meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường chứng khoán Việt Nam chịu áp lực giải chấp "đè nặng"

Thứ năm, 17/11/2022-09:11
Mặc dù VN-Index đã chiết khấu khá sâu so với thời điểm đầu năm, thậm chí có thời điểm lùi sát về mốc 900 điểm. Tuy nhiên áp lực "call margin" vẫn đang đè nặng lên tâm lý toàn thị trường.

Ông Tiến tự nhận là nhà đầu tư trung thành của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) và chia sẻ từng thắng lớn khi cổ phiếu này lên đỉnh gần 100 nghìn đồng vào hồi giữa năm ngoái. Theo đó, nhà đầu tư này đã liên tục rót thêm tiền vào tài khoản để gom cổ phiếu này khi giá về dưới 40.000 đồng, bởi nhà đầu tư này cho rằng "đây là cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt". Dù vậy, thị giá của cổ phiếu ngành bất động sản này đã tiếp tục trượt dài, qua đó đẩy những nhà đầu tư như ông Tiến vào tình thế rất khó khăn.

Không quá khó hiểu với đà giảm của nhóm cổ phiếu bất động sản khi làn sóng "call margin" của loạt lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chưa có hồi kết trong bối cảnh nhiều cổ phiếu đã mất giá trên 50%, thậm chí là 70-80% từ đỉnh. Điều này do các doanh nghiệp bất động sản đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ việc siết chặt thị trường trái phiếu và room tín dụng ngân hàng, đến nay càng chật vật để xoay tiền cân nguồn vay từ các công ty chứng khoán.


Thị giá cổ phiếu nhóm bất động sản tiếp tục trượt dài, đẩy những nhà đầu tư vào tình thế rất khó khăn
Thị giá cổ phiếu nhóm bất động sản tiếp tục trượt dài, đẩy những nhà đầu tư vào tình thế rất khó khăn

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng cổ phiếu bất động sản chỉ là một yếu tố tác động đến đà giảm của chứng khoán Việt Nam bởi dòng tiền trên thị trường vốn thường hoạt động theo nguyên lý "bình thông nhau" khi trong cùng một danh mục sử dụng margin có nhiều cổ phiếu giảm mạnh thì danh mục đó sẽ phải đối mặt với rủi ro bán giải chấp, và khi không bán được cổ phiếu này thì sẽ phải bán cổ phiếu khác để đảm bảo tỷ lệ, hay còn được gọi là call margin chéo.

Chẳng hạn như phiên ngày 15/11, nhóm cổ phiếu bất động sản tiếp tục trong tình trạng nằm sàn, trắng bên mua, kéo theo những nhóm cổ phiếu khác như ngân hàng, chứng khoán, dầu khí, thép, năng lượng... cũng bị vạ lây, áp lực bán dâng cao và phải nằm sàn theo. Diễn biến này đã đẩy VN-Index lùi xuống mốc 911,9 điểm, tương ứng giảm 39% so với hồi đầu năm, đồng thời là chỉ số giảm mạnh nhất trên thế giới. Hàng loạt cổ phiếu hiện tại đã ghi nhận thị giá giảm trên 50%, kể cả các cổ phiếu trong rổ chỉ số VN30, thậm chí có nhà đầu tư âm đến 90% tài sản, buộc phải bán đi những tài sản khác để cứu lấy danh mục chứng khoán của mình.

Tình trạng bán tháo diễn ra trong 6 tuần liên tiếp đã khiến tâm lý nhà đầu tư ngày càng tiêu cực, trong khi bên cầm tiền tiếp tục chờ đợi giá giảm thêm dù đa số cổ phiếu được đánh giá là hấp dẫn. Bên cạnh đó, dòng tiền trên thị trường còn phải cạnh tranh trực tiếp với lãi suất gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Theo đó, dẫn đến thanh khoản bình quân toàn thị trường kể từ đầu tháng 11 đến nay chỉ còn 11.500 tỷ đồng/phiên, bằng 1/3 so với giai đoạn đầu năm 2022.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bên cạnh yếu tố thanh khoản, số lượng tài khoản mới giảm sâu cũng là một tín hiệu cho thấy sức hút của thị trường chứng khoán đã hạ nhiệt đáng kể. Tính riêng trong tháng 10, thị trường chứng khoán chỉ đón hơn 96.290 tài khoản mới của nhà đầu tư cá nhân trong nước gia nhập, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021.

Trong khi đó, động thái mua ròng của khối ngoại có lẽ là điểm sáng nổi bật nhất cũng như là yếu tố hỗ trợ đáng kể cho thị trường thời điểm này khi ghi nhận chuỗi mua ròng 7 phiên liên tục, 4 phiên gần nhất quy mô tăng mạnh lên trên 1.000 tỷ đồng.

Nguyên nhân nào khiến chứng khoán Việt Nam diễn biến tiêu cực thời gian qua?

Có nhiều nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm mạnh và diễn biến tiêu cực trong thời gian qua bất chấp những con số tăng trưởng vĩ mô tích cực nhưng theo TS. Cấn Văn Lực cho rằng một trong số những nguyên nhân đó là áp lực giải chấp.

Dựa trên số liệu của Fiinpro, ông Lực cho biết dư nợ cho vay ký quỹ của các công ty chứng khoán tính đến cuối quý 3/2022 ở mức 165.000 tỷ đồng, mặc dù con số này giảm 18% so với cuối năm 2021, nhưng đây vẫn là mức khá cao so với giai đoạn trước năm 2019.

TS. Cấn Văn Lực nhận định: "Với lãi suất tăng, nghĩa vụ trả nợ tăng, giá cổ phiếu giảm mạnh, một số nhà đầu tư sở hữu nhiều cổ phiếu đã phải bán giải chấp để bù đắp lại phần sụt giảm của giá cổ phiếu dùng thế chấp cho các khoản vay ký quỹ, cũng là để hạ tỷ lệ nợ về mức an toàn theo quy định".


Nếu không có hỗ trợ kịp thời, trong tháng tới thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục chịu nhiều áp lực
Nếu không có hỗ trợ kịp thời, trong tháng tới thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục chịu nhiều áp lực

Cùng quan điểm, SGI Capital cho rằng, nếu không có những hỗ trợ kịp thời, thị trường chứng khoán trong tháng tới vẫn sẽ tiếp tục chịu áp lực do dòng tiền hạn chế từ áp lực đáo hạn trái phiếu, "làn sóng" call margin cùng triển vọng tăng trưởng xấu đi.

Đồng thời quỹ này nhấn mạnh, điểm mấu chốt là khi nào Ngân hàng Nhà nước cùng Chính phủ có những thay đổi trong chính sách tiền tệ để hỗ trợ thanh khoản hệ thống, ổn định lãi suất và tỷ giá, lấy lại niềm tin trong thị trường trái phiếu cũng như thị trường tài chính nói chung.

Trước bối cảnh hiện tại, VNDirect khuyến nghị nhà đầu tư nên bình tĩnh, tránh bán tháo cổ phiếu bằng mọi giá do P/E (hệ số giá trên lợi nhuận của 1 cổ phiếu) của VN-Index đã về dưới 10 lần, thấp nhất kể từ năm 2021. Tỷ lệ giá trên sổ sách (P/B) của nhiều cổ phiếu doanh nghiệp đã xuống mức 0,7-0,8 lần, trong khi đó bức tranh kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong quý 3 và quý 4/2022 lại không quá tệ như những diễn biến trên thị trường chứng khoán thời gian gần đây. Do đó, nhóm phân tích VNDirect kỳ vọng thị trường sẽ phân hóa lớn và có những dòng cổ phiếu tạo đáy trước.

Còn theo SHS, nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng thấp, chờ đợi thị trường chung ổn định trở lại. Có thể xem xét, cơ cấu lại danh mục theo dõi đầu tư. Đồng thời, ưu tiên các mã cơ bản tốt, chiếm tỷ trọng tiền mặt cao, các mã ít chịu ảnh hưởng từ diễn biến của tình hình trái phiếu doanh nghiệp hiện nay.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Tin mới cập nhật

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

11 giờ trước

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

11 giờ trước

Loạt cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước cần biết, trong đó có hạn chế sử dụng wifi công cộng khi giao dịch

17 giờ trước

Ninh Bình - Hải Phòng "bắt tay" phát triển cao tốc mới trị giá 7.000 tỷ đồng

17 giờ trước

Chung cư mở mới tại Hà Nội đã có giá vượt 80 triệu đồng/m2

17 giờ trước