Thị trường chứng khoán hôm nay 16/3: VN-Index tăng phiên thứ 2 liên tiếp giữa lúc thanh khoản trầm lắng
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 15/3: Nhiều cổ phiếu hồi phục mạnh, VN-Index tăng hơn 6 điểmThị trường chứng khoán hôm nay 14/3: Nhóm hàng hóa bị bán sàn hàng loạt, VN-Index "bốc hơi" hơn 20 điểmThị trường chứng khoán hôm nay 11/3: Áp lực bán gia tăng, VN Index "bốc hơi" gần 13 điểmVN-Index tăng gần 7 điểm
Phiên 16/3 tiếp tục là phiên hồi phục tốt của VN-Index khi chỉ số ghi nhận sắc xanh trong toàn bộ thời gian giao dịch. Tuy nhiên, sự phân hoá xảy ra trên hầu hết các nhóm ngành khiến thị trường chưa thể bứt phá mạnh, kèm theo đó là việc dòng tiền chưa sẵn sàng nhập cuộc dẫn tới thanh khoản giảm sút mạnh.
Chốt phiên, VN-Index tăng 6,59 điểm (+0,45%), lên 1.459,33 điểm với 272 mã tăng (18 mã trần), nhiều hơn so với 150 mã giảm (2 mã sàn) và 71 mã tham chiếu. Tổng khối lượng giao dịch đạt 642,2 triệu đơn vị, giá trị 18.743,7 tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ 7/2, giảm 7,6% về khối lượng và 13,8% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 79,6 triệu đơn vị, giá trị 2.285,2 tỷ đồng, chủ yếu đến từ gần 47 triệu cổ phiếu LPB, giá trị 1.051,7 tỷ đồng đầu phiên chiều.
HNX-Index tăng 2,66 điểm (+0,6%), lên 446,18 điểm với 150 mã tăng và 94 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 83,1 triệu đơn vị, giá trị 2.336,6 tỷ đồng, giảm 17,8% về giá trị và 20% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,5 triệu đơn vị, giá trị 109 tỷ đồng.
UPCoM tiếp tục giằng co trong biên độ hẹp trong phiên chiều. Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,48 điểm (+0,42%), lên 116,04 điểm với 238 mã tăng (26 mã trần), trong khi có 111 mã giảm (chỉ có 9 mã sàn). Tổng khối lượng giao dịch đạt 54 triệu đơn vị, giá trị 1.188,5 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 8,6 triệu đơn vị, giá trị 205,6 tỷ đồng.
Thị trường giao dịch tích cực tại nhóm cổ phiếu bluechips
Trong nhóm ngân hàng, VCB nới đà tăng khi đóng cửa ở mức 82.500 đồng, tăng 1,7%, khớp 1 triệu đơn vị, mức tăng lớn thứ 2 của nhóm, chỉ sau VIB tăng 1,8% lên 44.050 đồng, khớp hơn 1 triệu đơn vị.
MBB tăng 1,6% lên 32.100 đồng, khớp 11,2 triệu đơn vị, cao nhất nhóm. TCB tăng 0,9% lên 49.050 đồng, khớp 4,5 triệu đơn vị. OCB và EIB cùng tăng 1,2% lên 26.050 đồng và 37.450 đồng. Các mã khác như STB, LPB, SHB, CTG, SSB tăng khiêm tốn, trong đó STB có thanh khoản đứng sau MBB với 11,15 triệu đơn vị. LPB khớp 9,7 triệu đơn vị.
Ở chiều ngược lại, BID là mã giảm mạnh nhất 1,2% xuống 41.600 đồng, các mã khác như TPB, VPB và HDB chỉ giảm nhẹ không đáng kể, ACB và MSB đứng giá tham chiếu.
Có phần tương tự, đa số cổ phiếu chứng khoán tăng điểm, trong đó SSI tăng 1,15%, VCI tăng 0,86%, HCM tăng 0,57%, FTS tăng 0,4%, VIX tăng 0,23%. Trái lại, VND giảm 0,15%, ORS giảm 1,27%, BSI giảm 0,25%.
Với cổ phiếu bất động sản, sắc xanh và sắc đỏ đan xen, trong đó bộ đôi VHM và VIC tiếp tục gây thất vọng dù mức giảm đều chưa tới 0,5%. DIG, PDR, KBC, VPI, SJS... đều giảm nhẹ. Trong khi đó, NVL tăng 1,04%, BCM tăng 2,07%, KDH tăng 1,2%, DXG tăng 3,61%, HDG tăng 3,32%...
Nhóm thép tích cực hơn khi toàn bộ có sắc xanh, trong đó mã đầu ngành HPG là mã tăng kém nhất khi chốt phiên chỉ có mức tăng khiêm tốn 0,1% lên 46.200 đồng. NKG cũng chỉ tăng 0,2% lên 46.600 đồng, HSG chỉ tăng 0,4% lên 37.350 đồng.
Nhóm dầu khí, GAS trở lại nới đà tăng so với phiên sáng khi đóng cửa tăng 1,1% lên 109.200 đồng, trong khi PVD vẫn giảm 1,5% xuống 35.450 đồng.
Nhóm FLC cũng tăng khá tốt hôm nay khi gần như đều có sắc xanh, trong đó tăng mạnh nhất là AMD tăng 4,9% lên 6.870 đồng, ROS tăng 2,9% lên 8.210 đồng, FLC tăng 2% lên 12.800 đồng, HAI tăng 1,8% lên 6.370 đồng, ngoại trừ GAB cùng nhà nhưng không theo anh em.
Nhóm Louis trong khi TGG tăng trần, thì AGM lại giảm kịch sàn xuống 57.700 đồng.
Cổ phiếu hàng không giao dịch tiêu cực khi VJC và HVN lần lượt mất đi 0,68% và 1,72% giá trị.
Số kịch trần hôm nay tuy nhiều nhưng cũng không mang tính đại diện, do dòng vốn đổ vào các mã cụ thể. Những cổ phiếu hút dòng tiền rất tốt và giá kịch trần có thể kể tới ASM với 230 tỷ đồng thanh khoản, FRT với 153,9 tỷ, IDI với 145,8 tỷ, APH với 316,2 tỷ...
Sự thận trọng trong thanh khoản có thể sẽ vẫn tiếp tục cho tới cuối tuần này, khi ngày mai hợp đồng tương lai chỉ số VN30 kỳ hạn tháng 3 sẽ kết thúc, đồng thời FED họp bàn kế hoạch tăng lãi suất. Thứ Sáu là thời điểm các quỹ ETF tái cơ cấu. Dù vậy việc cổ phiếu vẫn tăng giá vượt trội so với chỉ số là do dòng tiền hoạt động theo nhóm ngành.
Khối ngoại duy trì bán ròng hơn 300 tỷ trên toàn thị trường
Giao dịch khối ngoại là điểm trừ khi họ bán ròng hơn 300 tỷ đồng trên toàn thị trường, lực bán tập trung chủ yếu vào VIC, VHM, LPB, HPG... Cụ thể:
Trên HoSE, khối ngoại phiên hôm nay tiếp tục bán ròng với gần 8 triệu cổ phiếu, giá trị bán ròng ghi nhận xấp xỉ 300 tỷ đồng. Trong đó,VIC hôm nay vẫn là cổ phiếu chịu áp lực bán ròng mạnh nhất của khối ngoại khi bán ròng với giá trị 115 tỷ đồng. Xếp tiếp theo danh sách bán ròng còn có các VHM (74 tỷ đồng), LPB (73 tỷ đồng), HPG (72 tỷ đồng), HDB (27 tỷ đồng)
Ngược lại, khối ngoại đẩy mạnh mua ròng 49 tỷ đồng cổ phiếu STB đồng thời cũng mua ròng VNM với 37 tỷ đồng, ngoài ra PNJ và TNH cũng được mua ròng lần lượt 27 tỷ đồng và 18 tỷ đồng.
Trên HNX, khối ngoại giao dịch ghi nhận bán ròng nhẹ hơn 5 tỷ đồng. Tại chiều bán, THD và NTP hôm nay bị khối ngoại bán ròng mỗi cổ phiếu khoảng 2 tỷ đồng, bên cạnh SCI và PVS bị bán ròng lần lượt là 2 tỷ đồng và 0,7 tỷ đồng.
Ngược lại, PVI hôm nay được khối ngoại mua ròng 0,7 tỷ đồng, ngoài ra LUT, GIC, PSD, CTC cũng được mua ròng trong phiên hôm nay.
Trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng với giá trị ghi nhận gần 3 tỷ đồng. Cổ phiếu VTP hôm nay được khối ngoại mua ròng 4 tỷ đồng. Danh sách mua ròng còn có MCH, MML, LTG, ACG...
Ngược chiều, QNS hôm nay bị khối ngoại bán ròng khoảng 5 tỷ đồng; ngoài ra họ cũng bán ròng tại ACV, CSI, BSR, KLB...