự chăm chỉ cũng chưa chắc đã có thể giúp ích cho bạn. Vì thế hãy cũng lập ra danh sách các mục tiêu ngắn hạn – dài hạn, những mục tiêu đó cần đáp ứng những tiêu chí sau đây:
1. Đích đến rõ ràng
Ai cũng nói “Tôi muốn trở nên thành công” – nhưng thành công có vẻ là thứ rất mơ hồ và ai cũng muốn có. Vậy bạn định nghĩa thành công là như thế nào? Thành công của người này có thể là trở thành CEO của một tập đoàn lớn, thành công của người khác lại đơn giản chỉ là được trở về nhà cùng gia đình quây quần lúc 6h tối. Vì thế hãy thử nghĩ xem thành công với bạn cụ thể là gì.
2. Thời gian hợp lí
Mục tiêu nào cũng cần thời gian để chuẩn bị và tiến hành, vì thế hãy suy nghĩ rằng với mục tiêu đó thì bạn cần đạt được lúc nào và mất bao nhiêu lâu cố gắng để đạt được chúng. Bên cạnh đó, mục tiêu của bạn cũng nên được xây dựng dựa trên quĩ thời gian mà bạn có, không nên thiết kế mục tiêu quá khó hoặc quá dễ trong quĩ thời gian cho phép của bạn.
3. Đừng tiêu cực
Mục tiêu nên là điều bạn muốn có thay vì chỉ là sự chaỵ trốn khỏi thực tại khó khăn. Vì vậy hãy xác định mục tiêu bằng cách nói với bản thân những điều tích cực, ví dụ “Tôi muốn cải thiện kĩ năng và phát triển bản thân trong 4 năm tới nên tôi đã xin nhảy sang một công việc tốt hơn” thay vì “Tôi không muốn bị mắc kẹt trong công việc chán ngắt này thêm 4 năm nữa nên tôi nhảy việc”.
4. Hãy thực tế
Mục tiêu dài hạn của bạn cần được thiết lập dựa trên sự phù hợp với những năng lực và kĩ năng mà bạn đang có, đừng đưa ra những mục tiêu mơ hồ và quá xa tầm với như “Tôi muốn có giải Grammy” trong khi bạn chẳng thể hát hay chơi bất kì nhạc cụ nào.
5. Hãy linh hoạt
Đừng vội vã bỏ cuộc khi gặp bất kì trở ngại nào trên hành trình chinh phục mục tiêu. Thay vào đó đôi khi hãy thay đổi mục tiêu cuả bạn sao cho phù hợp. Ví dụ như bạn không có đủ tài chính để chi trả cho suốt 4 năm Đại học nên bạn cần duy trì công việc hiện tại để mưu sinh, vậy bạn có thể đăng kí học tại chức vì thời gian linh hoạt hơn vẫn cho phép bạn vừa học vừa làm. Đôi khi sự linh hoạt cũng thể hiện ở chỗ bạn chấp nhận thay đổi mục tiêu của mình khi nó không còn phù hợp nữa và dành sức lực để theo đuổi những thứ khác có ý nghĩa hơn.
6. Kĩ thuật bẻ nhỏ
Hãy bẻ nhỏ mục tiêu dài hạn của bạn thành những bước đi ngắn. Những bước đi ngắn sẽ dễ bắt đầu hơn và cũng dễ nhìn thấy thành quả hơn khiến bạn có nhiều động lực để tiếp tục.
7.Ghép đôi mục tiêu – hành động
Ví dụ nếu mục tiêu của bạn là trở thành nhà văn, hãy đăng kí một khoá học viết ngay tuần này để khởi động.
Làm thế nào để xác định được mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn
Chúng tôi đưa cho bạn lời khuyên tích cực là nên ghi ra tất cả những mục tiêu của bạn theo từng khoảng thời gian nhất định để nhắc nhở mình và tạo thành thói quen sống có mục tiêu và định hướng cụ thể. Mỗi ngày, bạn hãy cho mình ít nhất 3 đến 5 mục tiêu ngắn hạn phải hoàn thành, sau đó đặt mục tiêu nhiều hơn phải hoàn thành trong tuần này, trong tháng này và các tháng sau. Dần dần khi thói quen này lặp lại, bạn sẽ hình thành nên những tư duy suy nghĩ khác nhau và nó góp phần giúp bạn tìm ra được một mục tiêu dài hạn cụ thể hơn.